Một số khuyến nghị

Một phần của tài liệu Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 98)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.6.Một số khuyến nghị

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, ranh giới quốc gia có một phần nào đó bị xóa nhòa trong một số học sinh THPT trên địa bàn thủ đô Hà Nội hiện nay khi mà rất nhiều học sinh có xu hướng đi du học. Trong số đó có nhiều học sinh đã ở lại nước ngoài làm việc và ít nhiều có sự so sánh Việt Nam với

các nước phát triển trên giới. Từ đó tình cảm và trách nhiệm công dân của các em đối với đất nước có nhiều thay đổi. Vậy làm thế nào để các em sau này khi đã thành đạt rồi, sống ở bất cứ nơi nào trên thế giới đều hướng về Việt Nam và muốn góp một chút công sức để báo ơn đất nước. Điều này chỉ có thể làm được khi chúng ta giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho các em ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Vì thế Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh THPT là mô ̣t nhiê ̣m vu ̣ hết sức quan tro ̣ng , cơ bản, lâu dài trong giáo du ̣c đa ̣o đức cho ho ̣c sinh hiê ̣n nay.

Trước những biến đô ̣ng về tình hình trong nước và quốc tế, những vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh thổ , biển đảo, âm mưu xâm lấn của các thế lực nước ngoài đối với Trường Sa, Hoàng Sa. Vì vậy việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước đối với ho ̣c sinhTHPT phải được cu ̣ thể hóa thô ng qua các bài giảng về văn ho ̣c, đi ̣a lý, lịch sử, GDCD để khẳng đi ̣nh về chủ quyền lãnh thổ của đất nước trong nhâ ̣n thức của ho ̣c sinh.

Bên cạnh đó nhà trường, gia đình và toàn xã hôi phải làm tốt các công tác định hướng chủ ng hĩa yêu nước trong học sinh , ngăn ngừa những biểu hiê ̣n thái quá; định hướng cho học sinh thủ đô phải là lực lượng tiêu biểu của cả nước thể hiện tinh thần của người công dân mẫu mực trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Tiểu kết chƣơng 2

Thủ đô Hà Nội là một trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế lớn của cả nước, là đầu tàu trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhân dân thủ đô có lòng yêu nước nồng nàn, có truyền thống đấu tranh bất khuất, có tinh thần hiếu học từ xa xưa. Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, nhân dân thủ đô đã và đang phát huy những giá trị truyền thống quý báu của mình cũng như truyền thống văn hóa của dân tộc, đang chuyển mình cùng với đất nước vươn tới trình độ phát triển văn minh, hiện đại. Góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng thành công CNXH của đất nước.

Cùng với những thành công trong đổi mới cơ cấu kinh tế, giữ vững ổn định chính trị và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Thủ đô Hà Nội cũng đã đạt được những thành tựu to lớn trong lĩnh vực giáo dục, trong số những thành tựu đó có thành tựu giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh THPT. Tuy nền giáo dục XHCN còn non trẻ, thủ đô Hà Nội luôn coi trọng công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước, coi đó là một nhiệm vụ chính trị quan trọng trong giáo dục ý thức công dân tiêu biểu trong sự nghiệp giáo dục con người. Chăm lo đào tạo cho thế hệ trẻ trở thành người lao động có học vấn và năng lực sáng tạo, thành những người công dân ưu tú góp phần vào sự nghiệp đổi mới của đất nước.

Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội đang chủ động và nỗ lực giải quyết những mâu thuẫn trong ngành giáo dục, mà nổi bật nhất là khắc phục những hạn chế và thiếu sót trong vấn đề giáo dục chủ nghĩa yêu nước, giáo dục đạo đức cho học sinh, tạo ra sự phát triển giáo dục có chất lượng cao, cả về mặt kiến thức và ý thức rèn luyện đạo đức của học sinh. Tạo ra nguồn nhân lực vừa “có đức, có tài”, nhằm đáp ứng nhu cầu lao động trong xã hội mới. Sở GD & ĐT Hà Nội phối kết hợp với các ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội, tìm hiểu rõ những nguyên nhân, tác động và ảnh hưởng tới đạo đức, tới lý tưởng sống của học sinh. Để từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực nhất, khả thi nhất, nhằm giáo dục thế hệ trẻ trở thành người lao động “vừa hồng, vừa chuyên” trong thời kỳ đổi mới toàn diện của đất nước.

KẾT LUẬN

Trong sự nghiệp đấu tranh chống quân xâm lược và trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN hiện nay. Đảng và nhà nước ta luôn luôn xác định chiến lược giáo dục là “quốc sách hàng đầu”. Ngày nay, giáo dục chủ nghĩa yêu nước cần được quan tâm hơn bao giờ hết, tình trạng suy thoái và xuống cấp đạo đức của học sinh, sinh viên đáng báo động, rất nhiều học sinh THPT sống mờ nhạt về lý tưởng sống, thờ ơ trước vận mệnh của đất nước, vô cảm với trước những mất mát của cộng đồng, đề cao lối sống thực dụng, ích kỷ chỉ biết đến bản thân mình. Vì vậy cần chú trọng và nhân rộng công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh THPT thủ đô.

Chương 1; Luận văn đã nêu lên được khái niệm yêu nước và chủ nghĩa yêu nước và vai trò, tầm quan trọng của giáo dục chủ nghĩa yêu nước đối với sự hình thành, phát triển nhân cách của con người cũng như sự phát triển xã hội. Tác giả đã phân tích những đặc điểm tâm - sinh lý và xã hội của học sinh trung học phổ thông. Luận văn đã nêu được vai trò và tầm quan trọng của nhà trường trung học phổ thông trong việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước, sự hình thành và phát triển nhân cách cho các em để các em trở thành những người công dân tốt sống có ích. Thông qua việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước giúp cho học sinh có niềm tin vào cuộc sống vào sự nghiệp cách mạng và công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Từ đó, các em sẽ xây dựng cho mình quan điểm đúng đắn, những lý tưởng cao đẹp để thực hiện trong cuộc sống. Bên cạnh đó, tác giả đã nêu lên những nội dung cơ bản của nhà trường THPT trong quá trình giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh. Giáo dục cho các em có ý thức tổ chức, kỷ luật, ý thức lao động và học tập tự giác sáng tạo, giáo dục cho học sinh có tình yêu đối với quê hương đất nước, biết sống đẹp, có ích, có lý tưởng sống. Ngoài ra, luận văn cũng nêu lên một số yêu cầu trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh trung học phổ thông.

Ở chương 2; Qua khảo sát thực tế ở một số trường trung học phổ thông trên địa bàn thủ đô Hà Nội hiện nay, luận văn đã nêu lên được thực trạng và công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Tác giả cũng đã phân tích những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Bên cạnh đó, luận văn đã nêu lên được những điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, phong tục tập quán làm ảnh hưởng không nhỏ đến giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh. Từ đó, tác giả đã đưa ra được hệ thống những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh trung học phổ thông của thủ đô Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.

- Nâng cao nhận thức, đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục chủ nghĩa yêu nước..

- Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh.

Với tất cả những gì đã trình bày, tác giả mong muốn góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh các trường THPT trên địa bàn thủ đô Hà Nội hiện nay nhằm trang bị cho các em nhận thức đúng, những tình cảm trong sáng và những hành vi yêu nước phù hợp để các em đóng góp sức mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Tuyết Bảo (2001), Giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện đổi mới hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

2. Nguyễn Thị Bình (1998), “Bài phát biểu tại hội thảo nghiên cứu phát triển tự học - tự đào tạo”, Nghiên cứu giáo dục, (số 02).

3. C. Mác và Ph. Ăng ghen (1995), Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứVII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội.

7. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứVIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện hội nghị lần thứ năm BCH TƯ Khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng cộng sản Việt Nam (2000), Các nghị quyết của Trung ương Đảng (1996 - 2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứIX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập.9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đại Việt sử ký toàn thư. T.2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1993.

13. Phạm Văn Đồng (1970), Công tác giáo dục và người thầy xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội.

14. Phạm Văn Đồng (1993), Hồ Chí Minh và con người Việt Nam trên con đường dân giàu, nước mạnh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội

15. Trần Kỳ Đồng (2004), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân và việc xây dựng Nhà nước đó ở Việt Nam hịên nay”,

Triết học, (số 05), tr.16-21. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

16. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị truyền thống của dân tộc của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà nội

17. Võ Nguyên Giáp (chủ biên) (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia.

18. Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (2001), Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Lê Mậu Hãn (2001), Sức mạnh dân tộc của cách mạng Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội .

21. Nguyễn Hùng Hậu (2008), Từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống đến chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (2003), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Hội đồng chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam: Từ điển bách khoa Việt Nam, Tập 1, Nxb. Từ điển bách khoa, HN.2005.

24. Hội đồng chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam: Từ điển bách khoa Việt Nam, Tập 4, Nxb. Từ điển bách khoa, HN.2005

25. Bùi Quang Huy (2004), “Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho thanh niên”, Thanh niên, (số 11).

26. Đặng Xuân Kỳ (2004), Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

27. Đặng Xuân Kỳ (chủ biên) (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hoá và con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Đinh Xuân Lâm - Bùi Đình Phong (2001), Hồ Chí Minh và văn hoá đổi mới, Nxb Lao động, Hà Nội.

29. Đinh Xuân Lâm (2005), Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 37, Nxb Tiến bộ, Mát xcơva.

31.Nguyễn Bá Linh (1991), “Sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc với giải phóng xã hội trong đường lối cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Lịch sử Đảng (số 01), Tr.3 - 7.

32. Luật giáo dục (2006), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33. Hồ Chí Minh (1960), Nói chuyện về nhiệm vụ giáo dục thiếu niên nhi đồng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

34.Hồ Chí Minh, Tuyển tập, T.1, Nxb Sự thật, Hà Nội 1980.

35.Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 36.Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 37.Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 38.Hồ Chí Minh.Tuyển tập, Tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

39. Lương Ngọc (1992), Giáo dục truyền thống cho thanh niên, Nxb Thanh Niên , Hà Nội

40. Trần Quy Nhơn, Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò thanh niên trong cách mạng Việt Nam, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.

41. Bùi Đình Phong (2008), Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh thời kỳ mở cửa, hội nhập quốc tế, Đề tài khoa học cấp bộ, mã số B08 - 02, Hà Nội.

42. Nguyễn Văn Sáu (2005), Nghiên cứu giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới, Nxb Lý luận chính trị Hà Nội.

43.Nguyễn Sỹ Quyết Tâm (2007), “Giáo dục tinh thần yêu nước Xã hội chủ nghĩa cho thanh niên học sinh trong giai đoạn hiện nay”, Phát triển nhân lực,

44. Nguyễn Sỹ Quyết Tâm (2007), “Một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn giáo dục tinh thần yêu nước Xã hội chủ nghĩa cho học sinh THPT ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”, Phát triển nhân lực, (03), tr.41 – 46.

45.Lê Sĩ Thắng. Góp phần tìm hiểu Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1997

46. Từ điển triết học, Nxb Tiến bô ̣, M.1975, Tiếng Việt.

47. Nguyễn Mạnh Tường (2001), Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

48. Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam (1971), Lịch sử Việt Nam, tập1, Nxb KHXH, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Kết quả xếp loại hạnh kiểm và học lực của một số trƣờng THPT trên địa bàn thủ đô Hà Nội (2010 -2011)

TT Tên trƣờng Tổng

số

Hạnh kiểm Học lực

Tốt Khá Trung bình Yếu Tốt Khá Trung bình Yếu kém

SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 HN-AMS 1639 1622 99 17 1 0 0 0 0 142 4 86.9 211 12.9 4 0.2 0 0 2 Hồng Thái 1458 1095 75.1 286 19.62 61 4.184 14 1 60 4.12 662 45.4 682 46.8 50 3.43 1 0.1 3 Nguyễn Thị Minh Khai 1626 1342 82.5 280 17.2 4 0.3 0 242 14.9 1048 64.45 336 20.65 0 0 4 DL Trí Đức 814 635 78.00 179 21.99 0 0 183 22.48 385 47.29 240 29.48 6 0.75 0

Phụ lục 2. Kết quả xếp loại hạnh kiểm và học kực của một số trƣờng THPT trên địa bàn thủ đô Hà Nội (2011 -2012)

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2011-2012 của Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội

TT Tên trƣờng Tổng số

Hạnh kiểm Học lực

Tốt Khá Trung bình Yếu Tốt Khá Trung bình Yếu Kém

SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 HN-AMS 1717 1690 98.43 27 1.57 0 0 1455 85.32 245 13.69 17 0.99 0 0 2 Hồng Thái 1559 1188 76.2 259 16.6 100 6.4 12 0.8 111 7.1 720 46.2 654 41.9 72 4.6 4 0.3 3 Nguyễn Thị Minh Khai 1614 1327 82.22 287 17.78 0 0 229 14.18 1032 63.94 353 21.88 0 0 4 DL Trí Đức 842 640 76.11 202 23.99 0 0 195 23.15 388 46.08 254 30.18 5 0.59

Phụ lục 3. Kết quả xếp loại hạnh kiểm và học lực của một số trƣờng THPT trên địa bàn thủ đô Hà Nội

Một phần của tài liệu Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 98)