Mẫu nghiên cứu bao gồm 22 nhóm bệnh lý chính phân loại theo mã ICD – 10, trong đó có 18 bệnh lý có tỷ lệ xuất hiện <5%. Sử dụng kiểm định Chi – square để phân tích mối liên quan giữa bệnh lý chính và khả năng xuất hiện tƣơng tác đƣợc trình bày trong bảnh 3.15.
tƣơng tác Mã ICD- 10 Bệnh chính (n) Số đơn có tƣơng tác (%) Số đơn không có tƣơng tác (%) Kiểm định Chi - square J Bệnh hệ hô hấp (n=1558) 81 (5,2) 1477 (94,4) 2 5 =60,284 p<0,001 K Bệnh hệ tiêu hóa (n=370) 28 (7,6) 342 (92,4) A Bệnh nhiễm trùng-ký sinh trùng (n=264) 20 (7,6) 244 (92,4) H Bệnh tai mắt (n=209) 4 (1,9) 205 (98,1) Bệnh lý khác (n=1189) 148 (12,4) 1041 (87,6)
Khả năng xuất hiện tƣơng tác thuốc ở các nhóm bệnh lý chính có sự khác biệt. Bệnh nhân mắc các bệnh hệ tiêu hóa và bệnh nhiễm trùng-ký sinh trùng có tỷ lệ số đơn có tƣơng tác bằng nhau (7,6%), lớn hơn tỷ lệ này trên bệnh nhân mắc bệnh hô hấp và bệnh tai mắt.
CHƢƠNG ÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Đặc điểm bệnh nhân
Nghiên cứu thu thập đƣợc 3590 đơn thuốc tƣơng ứng với 3590 bệnh nhân. Độ tuổi trong mẫu nghiên cứu dao động từ 0-18 tuổi. Đặc điểm về tuổi của bệnh nhân phù hợp với mục đích nghiên cứu, đó là khảo sát tình hình tƣơng tác thuốc trên bệnh nhân nhi. Đồng thời, khoảng dao động tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi cũng có sự tƣơng đồng với nghiên cứu của Langerova và cộng sự, với khoảng dao động từ 0-19 tuổi [25]. Có sự chênh lệch giữa 2 giới tính, trong đó giới tính nam chiếm tỷ lệ cao hơn, gấp 2/3 lần giới tính nữ. Mẫu nghiên cứu bao gồm 22 nhóm bệnh lý chính, trong đó bệnh hô hấp xuất hiện trên gần một nửa số đơn (43,1%). Cũng trong nghiên cứu của Langerova và cộng sự, đái tháo đƣờng là bệnh lý phổ biến nhất trong đơn nội trú và ngoại trú trên bệnh nhân nhi [25].
Đặc điểm thuốc sử dụng
Mẫu nghiên cứu bao gồm 3590 đơn thuốc với 17 542 lƣợt thuốc đƣợc kê, liên quan đến 152 hoạt chất. Trung bình một đơn có 2,59 biệt dƣợc tƣơng ứng với 4,64 thuốc. Số thuốc trong đơn dao động trong khoảng từ 2-15 thuốc, trong đó hầu hết các đơn chứa từ 2-7 thuốc, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ đơn thuốc chứa 12-15 thuốc (0,1%). Năm 2000, tại Đài Loan, nghiên cứu của Min Li Yeh và cộng sự, đƣợc thực hiện trên bệnh nhi ngoại trú ≤ 1 tuổi cho kết quả, số thuốc trung bình trên mỗi đơn là 3,17 thuốc [40]. Trong khi đó, trên đối tƣợng bệnh nhân là ngƣời trƣởng thành, Pankti và cộng sự đã ghi nhận số thuốc trung bình trên mỗi đơn là 5,2 thuốc [33]. Có thể nhận thấy, bệnh nhân nhi trong nghiên cứu của chúng tôi sử dụng nhiều thuốc hơn bệnh nhân trong nghiên cứu của Min Li Yeh. Đáng chú ý, số thuốc trung bình trên bệnh nhân nhi gần bằng số thuốc trung bình trên bệnh nhân là ngƣời trƣởng thành. Điều này có thể đƣợc giải thích do bệnh nhân nhi đƣợc kê đơn nhiều thuốc vitamin, muối khoáng và nhóm thuốc tăng cƣờng miễn dịch.
Nhóm thuốc/thuốc sử dụng phổ biến trong mẫu nghiên cứu bao gồm: kháng sinh, vitamin, nhóm thuốc giảm ho, long đờm, muối khoáng, lysin, nhóm thuốc
chống viêm, tăng cƣờng miễn dịch và thuốc kháng histamin. Amocixilin và azithromycin là 2 kháng sinh đƣợc kê đơn nhiều nhất. Đây là điểm khác biệt điển hình trong việc sử dụng thuốc trên bệnh nhân nhi ngoại trú so với các đối tƣợng bệnh nhân khác. Ví dụ, trên bệnh nhân ICU, kháng sinh cephalosporin là nhóm thuốc đƣợc sử dụng phổ biến nhất [4]. Đối với bệnh nhân tại khoa Cơ xƣơng khớp, paracetamol và thuốc chống viêm không steroid đƣợc kê đơn nhiều nhất [5]. Trên bệnh nhân cao tuổi ngoại trú thì nhóm thuốc tim mạch đƣợc sử dụng phổ biến nhất [29]. Vì vậy, cần thiết xây dựng một danh mục tƣơng tác thuốc đƣợc nghiên cứu riêng trên bệnh nhân nhi ngoại trú để hỗ trợ bác sỹ trong quá trình phát hiện và xử trí tƣơng tác thuốc.