II/ CÁCH THỨC XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP VỀ TINH THẦN
1. Nội dung bồi dưỡng: Tự làm đồ dùng dạy học môn Tự nhiên – Xã hội.
2. Thời gian bồi dưỡng : 31/3đến ngày 5/4/2014
3. Hình thức : Tự học 4. Kết quả đạt được : 4. Kết quả đạt được :
1.Bộ tranh sưu tầm môn Tự nhiên – xã hội
* Cấu tạo: Bộ sưu tập về hình ảnh của các con vật, cây cối có trong chương trình học môn Tự nhiên và Xã hội.
* Vật liệu:
-Tranh, ảnh sưu tầm từ sách báo,...; - Giấy bìa cứng;
- Hồ dán.
* Ứng dụng: Đây là hình thức tự làm thiết bị dạy học một cách nhanh nhất nhưng cũng đạt hiệu quả rất cao.
2. Sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ * Cấu tạo
Bảng formica trắng: Bên ngoài vẽ phần tĩnh của sơ đồ, bên trong bao gồm: mạch điện và bo mạch điện tử; công tắc; đèn led; dây dẫn.
* Vật liệu: Tương tự như trên. * Ứng dụng:
Sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ được sử dụng để giảng dạy trong chương trình môn tự nhiên và Xã hội lớp 3 Khi dạy các bài về máu và hệ tuần hoàn. Sử dụng bảng điện thay thế tranh vẽ với sự lơu chuyển liên tục của dòng điện( mô phỏng dòng máu) trong mạch để giải một số vấn đề còn tồn tại ở tranh vẽ.
Sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ được thiết kế sử dụng mạch điện nháy để thể hiện được sự lưu chuyển của dòng máu theo chiều xác định. Đồng thời các bo mạch điện tử được thiết kế hoạt động ngắt quãng ở từng giai đoạn, công tắc ba chiều để thay đổi tốc độ sẽ có tác dụng giúp HS chủ động trong việc tiếp thu bài học.
- Sử dụng sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và dòng tuần hoàn nhỏ bằng dòng điện giúp HS khai thác được các kĩ năng quan sát, phân tích, nhận xét, tổng hợp vấn đề để rút ra kiến thức mới. - HS có thể phân biệt rõ hai vòng tuần hoàn lớn và nhỏ trong cơ thể và sự lưu chuyển của máu trong hai vòng tuần hoàn này.
- Cũng qua mô hình này, GV có thể thiết kế các hoạt động trò chơi vận dụng trong bài học như: ghép các thẻ chữ ghi sẵn tên các bộ phận vào sơ đồ sao cho phù hợp, thi xác định nhanh đường đi của máu trong hệ tuần hoàn, ...
III. Những nội dung bản thân sẽ vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và giáo dục tại đơnvị: Vận dụng tất cả những nội dung trên. vị: Vận dụng tất cả những nội dung trên.
IV. Những nội dung khó và những đề xuất về cách thức tổ chức bồi dưỡng nhằm giảiquyết những nội dung khó này: không quyết những nội dung khó này: không
Bồi dưỡng thường xuyên
V. Tự đánh giá: Sau khi bồi dưỡng, tôi đã tiếp thu và vận dụng được vào thực tiễn công tácđược 85 % so với yêu cầu và kế hoạch. được 85 % so với yêu cầu và kế hoạch.
Bồi dưỡng thường xuyên
TUẦN 31
BÀI THU HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
Năm học 2013 – 2014
Câu 1: Những việc đã làm được trong thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
Sau khi bồi dưỡng nội dung về xây dựng phong trào “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, Năm học 2013 – 2014, bản thân tôi đã làm được những việc sau:
1. Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp:
- Về vấn đề đảm bảo vệ sinh trường học: Cùng với Ban giám hiệu nhà trường, Đoàn thanh niên, Hội chữ thập đỏ phát động các phong trào giữ vệ sinh trường lớp, thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động thi đua giữ vệ sinh, làm vệ sinh giữa các khối, các lớp trong trường, giã các nhóm, ban trong lớp. Cùng với nhà trường tham gia các hoạt động tổng vệ sinh đường phố nơi trường đóng 1 lần/tuần vào cuối tuần, vệ sinh sân trường 2 lần/tuần vào đầu và cuối tuần. Vệ sinh lớp học, phân công trực nhật mỗi nhóm trực nhật 1 buổi/ tuần có sự kiểm tra, đánh giá của ban vệ sinh sức khỏe, Cả lớp cùng tổng vệ sinh vào buổi học cuối cùng trong tuần.
- Trồng và chăm sóc cây xanh:
Tổ chức cho HS đăng kí tham gia chăm sóc cây xanh, vườn hoa sân trường. Tổ chức cho HS viết cam kết thực hiện những việc nên làm và những việc sẽ làm để bảo vệ cây cối. Thông qua các bài học về cây cối trong các môn học Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội, chủ điểm về cây cối giáo dục cho HS biết nơi sống, ích lợi, cách chăm sóc cây xanh nâng cao ý thức bảo vệ cây xanh cho HS. Trồng và chăm sóc cây xanh ở góc cộng đồng, trang trí lớp học. Phân công nhóm trực tưới cây, vun gốc hằng ngày.
- Trang trí lớp học: trang trí lớp học theo Mô hình trường học mới Việt Nam VNEN. Lớp học có đủ các góc học tập theo môn học, có thư viện lớp học, có góc cộng đồng trưng bày sản phẩm lao động sản xuất, sản phẩm văn hóa du lịch, truyền thống lịch sử địa phương. Bản đồ cộng đồng giúp cho GV, nhà trường biết được vị trí, cộng đồng, đặc điểm địa hình quãng đường từ nhà đến trường của các em. Hòm thư vui nhịp cầu kết nối tình đoàn kết giữa HS với HS, giữa cô và trò. Ngoài ra, Lớp học còn là tác phẩm hội họa đầy màu sắc của cô, trò, cha mẹ các em cùng nhau tạo nên.
- Việc huy động cha mẹ học sinh và các lực lượng ngoài nhà trường tham gia sửa chữa bàn ghế, thiết bị điện, trang trí lớp học, cải tạo vườn cây là việc làm thường xyên của lớp, của trường.
2. Xây dựng phong trào HS tích cực:
- Tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam VNEN, nhằm giúp học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, hướng HS tới cách học tự trải nghiệm, tìm tòi, tự khám phá rút ra bài học cho mình, đem bài học ở lớp ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày xung quanh các em. Thông qua việc tổ chức học tập theo mô hình trường học mới tạo cho HS cơ hội chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết của mình với bạn bè, với thầy cô, với người lớn, giúp các em nhớ lâu hơn, vận dụng tốt hơn. Bên cạnh đó, thông qua cách thức tổ chức lớp
Bồi dưỡng thường xuyên
học theo mô hình VNEN như bầu cử, tranh cử Hội đồng tự quản học sinh thay cho việc giáo viên lựa chọn, chỉ định ban cán sự lớp, chia lớp thành các ban học tập phụ trách các mảng, các vấn đề của lớp còn giúp các em mạnh dạn tự tin hơn, giao tiếp tốt hơn trong học tập cũng như trong sinh hoạt.
- Tổ chức thành công các hoạt động ngoại khóa, HĐGD nghệ thuật, thể chất, GD theo chủ đề, GD kĩ năng sống cho HS theo kế hoạch đề ra.
- Tham gia đầy đủ các phong trào thi đua, các cuộc vận động của trường của ngành phát động.
- Bản thân không ngừng học tập sáng tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, tham gia đầy đủ các khóa tập huấn chuyên đề về chuyên môn. Tự giác tham gia và hoàn chương trình bồi dưỡng thường xuyên dành cho GV tiểu học theo kế hoạch. Sử dụng thành thạo và ứng dụng các thiết bị, phần mềm công nghệ thông tin vào công tác dạy – học. Luôn nêu cao tinh thần “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương sáng về đạo đức tự học và sáng tạo”. Qua những minh chứng và kết quả đạt được ở trên, bản thân tôi tự đánh giá đã hoàn thành tốt nội dung bồi dưỡng về xây dựng trường học, học sinh tích cực.
Câu 2: Trong số những modun đã đăng kí, nội dung của modun nào được vận dụng vào thực tiễn giảng dạy tốt nhất và vận dụng như thế nào?
Trong 4 modun đăng kí thì modun TH7 : XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP THÂN THIỆN được vận dụng vào thực tiễn giảng dạy tốt nhất. Sau khi hoàn thành việc bồi dưỡng modun TH 7 thông qua việc tự học và nghiên cứu tài liệu và thống nhất với tổ chuyên môn, tôi đã lập kế hoạch cho việc xây dựng môi trường học tập thân thiện ngay trong phạm vi lớp tôi chủ nhiệm. Kế hoạch được cụ thể hóa các tiêu chí và biện pháp xây dựng.(Kế hoạch được trình bày ở bài học tuần 22)
Về kế hoạch xây dựng môi trường học tập thân thiện về vật chất, tôi đã hoàn thành tất cả các tiêu chí đề ra. Cụ thể minh chứng ở lớp tôi có môi trường học tập như sau:
* Về vật chất:
- Sàn lớp ngăn bàn không có giấy rác, thức ăn vương vãi... - Trên tường trần không có mạng nhện, vết loang, ố... - Cửa sổ và cửa ra vào , bàn ghế, bảng không bám bụi đất.
- Thư viện, góc học tập được sắp xếp gọn gàng, không bám bụi bẩn. - Lớp học có thùng giỏ đựng rác, chổi quét để gọn gàng.
- Không có nước bẩn, rẻ rách, chổi cùn trong lớp.
- Các tranh ảnh trên tường treo dán hợp lí, ngay ngắn, không rách , bong, bẩn. - Sách vở, tài liệu không quăn mép, bẩn, rách nát...
- Bàn ghế không bị lung lay, gãy hoặc thừa mũ đinh/ vật nhọn. - Mặt bàn ghế không chằng chịt các vết cứa, mực, vẽ...
- Có nước lọc để uống, có chậu để rửa tay. - Có cây xanh trong lớp học.
- Có tủ thuốc/túi thuốc với một số thuốc thông dụng. * Về tinh thần:
- GV gần gũi, khuyến khích, giúp đỡ, động viên HS. - Tất cả HS đều được tạo cơ hội để tham gia HĐ học tập.
Bồi dưỡng thường xuyên
- HS được tham gia phát biểu ý kiến và được tôn trọng. - HS tin tưởng, mạnh dạn nêu ý kiến thắc mắc với giáo viên.
- HS hợp tác với nhau trong quá trình học tập. Thân ái, chia sẻ và giúp đỡ nhau.
- Giáo viên liên hệ thường xuyên với phụ huynh/ Chi hội HCMHS để trao đổi thông tin về HS.
Qua những minh chứng và kết quả đạt được ở trên, bản thân tôi tự đánh giá đã vận dụng hiệu quả nội dung bồi dưỡng modun TH7 XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP THÂN THIỆN.