Hoàn thiện một số chính sách liên quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện EA KAR Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 109)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.8. Hoàn thiện một số chính sách liên quan

a. Chính sách đất đai

- Đổi mới chính sách đất nông nghiệp theo hƣớng tăng quy mô đất canh tác của hộ gia đình và hạn điền, đáp ứng các yêu cầu của nông nghiệp hiện đại và cải thiện điều kiện sản xuất cho nông dân.

- Đồng thời, cải tiến mạnh mẽ các thủ tục hành chính nhà nƣớc liên quan đến bảo hộ quyền sử dụng đất nông nghiệp, đến chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất nông nghiệp theo hƣớng công khai quy trình, điều kiện, giảm phí tổn thực hiện và tăng điểm tiếp cận cho dân cƣ ở nông thôn.

- Xác định cơ chế pháp lý cho phép nông dân có vị thế bình đẳng, có lợi trong giao dịch đất, nhất là quyền chấp thuận hay không chấp thuận việc thu hồi đất nông nghiệp chuyển sang kinh doanh phi nông nghiệp.

- Cải cách thủ tục hành chính quản lý đất nhằm kích hoạt thị trƣờng đất nông nghiệp. Công khai hóa và tinh giản thủ tục quản lý đất để quyền sử dụng đất nông nghiệp trở thành hàng hóa và có thể lƣu thông dễ dàng, nhất là ổn định và công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Nhà nƣớc.

Khuyến khích phát triển thị trƣờng chuyển nhƣợng, cho thuê đất nông nghiệp theo hƣớng công khai, minh bạch, đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ. Tăng cƣờng tƣ vấn pháp lý về đất đai cho nông dân để họ có thể tham gia thị trƣờng chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất một cách có lợi.

Ngoài ra, cần xây dựng và thực hiện chính sách bảo vệ quỹ đất nông nghiệp một cách hiệu quả, hạn chế chuyển đất nông nghiệp sang xây dựng đô thị, nhà ở, công sở [3].

b. Chính sách phát triển nguồn nhân lực

- Xây dựng chiến lƣợc đào tạo nguồn nhân lực dài hạn ở địa phƣơng để có lực lƣợng lao động trong nông nghiệp chất lƣợng, linh hoạt, thích ứng với yêu cầu PTNN. Thực hiện chế độ, đãi ngộ hợp lý để thu hút những cán bộ quản lý có trình độ, ngƣời lao động tay nghề cao vào hoạt động SXNN.

- Thƣờng xuyên tổ chức đào tạo mới, đào tạo lại, thực hiện dịch vụ tƣ vấn khuyến nông, tiếp cận thị trƣờng... nhằm nâng cao kiến thức, tri thức, kỹ năng cho cán bộ quản lý, kỹ thuật, ngƣời lao động nông nghiệp.

- Bảo đảm sự phối hợp nhịp nhàng giữa khả năng và nội dung đào tạo của các cơ sở đào tạo với nhƣ cầu đào tạo nhân lực của các cơ sở sản xuất và yêu cầu PTNN cũng nhƣ sự cân đối về lực lƣợng lao động trông nông nghiệp.

- Đi đôi với việc đào tạo, bồi dƣỡng, phải bố trí, sự dụng tốt nguồn lực đã đƣợc đào tạo, phát huy đầy đủ khả năng, sở trƣờng, sự sáng tạo, lòng nhiệt thành của họ để làm ra những sản phẩm có năng suất, chất lƣợng cao.

- Có chính sách thu hút và hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp có hàm lƣợng công nghệ cao về lĩnh vực nông nghiệp đến SXKD trên địa bàn huyện nhằm thu hút lao động có trình độ cao và nâng cao trình độ ngƣời lao động.

- Có chính sách sử dụng các cộng tác viên là các nhà khoa học, chuyên gia nông nghiệp; triển khai các đề tài nghiên cứu, các mô hình sản xuất trên cơ sở hợp tác với các tổ chức khoa học, nhà khoa học, tạo tiền đề thu hút ngƣời lao động có trình độ, năng lực cao đóng góp PTNN địa phƣơng.

c. Chính sách thuế, tín dụng

- Thực hiện miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật và các chính sách khuyến khích đầu tƣ của tỉnh, huyện đối với PTNN, nông thôn, nhất là các chính sách ƣu đãi về thuế đối với các trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp và doanh nghiệp phục vụ nông nghiệp.

nhất là các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận nguồn tín dụng, giải quyết tình trạng thiếu vốn của nông dân, cho nông dân vay kịp thời trong những thời kỳ cần vốn sản xuất để tránh phải bán tháo nông sản với giá thấp, hoặc phải đi vay nặng lãi, thậm chí không huy động đƣợc vốn phải dừng sản xuất.

- Tăng cƣờng nguồn vốn cho vay trung và dài hạn; tƣ vấn, hƣớng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nông dân nhất là hộ nông dân vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa các thủ tục vay vốn và sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả. Mở rộng hình thức cho vay tín chấp thông qua các tổ chức tín chấp, các đoàn thể chính trị xã hội hoặc tổ chức xã hội.

- Áp dụng các chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tƣ, hỗ trợ lãi suất đối với các lĩnh vực cần ƣu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất nông sản hàng hóa trong từng thời kỳ. Từng bƣớc giảm nguồn hỗ trợ trực tiếp có tính chất bao cấp từ ngân sách nhà nƣớc.

d. Chính sách hỗ trợ tiêu thụ nông sản

- Phát triển hệ thống thông tin thị trƣờng, nhất là thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm; tăng cƣờng dự báo giúp các chủ cơ sở sản xuất có điều kiện tiếp cận thông tin, từ đó chủ động lên kế hoạch sản xuất đáp ứng, phù hợp với nhu cầu thị trƣờng. Cơ quan truyền thông ở huyện cần xây dựng chuyên mục hàng ngày về thị trƣờng và giả cả các mặt hàng nông sản

- Tạo điều kiện để các hộ sản xuất nông sản từng bƣớc gắn kết với các chợ đầu mối, các doanh nghiệp tiêu thụ. Khuyến khích các cơ sở sản xuất có khả năng tổ chức tiêu thụ, chế biến hoặc xúc tiến đầu mối tiêu thụ.

- Định hƣớng phát triển cơ sở chế biến gắn với cơ sở SXNN vùng tập trung chuyên canh theo quy hoạch sản xuất nguyên liệu, hạn chế việc vận chuyển nguyên liệu từ cơ sở sản xuất đến nhà máy chế biến ở xa, làm tăng chi phí vận chuyển. Khuyến khích ngƣời nuôi trồng tham gia vào các HTX, nông

lâm trƣờng, doanh nghiệp để gắn kết sản xuất với tiêu thụ.

- Ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất và tiến tới triệt tiêu sự lũng đoạn của tƣ thƣơng, chống lại những thủ đoạn ép giá nông sản. Khi có biến động thị trƣờng làm giá cả nông sản giảm mạnh, Nhà nƣớc cần can thiệp kịp thời để bình ổn giá, giúp cho các cơ sở sản xuất giảm thiệt hại.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện EA KAR Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)