CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN NÔNG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện EA KAR Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 29)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN NÔNG

* Các tiêu chí đánh giá gia tăng kết quả SXNN:

- Số lƣợng và giá trị sản lƣợng của từng năm.

- Mức tăng và tốc độ tăng của sản lƣợng qua các năm.

- Sản phẩm hàng hóa và giá trị sản phẩm hàng hóa qua các năm.

- Mức tăng và tốc độ của sản phẩm hàng hóa, giá trị sản phẩm hàng hóa qua các năm.

- Đóng góp cho ngân sách Nhà nƣớc.

- Thu nhập của ngƣời lao động qua các năm và mức tăng; tốc độ tăng thu nhập của ngƣời lao động.

- Tích lũy của các cơ sở sản xuất qua các năm.

1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NGHIỆP

a. Điều kiện đất đai

Các tiêu thức của đất đai cần đƣợc phân tích, đánh giá về mức độ thuận lợi hay khó khăn cho PTNN là tổng diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp; đặc điểm về chất đất (nguồn gốc đất, hàm lƣợng chất dinh dƣỡng có trong đất, khả năng mà cây trồng các loại có thể sử dụng các chất dinh dƣỡng đó, độ PH của đất...); đặc điểm về địa hình, về độ cao của đất đai.

Điểm cơ bản cần lƣu ý khi đánh giá mức độ thuận lợi hay khó khăn của đất đai là phải gắn với từng loại cây trồng cụ thể. Rất có thể một đặc điểm nào đó của đất đai khó khăn cho phát triển loại cây trồng này, nhƣng lại thuận lợi cho phát triển loại cây trồng khác. Đồng thời, cũng cần xem xét trong từng thời vụ cụ thể của năm về ảnh hƣởng của đất đai đối với sản xuất một loại cây trồng nhất định.

Đối với SXNN, mức độ ảnh hƣởng của khí hậu mang tính quyết định. Những thông số cơ bản nhƣ nhiệt độ bình quân hàng năm, hàng tháng; nhiệt độ cao nhất, thấp nhất hàng năm, hàng tháng; lƣợng mƣa bình quân cao nhất, thấp nhất trong thời kỳ quan trắc; độ ẩm không khí; thời gian chiếu sáng, cƣờng độ chiếu sáng; chế độ gió; những hiện tƣợng đặc biệt nhƣ sƣơng mù, sƣơng muối, mƣa đá, tuyết rơi... đều phải đƣợc phân tích, đánh giá về mức độ ảnh hƣởng đến phát triển của từng loại cây trồng và vật nuôi cụ thể.

c. Nguồn nước

Nguồn nƣớc cung cấp cho nông nghiệp bao gồm cả nƣớc mặt và nƣớc ngầm, hoặc khả năng đƣa nƣớc từ nơi khác đến vùng sản xuất mà chúng ta đang xem xét. Các nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên đƣợc xem nhƣ cơ sở tự nhiên của phân công lao động trong nông nghiệp. Sự PTNN và chuyên môn hóa theo vùng cho đến thời đại ngày nay đều xuất phát từ sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, trong đó chủ yếu là sự khác biệt về khí hậu và nguồn nƣớc. Chuyên môn hóa giữa vùng này và vùng khác trong một quốc gia, hoặc giữa quốc gia này với quốc gia khác trên phạm vi thế giới, cơ bản cũng xuất phát từ sự khác biệt của điều kiện tự nhiên [9], [10].

a. Dân tộc

Dân tộc là cộng đồng những ngƣời cùng chung một lịch sử (lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc), nói chung một ngôn ngữ, sống chung trên một lãnh thổ, có chung một nền văn hóa . Dân tộc cƣ trú ở những vùng khác nhau sẽ có nền văn minh nông nghiệp khác nhau. Dân tộc cƣ trú ở vùng đồng bằng có trình độ, tập quán SXNN tiến bộ hơn so với dân tộc cƣ trú ở vùng miền núi. Trong cùng một vùng, nếu có nhiều dân tộc sinh sống, thì các dân tộc đó cũng có trình độ và tập quán SXNN khác nhau.

b. Dân số

một không gian nhất định, thƣờng đƣợc đo bằng một cuộc điều tra dân số. Trong động lực học về dân số, kích cỡ dân số, độ tuổi và cấu trúc giới tính, tỷ lệ tăng dân số và sự phát triển dân số cùng với điều kiện kinh tế - xã hội sẽ có ảnh hƣởng đến chất lƣợng của nguồn nhân lực. Ở vùng nông thôn quy mô dân số lớn, tốc độ tăng tự nhiên và mật độ dân số cao thì chất lƣợng dân số sẽ thấp, lực lƣợng lao động có chất lƣợng kém, nên nguồn lực về lao động cho các ngành kinh tế hạn chế, trong đó có nông nghiệp.

c. Dân trí

Dân trí là trình độ văn hóa chung của xã hội, hoặc đơn giản hơn là trình độ học vấn trung bình của ngƣời dân: bao nhiều phần trăm biết đọc, biết viết; bao nhiêu phần trăm có trình độ học vấn cao... Những nơi còn nghèo, có GDP thấp thƣờng bị xem là có nguyên nhân dân trí thấp. Vì dân trí thấp cho nên xã hội không thể phát triển tốt. Trình độ dân trí có ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng nguồn nhân lực. Đa số lao động nông nghiệp ở nông thôn thƣờng có trình độ dân trí thấp hơn so với lao động các ngành khác, nên quá trình áp dụng công nghệ, kỹ thuật vào nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Khi trình độ dân trí đƣợc nâng lên sẽ thuận lợi trong thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa SXNN.

d. Truyền thống

Truyền thống ảnh hƣởng lớn đến quá trình sản xuất. Truyền thống tốt đẹp góp phần tích cực phát triển sản xuất, xây dựng xã hội mới, con ngƣời mới. Trong nông nghiệp, nếu truyền thống sản xuất lạc hậu sẽ kìm hãm nông nghiệp phát triển, vì sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng công nghệ, kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất...[9], [21].

a. Tình hình nền kinh tế

Bất kỳ một nền kinh tế nào cũng có tính chu kỳ. Ở trong mỗi giai đoạn nhất định, tốc độ tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế luôn có những

thay đổi sẽ ảnh hƣởng đến tốc độ tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu sản xuất của các ngành, trong đó có nông nghiệp. Quá trình tăng trƣởng và phát triển của nền kinh tế trong hiện tại cũng có ảnh hƣởng đến triển vọng phát triển của các nganh của nền kinh tế trong tƣơng lai, nên PTNN trong tƣơng lai cũng sẽ chịu tác động trong quá trình đó.

b. Thị trường

Trong nông nghiệp, thị trƣờng đảm bảo cho quá trình PTNN là thị trƣờng các yếu tố đầu vào và thị trƣờng tiêu thụ nông sản.

* Thị trường các yếu tố đầu vào của SXNN nhƣ thị trƣờng vốn, thiết bị và vật tƣ nông nghiệp, quyền sử dụng đất, khoa học và công nghệ. Khi nền kinh tế nông nghiệp hàng hóa phát triển đòi hỏi phải phát triển các thị trƣờng yếu tố đầu vào. Tuy nhiên, do năng lực kinh tế và trình độ quản lý mà nông hộ khó có thể thâm nhập về phía “trƣớc” hoặc phía “sau” trên chuỗi sản xuất nông sản.

* Thị trường tiêu thụ nông sản thƣờng phụ thuộc vào mối quan hệ cung cầu về nông sản. Cung cầu nông sản có vai trò thúc đẩy sản xuất và góp phần chuyển dịch cơ cấu trong SXNN. Cung cầu tạo ra cơ chế hình thành giá cả nông sản và thúc đẩy việc mua bán nông sản phù hợp với các quy luật của thị trƣờng. Cầu về nông sản là cầu cho tiêu dùng trực tiếp, cầu cho chế biến và cầu cho sản xuất trực tiếp nông nghiệp. Cung về nông sản không những đáp ứng nhu cầu cho tiêu dùng, cho xuất khẩu mà còn cho dự trữ.

c. Chính sách về nông nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tùy cách tiếp cận, có thể phân loại các chính sách kinh tế trong nông nghiệp theo những tiêu thức khác nhau.

- Theo nội dung, có thể phân loại các chính sách theo cách gọi tên cụ thể nhƣ: chính sách ruộng đất, chính sách đầu tƣ vốn, chính sách tín dụng...

- Theo lĩnh vực, có thể phân loại thành các nhóm chính sách thuộc lĩnh vực tài chính (thuế, đầu tƣ, trợ cấp sản xuất...); lĩnh vực tiền tệ (giá cả, lãi

suất...); lĩnh vực xuất, nhập khẩu (thuế, hạn ngạch, tỷ giá hối đoái ...).

- Theo quan hệ của chính sách đối với quá trình sản xuất, có thể phân thành các chính sách đầu vào (đầu tƣ, vật tƣ, trợ giá, khuyến nông...); các chính sách đầu ra (thị trƣờng và giá cả, xuất - nhập khẩu...); các chính sách về tổ chức quá trình sản xuất (đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn, cơ cấu vật nuôi, cây trồng, cơ cấu quản lý, điều hành...).

d. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn

Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn gồm giao thông đƣờng bộ, đƣờng thủy; hệ thống tƣới tiêu, cấp thoát nƣớc, điện, thông tin liên lạc..., là nhân tố ngoại sinh của PTNN nhƣng có vai trò thúc đẩy nâng cao khả năng cạnh tranh và lợi thế so sánh của nông sản đƣợc sản xuất và tiêu thụ. Phát triển giao thông, thủy lợi, thông tin liên lạc sẽ làm giảm chi phí trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Hoàn thiện hệ thống cấp điện, cấp thoát nƣớc góp phần nâng cao đƣợc chất lƣợng cuộc sống ở nông thôn, tăng nhanh năng suất nông nghiệp...[8], [21], [22].

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện EA KAR Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 29)