Những mặt tích cực trong công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho

Một phần của tài liệu Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 63)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1.Những mặt tích cực trong công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho

cho học sinh của các trường PTTH trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh THPT trên địa bàn thủ đô Hà Nội hiện nay nhận được rất nhiều sự quan tâm của Sở Giáo Du ̣c – Đào tạo, ban giám hiệu (BGH) các trường , lãnh đạo, chỉ đạo giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho ho ̣c sinh . Rất nhiều các hoạt động ngoại khóa được triển khai trên tất cả các trường THPT trên địa bàn thủ đô với nhiều hình thức sáng tạo, hiệu quả, thiết thực đã tạo ra một cách giáo dục và tuyên truyền mới về các vấn đề xã hội nói chung và giáo dục chủ nghĩa yêu nước nói riêng.

Từ sự chỉ đạo tích cực của ngành giáo dục đào tạo và ban giám hiệu các trường về công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh đã đem lại

tiếp thu ho ̣c tâ ̣p, rèn luyện, xây dựng chủ nghĩa yêu nước trong phẩm chất đa ̣o đức của mình ngày một tự giác hơn. Đa số học sinh có ý thức trân trọng và kế thừa những giá trị văn hóa của dân tộc; yêu cội nguồn lịch sử; đoàn kết với bạn bè; có ý thức phấn đấu thi đua học tập tốt trở thành con ngoan, trò giỏi.

Bên cạnh nội dung, chương trình sách giáo khoa có sự điều chỉnh liên quan tới việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh thì các thầy cô giáo trên địa bàn thủ đô cũng không ngừng cố gắng hoàn thiện bản thân mình về chuyên môn và đạo đức để thể hiện mình là tâm gương sáng cho học sinh noi theo. Tính tích cực tự giác , trách nhiệm của các thầy giáo , cô giáo trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước thông qua giáo dục các môn học được thể hiện đó là thông qua các giờ lên lớp, các thầy cô luôn lồng ghép nội dung đó để truyền tải thông điệp tới học sinh, nhất là đối với các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn( KHXH-NV).

Hiện nay, nhiệm vụ giáo dục chủ nghĩa yêu nước, lòng tự hào dân tộc không chỉ là nhiệm vụ của ngành giáo dục, của các nhà trường THPT nữa mà nhiệm vụ này nhận được sự quan tâm của các hê ̣ thống chính tri ̣ xã hô ̣i , các đoàn thể, sự quan tâm và giúp đỡ về vâ ̣t chất và tinh thần cho công tác giáo dục đạo đức ở các trường THPT góp ph ần nâng cao chủ nghĩa yêu nước cho học sinh. Đối với các trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh những năm qua đạt được những thành tựu cơ bản sau:

Thứ nhất: Các trƣờng THPH ở thành phố Hà Nội trong giáo dục đạo đức cho học sinh luôn nhấn mạnh tinh thần yêu nƣớc, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.

Từ ngàn xưa, dân tộc ta đã chiến đấu hy sinh để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và gần tám chục thập kỷ qua, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng chúng ta đã đổ bao mồ hôi và xương máu để bảo vệ tổ quốc. Ngày nay, chiến tranh đã kết thúc, thế giới đã chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp

tác nhưng không có nghĩa là các thế lực thù địch đã từ bỏ mục tiêu xoá bỏ chế độ XHCN ở các nước XHCN còn lại, mà Việt Nam là một trong những trọng điểm. Các thế lực thù địch đang ra sức lợi dụng các vấn đề tôn giáo, dân tộc, dân chủ, nhân quyền để kích động nhân dân nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Trong bối cảnh như vậy, các cuộc đấu tranh để bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc còn có những thách thức hết sức to lớn. Tương quan lực lượng trên thế giới đanh không có lợi cho các nước XHCN, trong đó có Việt Nam; tình trạng tụt hậu xa hơn về kinh tế của nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới; một số vấn đề xã hội bức xúc và chậm được giải quyết, âm mưu và thủ đoạn diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch... đang là những thách thức không thể xem thường đối với sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN của nước ta. Do đó cần giáo dục cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay tinh thần yêu nước, yêu tổ quốc yêu đồng bào, phải có ý thức bảo vệ làng xóm, quê hương và sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự để bảo vệ tổ quốc.

Để làm tốt công tác trên, hiện nay các trường THPT trên địa bàn thủ đô Hà Nội hiện nay rất quan tâm đến công việc này, nó được thể hiện trên rất nhiều mặt trong công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh bằng nhiều hoạt động rất thiết thực thể hiện sự quan tâm của nhà trường đối với công tác giáo dục: đội ngũ giáo viên đạt chuẩn về trình độ 100% và rất nhiều trường có đội ngũ trên chuẩn. Chẳng hạn như trường THPT Minh Khai huyện Từ Liêm 100% giáo viên đạt chuẩn và 32% trên chuẩn; trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam đội ngũ giáo viên đạt chuẩn 100% và trên chuẩn có 5 tiến sỹ và 95 thạc sỹ, trường THPT Hồng Thái huyện Đan Phượng có đội ngũ giáo viên đạt chuẩn 100% và trên chuẩn gồm 16 thạc sĩ,...; các môn khoa học xã hội như Văn, Sử, Địa, GDCD và các hoạt động ngoại khoá và ngoài giờ lên lớp được đẩy mạnh và quan tâm, dành thời gian nhiều hơn; khơi dậy tinh thần

yêu tổ quốc yêu đồng bào thông qua các hoạt động bình dị hàng ngày. Nhà trường đã chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm có kế hoạch và triển khai tổ chức thực hiện dạy nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội trong các tiết sinh hoạt đầu tuần. Giáo dục truyền thống văn hoá Việt Nam và Hà Nội được lồng ghép trong kế hoạch năm học tổng thể. Nhiều trường đã tổ chức cho học sinh đi tham quan các di tích lịch sử và văn hoá của đất nước, thực hiện các hoạt động xã hội nhằm giáo dục truyền thống dân tộc, nét đẹp văn hoá của Việt Nam đồng thời phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo hướng truyền thống, văn minh, khoa học và hiện đại.

Các hoạt động ngoại khoá và hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng được quan tâm hướng tới giáo dục tinh thần yêu nước, yêu tổ quốc, yêu đồng bào được các nhà trường trú trọng, quan tâm và đầu tư về thời gian và cả tài chính. Thông qua các chương trình này các hoạt động lồng ghép để giáo dục cho học sinh. Vào các tiết sinh hoạt dưới cờ, các giờ ngoại khoá theo chủ đề kỷ niệm các ngày truyền thống của đất nước; qua đó mà học sinh hiểu thêm về lịch sử dân tộc. Từ đó giúp các em học tốt các môn xã hội và các môn khoa học khác, củng cố lòng tự hào dân tộc chính đáng, biết ơn các thế hệ cha anh đã ngã xuống vì tổ quốc, có những hành động thể hiện trách nhiệm bản thân mình với đất nước, biết chia sẻ khó khăn với những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Ngoài ra ngành giáo dục thủ đô cũng có một hoạt động rất thiết thực góp phần giáo dục lòng yêu nước và lòng tự hào dân tộc cho học sinh. Đó là trong các lễ chào cờ đầu tuần và các buổi lễ kỷ niệm, tất cả giáo viên, cán bộ công nhân viên và học sinh, sinh viên đều hát Quốc ca.

Sở GD-ĐT Hà Nội nhấn mạnh: Chào cờ Tổ quốc và hát Quốc ca là một nghi thức quan trọng thể hiện lòng yêu nước, bản lĩnh chính trị, lòng tự hào và trách nhiệm của con người Việt Nam với Tổ quốc và nhân dân. Hiện nay, ở nhiều trường học và cơ sở giáo dục và đào tạo không hát Quốc ca hoặc thay

hát bằng việc nghe nhạc hay nghe lời bài Quốc ca. Điều đó làm giảm tính trang nghiêm và ý nghĩa của lễ chào cờ Tổ quốc.

Chính vì thế Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các nhà trường, các cơ sở giáo dục và đào tạo thực hiện nghiêm túc việc chào cờ Tổ quốc và hát Quốc ca. Các nhà trường, cơ sở giáo dục và đào tạo phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội sinh viên, các đơn vị, tổ chức liên quan tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của lễ chào cờ Tổ quốc, tập hát Quốc ca để học sinh, sinh viên hiểu và hát Quốc ca trong lễ chào cờ Tổ quốc và các buổi lễ kỷ niệm thể hiện nhiệt huyết, lòng tự hào dân tộc của tuổi trẻ Việt Nam.

Nhờ làm tốt công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước mà kết quả về hạnh kiểm và học lực của học sinh qua tổng kết hàng năm ở một số trường tiến hành khảo sát đã đạt được một số kết quả rất tốt như năm học 2010-1011 số học sinh ở các trường đạt hạnh kiểm tốt là 5456 học sinh chiếm 98.54%; đạt học lực giỏi, khá là 4225 học sinh chiếm 76.30%; năm học 2011-2012 số học sinh đạt hạnh kiểm tốt, khá là 5620 học sinh chiếm tỷ lệ 98.04%; đạt học lực giỏi, khá là 76.32%; năm học 2012-2013 số học sinh đạt hạnh kiểm tốt, khá là 5665 học sinh chiếm tỷ lệ 98.56%; đạt học lực giỏi, khá là 4511 học sinh chiếm tỷ lệ 78.48%. Đây là kết quả rất tốt thể hiện sự chỉ đạo của các nhà trường và sự phấn đấu của học sinh.

Thứ hai: Nội dung giáo dục truyền thống cách mạng cho các em học sinh luôn đƣợc các trƣờng THPT trên địa bàn Hà Nội chú trọng quan tâm.

Trong giai đoạn hiện nay, công tác giáo dục truyền thống cách mạng cần phải được đặc biệt quan tâm để thế hệ trẻ có bản lĩnh chính trị, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Với ý nghĩa đó cấp uỷ, BGH, giáo viên các trường THPT trên địa

niên nhằm mục đích giúp thanh niên hiểu biết sâu sắc quá khứ gian khổ, đau thương nhưng anh dũng và vinh quang của dân tộc, của Đảng để thanh niên tự hào, tin tưởng, nhận rõ giá trị của cuộc sống hiện tại, nâng cao tinh thần yêu nước XHCN và tinh thần quốc tế chân chính, xây dựng thái độ lao động mới, ý thức tự lực tự cường, có trách nhiệm với xă hội, với tương lai của dân tộc, tiếp tục sự nghiệp của các thế hệ cha anh đi trước, xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN.

Giáo dục truyền thống cho học sinh nhằm bảo đảm sự kế tục và thống nhất giữa các thế hệ cách mạng Việt Nam.

Giáo dục truyền thống là một phần không thể thiếu để hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức của học sinh. Trong bối cảnh đất nước đang hội nhập ngày càng sâu rộng, việc giáo dục truyền thống dân tộc trong nhà trường càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Xác định đây là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên, Đảng ủy, BGH các trường THPT trên địa bàn thủ đô Hà Nội luôn quan tâm chú trọng từ những bài giảng của các môn học cho tới những hoạt động ngoại khóa.

Giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, truyền thống đạo đức và lối sống cho học sinh hiện nay không chỉ dừng lại ở các chương, điều trong sách vở mà quan trọng là phải giáo dục bằng chiều sâu lịch sử, những truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng và dân tộc, bằng những tấm gương yêu nước tiêu biểu, những anh hùng, liệt sĩ hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân ta. Do đó hàng năm vào những ngày kỷ niệm của đất nước mà đặc biệt là ngày 30/4, các nhà trường mời những cán bộ lão thành cách mạng, cựu chiến binh, những người thật việc thật đến nói chuyện, giao lưu với học sinh giúp các em hiểu rõ hơn về truyền thống cách mạng của dân tộc Việt Nam. Thông qua những đợt sinh hoạt chính trị như vậy góp phần giáo dục truyền thống, đạo đức cách mạng, lý tưởng, hoài bão cho các em.

Bên cạnh đó, công tác Đoàn cũng được các nhà trường quan tâm, trú trọng; các hoạt động ngoại khóa của nhà trường được Đảng ủy, Ban giám hiệu giao cho Đoàn thanh niên phải xây dựng kế hoạch hoạt động rất phong phú theo từng tháng, bám sát vào các ngày kỷ niệm, ngày lễ của đất nước. Như hoạt động tháng 2 gắn liền với ngày thành lập ĐCS VN; tháng 3 gắn liền với ngày thành lập Đoàn TNCS HCM; tháng 4 bám sát vào ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước,... để xây dựng chương trình hoạt động.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh. BGH các trường THPT trên địa bàn thủ đô Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo việc tổ chức thực hiện trong nhà trường thông qua nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục từng cán bộ, giáo viên của trường, của từng bài giảng, của từng hoạt động chính khoá cũng như ngoại khoá của trường và Đoàn TNCS HCM.

Để công tác giáo dục truyền thống cách mạng không lặp lại và nhàm chán cho học sinh; các nhà trường luôn đổi mới nội dung, phương pháp. Hàng năm tổ chức tốt việc học tập chính trị, thông tin thời sự, chính sách, pháp luật, tình hình trong nước và quốc tế đến toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh. Thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử, GDCD; đổi mới phương pháp giảng dạy, phải mềm hoá các hình thức truyền tải kiến thức đến học sinh, nâng cao chất lượng giáo án và đưa giáo án điện tử vào giảng dạy, đầu tư trang thiết bị dạy học và đề cao hình thức sân khấu hoá, đối thoại,...Đổi mới phương pháp giáo dục và tổ chức hoạt động ngoại khoá và ngoài giờ lên lớp đa dạng, phong phú, cụ thể dưới nhiều hình thức thông qua các ngày lễ lớn của đất nước, của thủ đô và địa phương. Các hoạt động như viết bài tìm hiểu, trao đổi toạ đàm, hái hoa dân chủ, nghe nói chuyện chuyên đề, gặp nhân chứng lịch sử nói chuyện, mít tinh kỷ niệm, tham quan di tích lịch sử, hoạt động báo công... giúp học sinh

hiểu rõ hơn về ý nghĩa lịch sử của những sự kiện, ngày lễ. Đồng thời tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, thắp sáng ước mơ,...

Các nhà trường và các thầy, cô giáo thường xuyên tổ chức các hoạt động như “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, nhận chăm sóc, giúp đỡ Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, phát huy giá trị lịch sử, văn hoá các di tích lịch sử, văn hoá, đài tưởng niệm, nghĩa trang liệt sỹ. Đầu tư, củng cố, hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục truyền thống cách mạng, cảnh quan môi trường sư phạm, phòng truyền thống nhà trường.

Nhờ làm tốt công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước mà kết quả về hạnh kiểm và học lực của học sinh qua tổng kết hàng năm ở một số trường tiến hành khảo sát đã đạt được một số kết quả rất tốt như năm học 2010-1011 số học sinh ở các trường đạt hạnh kiểm tốt là 5456 học sinh chiếm 98.54%; đạt học lực giỏi, khá là 4225 học sinh chiếm 76.30%; năm học 2011-2012 số học sinh đạt hạnh kiểm tốt, khá là 5620 học sinh chiếm tỷ lệ 98.04%; đạt học lực giỏi, khá là 76.32%; năm học 2012-2013 số học sinh đạt hạnh kiểm tốt, khá là 5665 học sinh chiếm tỷ lệ 98.56%; đạt học lực giỏi, khá là 4511 học sinh chiếm tỷ lệ 78.48%. Đây là kết quả rất tốt thể hiện sự chỉ đạo của các nhà trường và sự phấn đấu của học sinh

Chính sự quan tâm và chỉ đạo sát sao từ phía các nhà trường, sự nhiệt huyết, năng động sáng tạo của giáo viên nên công tác giáo dục truyền thống cách mạng ở các trường THPT trên địa bàn thủ đô Hà Nội chưa bao giờ khởi

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 63)