Một số yêu cầu trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh

Một phần của tài liệu Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 53)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2.Một số yêu cầu trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh

sinh trung học phổ thông

- Giáo dục chủ nghĩa yêu nước nhằm đ ịnh hình và hoàn thiện cấu trúc về nhân cách đa ̣o đức của học sinh THPT.

Giáo dục đạo đức để các em học sinh THPT hoàn thiện mình trở thành công dân tốt.

Tiêu chí tổng quát trong mục tiêu giáo dục con người là tạo nên những công dân tốt. Công dân là khái niệm pháp lý, nói về các cá nhân trong mối quan hệ với Nhà nước về quyền lợi và nghĩa vụ. Mỗi người sinh ra đều có một tổ chức và họ là công dân của đất nước mình. Công dân có quyền cư trú và làm ăn sinh sống, lao động, học tập, nghỉ ngơi, quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan nhà nước. Công dân có nghĩa vụ lao động xây dựng và nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc. Mỗi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và được Nhà nước bảo hộ về pháp luật.

Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho các em nhận thức được quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của một công dân Việt Nam XHCN. Bồi đắp ý thức tự hào và trách nhiệm về ý thức đạo đức công dân. Ý thức công dân là phạm trù tinh thần, nói lên trình độ nhận thức về quyền lợi và nghĩa vụ của người dân với Nhà nước và được thể hiện bằng nhận thức và hành vi cụ thể trong cuộc sống của mỗi người. Đó là ý thức về chủ quyền dân tộc, về sự tồn tại và toàn vẹn lãnh thổ, về sự giàu mạnh của đất nước, ý thức về thực hiện chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, về chiến lược phát triển đất nước và tuân thủ các chính sách đối nội và đối ngoại của quốc gia. Đó còn là ý thức về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân thể hiện trong cuộc sống, học tập, lao động và hoạt động chính trị xã hội vì sự giàu

mạnh của đất nước vì hạnh phúc của nhân dân; Ý thức về nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc, chống mọi thủ đoạn xâm lược đến an ninh chủ quyền quốc gia và giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc.

Học sinh hôm nay sẽ làm chủ nhân xây dựng và bảo vệ đất nước trong tương lai, các em cần được giáo dục để có ý thức trách nhiệm, để trở thành công dân gương mẫu có ích cho đất nước mình. Mục đích của giáo dục chủ nghĩa yêu nước là để mỗi học sinh nhận thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với xã hội để phụng sự xã hội, phục vụ nhân dân. Đối với các em trong mái trường trung học phổ thông, giáo dục chủ nghĩa yêu nước là sự chuẩn bị về nhận thức để các em chủ động thực hiện tốt bổn phận nghĩa vụ của cá nhân mình với xã hội, làm chủ bản thân và làm chủ xã hội. Giáo dục chủ nghĩa yêu nước để các em trở thành một công dân hữu ích, tự nguyện, tự giác đón nhận và thực hiện bổn phận nghĩa vụ công dân của mình.

- Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh THPT qua hai phương thức: Thứ nhất: Thông qua các môn ho ̣c như Văn, Sử, Đi ̣a, GDCD,....

Để giáo dục chủ nghĩa yêu nước có kết quả cao đối với học sinh THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay thì chúng ta phải lồng ghép qua các môn học trên. Nội dung các môn học cần có sự đổi mới theo hướng tăng cường giáo dục những vấn đề cơ bản của học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước về CNH-HĐH và những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, như: yêu nước, đoàn kết, nhân ái, thủy chung,...cho các em.

Những năm qua, xuất phát từ yêu cầu chính trị của đất nước và mục tiêu giáo dục THPT nên chương tình các môn học trong nhà trường đã được đổi mới. Tuy nhiên, trước tình hình và nhiệm vụ mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên rà soát và hoàn thiện nội dung chương trình sách giáo khoa cùng các tài liệu giảng dạy, học tập các bộ môn ở cấp THPT, đặc biệt đối với các bộ môn

KHXH-NV như GDCD, ngữ văn, lịch sử,vv...theo hướng cập nhật, thiết thực, hữu ích, không nên dàn trải ra nhiều vấn đề, giảm nhẹ lý thuyết, tránh tính hàn lâm, tăng cường các bài tập thực hành và thực tế, cắt bớt các nội dung lạc hậu không cần thiết và mang tính thiếu thực tế.

Nên đổi mới cách viết sách giáo khoa nhất là đối với các môn học xã hội. Chẳng hạn, như môn Lịch sử nên biến một số sự kiện, vấn đề thành những câu chuyện lịch sử, những bài đồng giao nhẹ nhàng để học sinh dễ nhớ, dễ hiểu. Đối với môn GDCD nên biên soạn chương trình thông qua các tình huống cụ thể để học sinh phân tích đúng, sai và rút ra những kết luận cần thiết nhằm trang bị cho các em những hiểu biết để ứng xử tuân theo các chuẩn mực đạo đức và pháp luật trong cuộc sống hàng ngày.

Về nội dung các môn KHXH-NV, có thể lồng ghép để giáo dục chủ nghĩa yêu nước như:

Giáo dục công dân: - Lớp 10 phần 2 : Công dân với đạo đức.

- Lớp 11: Bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Bài 8: Chủ nghĩa xã hội; Bài 9: Nhà nước xã hội chủ nghĩa; Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa: Bài 14: Chính sách quốc phòng và an ninh.

- Lớp 12: Bài 2: Thực hiện pháp Luật.

Ngữ Văn: Lớp 10: Văn học dân gian, văn thơ yêu nước thời Lý, Trần, Lê. Lớp 11: Thơ Nguyễn Đình Chiểu, thơ Phan Bội Châu, thơ Hồ Chí Minh, thơ Tố Hữu.

Lớp 12: Tuyên ngôn độc lập, Tây tiến, Việt bắc, Đất nước, Tiếng hát con tàu, Rừng xà nu, Nhìn về vốn văn hóa dân tộc.

Lịch sử: Lớp 10: Chương 3, chương 4.

Lớp 12: Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến nay.

Địa lý: Lớp 12: Bài 1- Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập. Bài 2- Vị trí địa lý và lãnh thổ Việt Nam.

Giáo dục quốc phòng: Lớp 10-Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Để việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh trên địa bàn thủ đô đạt kết quả cao thì đòi hỏi sự vào cuộc của ngành giáo dục: nâng cao tầm hiểu biết của tất cả mọi tầng lớp nhân dân về lòng yêu nước đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, biến lòng yêu nước thành lòng tự hào dân tộc chính đáng như một số quốc gia đã làm được như thế, ví dụ như Nhật Bản, Hàn Quốc,..Bên cạnh đó cũng cần có sự đổi mới về nội dung chương trình học, về cách thức giáo dục và hơn thế nữa là đổi mới giáo viên trong giảng dạy và giáo dục học sinh.

Thứ hai: Thông qua các chương trình ngoa ̣i khóa , các hoạt động Đoàn , Đội.

Các chương trình trên có một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành ý thức về chủ nghĩa yêu nước vì thông qua các hoạt động này nó sẽ có sự tác động trực tiếp đến ý thức , tình cảm của các em.

Về hoạt động chính trị-xã hội: Đoàn thanh niên kết hợp với nhà trường tổ chức những đợt sinh hoạt chuyên đề về giáo dục lòng yêu nước, tìm hiểu truyền thống quê hương, truyền thống thủ đô anh hùng, đất nước; phát động các cuộc tìm hiểu về Đảng, Bác Hồ, về Đoàn...

Đoàn trường thường xuyên phối hợp với thành Đoàn, hội cựu chiến binh để giáo dục thanh niên đoàn viên sống và học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giáo dục về đường lối, chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước để hình thành những hiểu biết cơ bản về pháp luật và sự phát triển của đất nước. Đoàn trường tổ chức các buổi nói chuyện truyền

thống, gặp gỡ các nhân chứng lịch sử, tổ chức các hoạt động ngoại khóa theo chủ đề phong phú và sáng tạo, tạo hứng thú cho học sinh. Đồng thời chú trọng hơn nữa việc giáo dục đoàn viên thanh niên tích cực hưởng ứng và tham gia nhiệt tình các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, hoạt động từ thiện, chia sẻ những hoàn cảnh khó khăn trong xã hội,...

Về hoạt động ngoài giờ lên lớp hướng tới giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh trên địa bàn thủ đô một cách có hiệu quả thì phải bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho giáo viên, cán bộ lớp, cán bộ Đoàn; đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức hoạt động, tăng cường cơ sở vật chất và kinh phí cho hoạt động; xây dựng và trang trí quy mô phòng truyền thống của Đoàn và của trường. Thực hiện nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ đề từng tháng trong năm. Đoàn trường phối hợp với nhà trường tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ như: 3/2, 26/3,30/4, 7/5, 19/5, 2/9, 20/11, 22/12. Để học sinh có sự hiểu biết và nâng cao thái độ ý thức của bản thân trước các ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước từ đó góp phần hình thành lòng yêu nước và lòng tự hào dân tộc cho học sinh.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Chủ nghĩa yêu nước là một gía trị thiêng liêng và xuyên suốt trong toàn bộ sự phát triển của dân tộc ta. Chủ nghĩa yêu nước truyền thống là sức mạnh làm nên những bản hùng ca bất diệt của dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử từ khi dựng nước đến những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 20. Đó là sức mạnh nội sinh giúp nhân dân ta vượt qua nghìn năm đô hộ với âm mưu đồng hóa của giặc phương Bắc, là nguồn lực mạnh mẽ nhất trong mỗi con người Việt Nam thể hiện trong quá trình đấu tranh chống sự xâm lược của kẻ thù, là động lực quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Nhờ đó non sông bờ cõi được giữ vững, bản sắc văn hóa được bảo tồn và phát triển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trọng để phát huy nguồn lực con người, khơi dậy sức mạnh của mọi người dân góp phần vào sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc trên con đường xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Để phát huy được sức mạnh đó, công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh THPT phải được đặc biệt quan tâm, nhất là đối với học sinh THPT trên địa bàn thủ đô Hà Nội.

Để công tác giáo dục chủ ngĩa yêu nước có hiệu quả trước hết cần xây dựng nội dung giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi, kết hợp được những giá trị của chủ ngĩa yêu nước truyền thống với yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Nội dung giáo dục bao gồm bảo vệ vững chắc tổ quốc. Giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng nền văn hóa mới tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Giáo dục truyền thống lịch sử, ý thức độc lập, tự chủ, tự cường, lòng tự hào dân tộc. Giáo dục ý thức xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới. Giáo dục ý thức đấu tranh thoát khỏi đói nghèo, thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,dân chủ, văn minh”

Chƣơng 2

GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƢỚC CHO HỌC SINH CÁC

TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI – THƢ̣C TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

2.1. Đặc điểm tì nh hình liên quan đến giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội

2.1.1. Đặc điểm về địa lý, dân cư và cơ cấu hành chính.

- Về đi ̣a lý, đi ̣a giới thủ đô Hà Nô ̣i từ 1/8/2008 đến nay.

Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết mở rộng địa giới hành chính Hà Nội là sự kiện có ý nghĩa chiến lược và tầm vóc lịch sử, đã tạo điều kiện tiên quyết cho việc xây dựng và thông qua quy hoạch phát triển Hà Nội xứng tầm với đất nước ta, dân tộc ta.

Với phạm vi được mở rộng, Hà Nội đã có quy mô địa giới hành chính phù hợp, bảo đảm cho sự phát triển bền vững, ổn định, lâu dài của một thành phố đóng vai trò là trung tâm đầu não về chính trị-hành chính quốc gia; là trung tâm lớn về văn hóa, khoa học kỹ thuật, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Đồng thời bảo đảm được yêu cầu phát triển của Thủ đô cho giai đoạn trước mắt và trong tương lai khi Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Sau 5 năm mở rộng địa giới hành chính theo Nghị quyết của Quốc hội, mặc dù gặp không ít khó khăn thách thức do quy mô dân số lớn, yêu cầu phải giải quyết khối lượng công việc nhiều, đan xen phức tạp, phát triển kinh tế trong điều kiện suy giảm kinh tế trong và ngoài nước, nhưng Đảng bộ, chính quyền Hà Nội đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, lựa chọn xác định công việc trọng tâm, trọng điểm, những khâu đột phá, điều hành quyết liệt để tổ chức

thực hiện thắng lợi Kết luận Hội nghị TƯ 6 (khóa X) của Trung ương Đảng và Nghị quyết của Quốc hội về điều chỉnh mở rộng địa giới Thủ đô Hà Nội.

So với năm 2008, năm đầu tiên thực hiện mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, GDP bình quân đầu người tăng 1,33 lần, tổng vốn đầu tư xã hội tăng 1,86 lần, thu ngân sách tăng 2 lần vào năm 2012; lĩnh vực văn hóa xã hội, giáo dục-đào tạo, y tế, khoa học công nghệ tiếp tục phát triển; công tác xây dựng và quản lý quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị, đất đai trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực; hạ tầng giao thông và vệ sinh môi trường đô thị được cải thiện; ùn tắc giao thông cơ bản được giải quyết; tình hình chính trị ổn định, an ninh, quốc phòng được giữ vững, củng cố và tăng cường; công tác đối ngoại được tăng cường mở rộng; công tác xây dựng hệ thống chính trị được củng cố ngày càng hoàn thiện. Bộ mặt đô thị, nông thôn có nhiều thay đổi, tạo diện mạo mới cho Thủ đô sau 5 năm phát triển. 70% số xã, phường của Thành phố đạt chuẩn quốc gia về y tế. Quan hệ hợp tác của Hà Nội với các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế ngày càng được mở rộng.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu quan trọng này, cũng cần nhìn nhận một thực tế rằng, kinh tế Thủ đô tuy có tốc độ tăng trưởng cao nhưng vẫn còn bộc lộ những yếu tố thiếu bền vững. Công tác quy hoạch, quản lý đô thị, quản lý đất đai có những chuyển biến tiến bộ song vẫn còn hạn chế. Tình trạng quản lý trật tự giao thông, vệ sinh môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Cải cách hành chính đã đạt được những kết quả ban đầu song còn một số mặt hạn chế: Những khó khăn này đòi hỏi Hà Nội cần phải nỗ lực, quyết tâm hơn mới có thể thực hiện tốt chủ trương mở rộng địa giới hành chính.

- Dân cư, mâ ̣t đô ̣ dân cư.

Sau khi được mở rộng địa giới hành chính, năm 2008, dân số của Thủ đô là 6,35 triệu người, đến tháng 12/2011 đã ở mức 6,87 triệu người. Còn tính

đến thời điểm này, căn cứ theo mức biến động thì dân số Hà Nội đã lên tới 7,1 triệu người. Trong khi đó, theo Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 định hướng đến năm 2050 và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của thành phố đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì mục tiêu phát triển dân số của Hà Nội đến năm 2015 là 7,2 - 7,3 triệu người, đến năm 2020 khoảng 7,9 - 8 triệu người.

Việc tăng dân số cũng có tác dụng tích cực là làm tăng lực lượng lao

Một phần của tài liệu Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 53)