Tự đánh giá: Sau khi bồi dưỡng, tôi đã tiếp thu và vận dụng được vào thực tiễn công tác được 90 % so với yêu cầu và kế hoạch.

Một phần của tài liệu Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên 2013 2014 (giáo viên lê thị diệp phòng giáo dục thành phố thanh hóa) (Trang 40)

III. Đặc điểm tâm lí của HS yếu kém

7. Tự đánh giá: Sau khi bồi dưỡng, tôi đã tiếp thu và vận dụng được vào thực tiễn công tác được 90 % so với yêu cầu và kế hoạch.

TUẦN 20

TH7: XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP THÂN THIỆN

Bồi dưỡng thường xuyên

1,Nội dung bồi dưỡng:

XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP THÂN THIỆN TRONG NHÀ TRƯỜNG VỀ VẬT CHẤT

2.Thời gian: Từ ngày 13/1/2014 đến 18/1/2014

3. Hình thức: Tự học

4. Kết quả đạt được:

Môi trường vật chất: Là toàn bộ không gian( cả trong hoặc ngoài phòng học), nơi diễn ra quá trình dạy – học, mà ở đó có các yếu tố như bảng, bàn ghế, âm thanh, ánh sáng, không khí, cách sắp xếp không gian phòng học,...

Không gian lớp học là yếu tố quyết định đến môi trường vật chất. Nó có hai hình thái: vật chất và tâm lí, không gian vật chất là vùng bao quanh có thể giới hạn bởi một biên giới khó nhìn thấy được. Nó duy trì một khoảng cách với người bên cạnh và cần được tôn trọng. Không gian được coi là vùng đất thuộc về cá nhân hoặc một nhóm học sinh: lớp hoc, bàn, ghế, chổ để sách vở, chỗ để học.... Mỗi không gian bao hàm đặc thù của người sử dụng. Trong không gian cá nhân, mỗi người cảm thấy nhu cầu được ở một mình, có sự ấm cúng, thoải mái, tự tin cho hoạt động. Ngược lại, chính không gian này sẽ làm cho học sinh cảm thấy bị gò bó, chật hẹp khi tham gia các hoạt động học tập. Vì vậy, khi bố trí chỗ ngồi cần quan tâm đến đặc điểm học sinh như : thuận tay trái/ phải, học sinh khuyết tật, học sinh quá cao/ thấp ....

Các điều kiện về không khí cũng thuộc về yếu tố không gian. Không khí trong lành, mát mẻ ở nơi học tập tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động cá nhân và cho sự thoải mái của học sinh. Không khí ẩm thấp, nặng nề nhanh chóng dẫn đến sự mệt mỏi, chán nản. Trời nóng quá hoặc lạnh quá đều dẫn đến sự thiếu hào hứng trong học tập.

Ánh sáng cũng có tầm quan trọng to lớn cho việc nhìn, quan sát khi học tập. Có ít nhất 50% Năng lực não tham gia vào xử lí các hình ảnh đến với con người từ bên ngoài. Những hình ảnh nhìn thấy được bao quát rộng hơn là những hình ảnh nghe được. Do đó trẻ em sẽ bị ức chế nếu nhìn không rõ.

Âm thanh của một lớp học có thể ồn ào hoặc hài hòa. Thường thì giọng nói êm ái, dễ chịu thuận lợi hơn cho sự chú ý, tập trung và giao tiếp. Những tiếng chói tai, thì thầm, rì rầm hoặc oang oang của giọng nói sẽ gây khó chịu cho quá trình dạy học, gây nên sự mất chú ý, đãng trí và dễ bị kích động.

5. Những nội dung bản thân sẽ vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và giáo dục tại đơnvị: Vận dụng tất cả những nội dung trên. vị: Vận dụng tất cả những nội dung trên.

6. Những nội dung khó và những đề xuất về cách thức tổ chức bồi dưỡng nhằm giảiquyết những nội dung khó này: không quyết những nội dung khó này: không

7. Tự đánh giá: Sau khi bồi dưỡng, tôi đã tiếp thu và vận dụng được vào thực tiễn công tácđược 80 % so với yêu cầu và kế hoạch. được 80 % so với yêu cầu và kế hoạch.

TUẦN 21

TH7: XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP THÂN THIỆN

Bồi dưỡng thường xuyên

1,Nội dung bồi dưỡng:

XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP THÂN THIỆN TRONG NHÀ TRƯỜNG VỀ TINH THẦN

2.Thời gian: Từ ngày 20/1/2014 đến 25/1/2014

3. Hình thức: SHCM

4. Kết quả đạt được:

Môi trường tinh thần: Là toàn bộ mối quan hệ tác động qua lại giữa GV, HS, nhà trường, gia đình, cộng đồng.

Gia đình là môi trường sống đầu tiên của học sinh, đó là nơi sinh ra, nuôi dưỡng và giáo dục các em, và cha mẹ là những nhà giáo dục đầu tiên. Nếp sống gia đình , mối quan hệ tình cảm giữa các thành viên, trình độ văn hóa, sự gương mẫu và phương pháp giáo dục của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển tâm lí, ý thức của học sinh tiểu học.

Nhà trường với sứ mệnh kép là đảm bảo truyền thụ kiến thức và giáo dục học sinh, như là yếu tố môi trường bên ngoài có ảnh hưởng to lớn đến việc học tập, rèn luyện của HS, cụ thể nhà trường là nơi cung cấp kiến thức cho người học một cách có hệ thống, là nơi giáo dục phẩm chất đạo đức nhân cách của người học, nhà trường giúp cho người học có tính tự chủ và đào tạo người học trở thành một công dân có trách nhiệm.

Xã hội , với các truyền thống, giá trị, định hướng kinh tế, chính trị và tôn giáo , có ảnh hưởng gián tiếp đến việc dạy học và giáo dục HS. Môi trường xã hội ảnh hưởng tới quá trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh thường qua hai hình thức tự phát và tự giác. Những ảnh hưởng tự phát bao gồm các yếu tố tíc cực và tiêu cực của đời sống xã hội vô cùng phức tạp do cá nhân tự lựa chọn theo nhu cầu, hứng thú, trình độ tự giáo dục của mình. Những ảnh hưởng tự giác là những tổ hợp tác động trực tiếp hay gián tiếp có hướng đích, có nội dung, có phương pháp, bằng nhiều hình thức của các tổ chức,cơ quan, đoàn thể xã hội.

Tập thể và các tổ chức hoạt động của tập thể học sinh như Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Sao nhi đồng có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển nhân cách của trẻ em. Tập thể với tư cách là cộng đồng đặc biệt được tổ chức ở trình độ cao, có tôn chỉ, mục đích, nội dung hoạt động, có kỉ luật, tạo điều kiện tốt cho HS sống, hoạt động và giao lưu. Giáo dục hiện đại rất coi trọng việc giáo dục tập thể, coi trọng tập thể là môi trường để HS giao lưu, tương tác, là phương tiện để giáo dục học sinh. Mối quan hệ bạn bè có ảnh hưởng hằng ngày, hằng giờ đến học sinh.

Như vậy có thể thấy, việc xây dựng môi trường học tập thân thiện về tinh thần có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Xây dựng MTHTTT (Môi trường học tập thân thiện) nhằm tạo các điều kiện thuận lợi từ bên ngoài để kích thích các động cơ học tập của học sinh, thúc đẩy học sinh thực hiện các hoạt động học tập của bản thân nhằm hoàn thành mục tiêu học tập đề ra.

5. Những nội dung bản thân sẽ vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và giáo dục tại đơnvị: Vận dụng tất cả những nội dung trên. vị: Vận dụng tất cả những nội dung trên.

6. Những nội dung khó và những đề xuất về cách thức tổ chức bồi dưỡng nhằm giảiquyết những nội dung khó này: không quyết những nội dung khó này: không

Bồi dưỡng thường xuyên

7. Tự đánh giá: Sau khi bồi dưỡng, tôi đã tiếp thu và vận dụng được vào thực tiễn công tácđược 80 % so với yêu cầu và kế hoạch. được 80 % so với yêu cầu và kế hoạch.

TUẦN 22

TH7: XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP THÂN THIỆN

Bồi dưỡng thường xuyên

1,Nội dung bồi dưỡng:

CÁCH THỨC XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP THÂN THIỆN TRONG NHÀ TRƯỜNG.

2.Thời gian: Từ ngày 3/2/2014 đến 8/2/2014

3. Hình thức: Tự học

4. Kết quả đạt được:

Một phần của tài liệu Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên 2013 2014 (giáo viên lê thị diệp phòng giáo dục thành phố thanh hóa) (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w