Kinh nghiệm của huyện Đức Linh tỉnh Bình Thuận

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện EA KAR Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 34)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.2.Kinh nghiệm của huyện Đức Linh tỉnh Bình Thuận

Trƣớc kia cùng với điều kiện đất đai, thời tiết khí hậu thuận lợi hơn nhƣng diện tích cây lâu năm trên địa bàn huyện còn ít và chủ yếu là cây điều, cây hồ tiêu và cây cà phê nhƣng năng suất và hiệu quả kinh tế không cao. Nhờ việc chuyển dịch diện tích đất trồng các lọai cây hàng năm, cây lâu năm và diện tích đất hoang hóa chƣa sử dụng sang trồng cây cao su, cây điều ghép cao sản và trồng xen cây ca cao dƣới tán điều...hiệu quả kinh tế mang lại cao bất ngờ.

Song song đó, ngƣời dân đã tự giác và mạnh dạn thay đổi tập quán canh tác sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học mới. Nhờ vậy, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đã có những thay đổi rõ nét từ việc đƣa giống bắp lai cao sản thay thế giống bắp thƣờng. Bên cạnh đó, nhờ đầu tƣ thâm canh đúng mức nên năng suất lúa đã tăng gần 2 lần so với trƣớc đây. Đặc biệt, việc áp dụng kỹ thuật luân canh giữa cây trồng cạn với cây lúa nƣớc, hàng năm đã sản xuất trên 1000 ha theo mô hình Lúa + Màu (2 lúa + 1bắp, 1 lúa + 1 đậu phộng và 1 lúa + 1 dƣa hấu ....), mô hình Lúa + Cá, Lúa + Cá + Heo mang lại hiệu quả kinh tế khá cao từ 100-150 triệu đồng/ha/năm. Nhiều hộ gia đình làm kinh tế khá đã mạnh dạn đầu tƣ và hình thành nhiều mô hình sản suất lớn quy mô trang trại với những trang thiết bị và kỹ thuật sản xuất theo hƣớng bán

công nghiệp và công nghiệp. Đây là nét nổi bật trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, con nuôi [36].

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện EA KAR Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 34)