Kinh nghiệm của huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện EA KAR Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 35)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.3.Kinh nghiệm của huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam

Thực hiện từ năm 2013, nhƣng mô hình thâm canh ba vụ đạt giá trị thu nhập cao có quy mô diện tích tập trung từ 25 ha trở lên ở Bình Lục là đúng hƣớng. Hầu hết 6 mô hình ở 6 xã đều hoàn thành các nội dung yêu cầu của kế hoạch đề ra, nhƣ đảm bảo các tiêu chí cùng trà, cùng giống, cùng áp dụng biện pháp thâm canh; áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh; cơ giới hoá khâu làm đất, thu hoạch có hiệu quả nên đã góp phần giảm chi phí sản xuất, tạo vùng sản xuất hàng hoá tập trung, năng suất cao.

Nhìn chung, phƣơng thức sản xuất tại các mô hình bƣớc đầu đều cho kết quả tích cực. Chẳng hạn, với phƣơng thức “2 vụ lúa + 1 vụ đông trồng cây bí xanh” cho giá trị thu hoạch là 183 triệu đồng/ha; phƣơng thức “2 vụ lúa + 1 vụ đông trồng cây ngô ngọt xuất khẩu” đạt giá trị là 127,5 triệu đồng/ha; hoặc nhƣ phƣơng thức “2 vụ lúa + 1 vụ đông trồng cây ngô nếp thƣơng phẩm” đạt giá trị 113,7 triệu đồng/ha;… Với việc thực hiện đa phƣơng thức trong sản xuất, các mô hình đã đƣa cây trồng hàng hoá vào sản xuất. Nhờ đó, đã góp phần hình thành sự ký kết hợp đồng sản xuất và bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp, tạo tiền đề quan trọng cho những vụ sản xuất tiếp theo, hình thành chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp, giảm chi phí sản xuất, bảo đảm đầu ra và nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích và nâng cao thu nhập cho nông dân. Mặt khác, việc thực hiện mô hình này bƣớc đầu cũng đã tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ cơ sở từ xã đến hợp tác xã và các thôn xóm tổ chức sản xuất theo kế hoạch tập trung, áp dụng các tiếp bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đạt hiệu quả kinh tế cao hơn so với các vùng sản xuất bình thƣờng [35].

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 của luận văn đã khái quát đƣợc cơ sở lý luận để phát triển nông nghiệp. Tập trung chính của chƣơng là đi tìm hiểu muốn phát triển nông nghiệp thì chú trọng phát triển những tiêu chí nhƣ: phát triển về số lƣợng, phải gia tăng các yếu tố nguồn lực, tăng cƣờng thâm canh, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ...

Bên cạnh đó phân tích đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển nông nghiệp để làm cơ sở giúp tác giả đi vào phân tích thực trạng ở chƣơng 2

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN EA KAR, TỈNH ĐĂK LĂK

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện EA KAR Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 35)