Phân loại tƣơng tác theo mức độ nặng, thời gian khởi phát, cơ chế,

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình tương tác thuốc trên đơn ngoại trú tại bệnh viện nhi tư (Trang 35)

quả và khuyến cáo quản lý lâm sàng

Phân loại tương tác theo mức độ nặng của tương tác

Tƣơng tác thuốc trong mẫu nghiên cứu đƣợc chia theo 5 mức độ, chi tiết trình bày trong bảng 3.5.

ảng 3.5. Phân loại tƣơng tác theo mức độ nặng của tƣơng tác

Mức độ nặng của tƣơng tác Lƣợt tƣơng tác (n= ) Cặp tƣơng tác (n= ) Số lƣợng (%) Số lƣợng (%) Chống chỉ định 0 (0) 0 (0) Mức độ nghiêm trọng 23 (7,1) 6 (19,4) Mức độ trung bình 143 (43,9) 17 (54,8) Mức độ nhẹ 160 (49) 8 (30,8) Không rõ 0 (0) 0 (0)

Tƣơng tác mức độ trung bình và tƣơng tác mức độ nhẹ chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lƣợt tƣơng tác và tổng số cặp tƣơng tác. Trong 326 lƣợt tƣơng tác, có sự chênh lệch khá lớn giữa tƣơng tác mức độ nghiêm trọng và tƣơng tác mức độ nhẹ, cụ thể, số lƣợt tƣơng tác mức độ nghiêm trọng chỉ khoảng 1/7 số lƣợt tƣơng tác mức độ nhẹ. Tuy nhiên, trong 31 cặp tƣơng tác, chênh lệch này không nhiều, số cặp tƣơng tác mức độ nghiêm trọng gần bằng 2/3 số cặp tƣơng tác mức độ nhẹ. Tƣơng tác mức độ nghiêm trọng chiếm tỷ lệ thấp nhất trong 326 lƣợt tƣơng tác và 31 cặp tƣơng tác có liên quan.

Phân loại tương tác theo thời gian khởi phát

Thời gian khởi phát của tƣơng tác trong mẫu nghiên cứu bao gồm 3 mức độ: nhanh, chậm và chƣa rõ. Chi tiết đƣợc trình bày trong bảng 3.6.

ảng 3.6. Phân loại tƣơng tác theo thời gian khởi phát

Thời gian khởi phát Lƣợt tƣơng tác (n= ) Cặp tƣơng tác (n= ) Số lƣợng (%) Số lƣợng (%)

Chậm 209 (64,1) 9 (28,1)

Nhanh 96 (29,4) 14 (45,2)

Chƣa rõ 21 (6,5) 8 (25,8)

Phần lớn số lƣợt tƣơng tác có thời gian khởi phát chậm (64,1%) liên quan đến 9 cặp tƣơng tác. Tuy nhiên, các cặp tƣơng tác có thời gian khởi phát nhanh lại chiếm tỷ lệ cao nhất (45,2%). Tƣơng tác có thời gian khởi phát chƣa rõ có tỷ lệ thấp nhất.

Phân loại tương tác theo cơ chế và hậu quả

Cơ chế tƣơng tác trong mẫu nghiên cứu đƣợc chia theo 2 nhóm, tƣơng tác dƣợc động học và tƣơng tác dƣợc lực học, chi tiết đƣợc trình bày trong bảng 3.7.

ảng 3.7. Phân loại tƣơng tác theo cơ chế

Cơ chế Lƣợt tƣơng tác (n= ) Cặp tƣơng tác (n= )

Số lƣợng (%) Số lƣợng (%) Dƣợc động học 294 (90,2) 23 (74,2) - Hấp thu 285 (87,4) 18 (58,1) - Chuyển hóa 8 (2,5) 4 (12,9) - Phân bố - Thải trừ 1 (0,3) 0 1 (3,2) 0 Dƣợc lực học 32 (9,8) 8 (25,8) - Tương tác hiệp đồng 24 (7,4) 4 (12,9) - Tương tác cùng kiểu độc tính 8 (2,5) 4 (12,9)

Tƣơng tác dƣợc động học chiếm phần lớn số lƣợt tƣơng tác và số cặp tƣơng tác, lần lƣợt là 90,2% và 74,2%. Trong đó hầu hết là tƣơng tác xảy ra trong quá trình hấp thu (285/294 lƣợt tƣơng tác, chiếm 97% và 18/23 cặp tƣơng tác, chiếm 78,2%). Ngƣợc lại, tƣơng tác dƣợc lực học chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Trong số các cặp tƣơng tác dƣợc lực học, số cặp tƣơng tác hiệp đồng và tƣơng tác giữa các thuốc

có cùng kiểu độc tính có tỷ lệ bằng nhau (12,9%). Tuy nhiên, số lƣợt tƣơng tác giữa các thuốc có cùng kiểu độc tính chỉ bằng 1/3 số lƣợt tƣơng tác hiệp đồng.

ảng 3.8 sau đây trình bày phân loại tƣơng tác thuốc theo hậu quả do tƣơng tác dƣợc lực học gây ra.

ảng 3.8. Phân loại tƣơng tác thuốc theo hậu quả do tƣơng tác dƣợc lực học

Hậu quả Lƣợt tƣơng tác

(n=326)

Cặp tƣơng tác (n=31)

Số lƣợng (%) Số lƣợng (%)

Ảnh hƣởng lên tim mạch, huyết ápa 16 (4,9) 5(16,1)

Ảnh hƣởng lên nồng độ kali 15 (4,6) 2 (6,5)

Ảnh hƣởng lên thận b

1 (0,3) 1 (3,2)

a: Tăng độc tính trên tim (kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh, ngừng tim). Tăng hoặc giảm huyết áp. b: Suy thận chức năng.

Hầu hết các tƣơng tác dƣợc lực học gây ảnh hƣởng trên tim mạch, huyết áp và nồng độ kali, chiếm 9,5% số lƣợt tƣơng tác và 22,6% số cặp tƣơng tác. Chỉ có một cặp tƣơng tác duy nhất gây suy thận chức năng (chiếm 0,3% số lƣợt tƣơng tác và 3,2% số cặp tƣơng tác).

Phân loại tương tác theo khuyến cáo quản lý lâm sàng

Khuyến cáo quản lý lâm sàng đƣợc chia theo 4 mục lớn, chi tiết đƣợc trình bày trong bảng 3.9.

ảng 3.9. Phân loại tƣơng tác theo khuyến cáo quản lý lâm sàng

Khuyến cáo lâm sàng Lƣợt tƣơng tác (n= ) Cặp tƣơng tác (n= ) Số lƣợng (%) Số lƣợng (%) Thay thuốc 59 (18,1) 3 (9,7) Tránh kết hợp 227 (69,6) 10 (32,3) Thận trọng 19 (5,8) 7 (22,6) Hiệu chỉnh liều 8 (2,5) 1 (3,2) Theo dõi 55 (16,9) 12 (38,7)

- Hiệu quả thuốc 16 (5,0) 4 (12,0)

- Kali 15 (4,6) 2 (6,5)

- Cân nặng 13 (4,0) 2 (6,5)

- Huyết áp, khoảng QT 10 (3,1) 3 (9,7)

- Chức năng thận 1 (0,3) 1 (3,2)

Thực hiện biện pháp giảm nguy cơ tƣơng tác (nếu bắt buộc phải kết hợp)

285 (87,4) 18 (58,1)

- Thay đổi thời điểm dùng 283 (86,8) 16 (51,6)

- Thay đổi đường dùng 2 (0,6) 2 (6,5)

Lưu ý: Tổng các tỷ lệ phần trăm có thể lớn hơn 100 vì 1 cặp tương tác có thể có nhiều hơn 1 khuyến cáo quản lý lâm sàng.

Hầu hết tƣơng tác có thể đƣợc quản lý bằng các biện pháp giảm nguy cơ tƣơng tác, chiếm 87,4% số lƣợt tƣơng tác và 58,1% số cặp tƣơng tác. Trong đó, thay đổi thời điểm dùng thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất. Số cặp tƣơng tác có khuyến cáo theo dõi và tránh kết hợp có tỷ lệ tƣơng đƣơng nhau, lần lƣợt là 38,7% và 32,3%. Tuy nhiên, tỷ lệ 2 khuyến cáo này trên số lƣợt tƣơng tác có sự chênh lệch khá lớn, trong đó khuyến cáo tránh kết hợp gấp hơn 4 lần khuyến cáo theo dõi. Khuyến cáo hiệu chỉnh liều có tỷ lệ thấp nhất trong mẫu nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình tương tác thuốc trên đơn ngoại trú tại bệnh viện nhi tư (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)