III. Đặc điểm tâm lí của HS yếu kém
7. Tự đánh giá: Sau khi bồi dưỡng, tôi đã tiếp thu và vận dụng được vào thực tiễn công tác được 85 % so với yêu cầu và kế hoạch.
được 85 % so với yêu cầu và kế hoạch.
Bồi dưỡng thường xuyên
TUẦN 18
1,Nội dung bồi dưỡng: TH3: ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ CỦA HỌC SINH KHÁ GIỎI
2.Thời gian: Từ ngày 16/12 đến 21/12/2013
3. Hình thức: Tự học
4. Kết quả đạt được: I. MỤC TIÊU:
- Xác định được đặc điểm tâm lí của học sinh giỏi và học sinh năng khiếu. - Liên hệ được với thực tiễn nhà trường hiện nay.
- Xác định được những biểu hiện của học sinh giỏi, học sinh năng khiếu trong lớp. II. THÔNG TIN CƠ BẢN:
1. Học sinh giỏi, học sinh năng khiếu là những học sinh hoàn thành công việc một cách dễ dàng nhất, khiến mọi người phải kinh ngạc.
2. Năng khiếu là tư chất vốn có làm cơ sở cho năng lực mà dưới tác động của môi trường, của luyện tập sẽ được phát triển hoặc không. Năng khiếu là dấu hiệu phát triển sớm ở trẻ em một tài năng nào đó khi trẻ chưa được tiếp súc một cách có hệ thống trong lĩnh vực hoạt động tương ứng.
Năng khiếu bộc lộ ở nhiều khía cạnh như : tốc độ vượt trội trong việc hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể so với trẻ đồng trang lứa, thành tích xuất sắc trong một lĩnh vực nhất định, thiên hướng hoạt động mãnh liệt hoặc sự sáng tạo trong hoạt động ở một lĩnh vực nào đó.
3. Dấu hiệu nhận biết trẻ có năng khiếu:
- Ngôn ngữ phát triển cao hơn so với trẻ cùng lứa: Vốn từ lớn diễn đạt tốt.
- Đọc nhiều và có khả năng đọc sách không dành cho lứa tuổi. VD: trẻ học lớp 1 có thể đọc trôi chảy, viết chính tả tốt, từ vựng khó của lớp trên.
- Luôn muốn tự giải quyết công việc riêng và dễ dàng đạt kết quả cao.
- Không bằng lòng với kết quả và nhịp điệu làm việc, muốn đạt tới sự hoàn hảo. - Quan tâm tới nhiều vấn đề của người lớn.
- Có xu hướng tìm bạn ngang bằng năng lực, thường là hơn tuổi.
- Tinh thần trách nhiệm cao, không muốn bằng mọi giá để có sự đồng thuận. 4. một số đặc điểm tâm lí của học sinh giỏi, học sinh năng khiếu:
- Có ý thức rõ rệt đối với việc học tập. Say mê học tập, thái độ của các em đối với các môn học trở nên có lựa chọn hơn, có hứng thú với một môn học nào đó.
- Đối với học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, hoạt động học tập được thúc đẩy mạnh mẽ nhất bởi động cơ nhận thức.
- Có chỉ số thông minh IQ cao, nhận thức nhanh biểu hiện ở tốc độ tư duy, tốc độ vận dụng nhanh khi giải quyết các bài tập mới lạ, không quen thuộc..
- có năng lực tập trung trí tuệ cao, biết tư duy độc lập, tự phát hiện và giải quyết vấn đề và đặc biệt là đánh giá được vấn đề đã giải quyết. Các em ít khi vừa lòng với những lời giải bình thường mà có khuyngh hướng tìm tòi lời giải mới mẻ, độc đáo ngắn gọn( lời giải đẹp) - Có năng lực khái quát hóa cao. Các em thường có xu hướng đi tới những bài tổng quát hơn.
- Có cá tính rõ rệt. Đây là một trong những điều kiện của sự sáng tạo.
Bồi dưỡng thường xuyên
- Rất tự tin.
- Liên tục cho thấy sự tò mò về trí tuệ.
- Có một loạt mối quan tâm, thường về một loại tri thức, bày tỏ một hoặc nhiều mối quan tâm sâu sắc.
- Có sự vượt trội rõ rệt trong ngôn từ cả về số lượng và chất lượng, là sự quan tâm đến tinh tế của từ ngữ và những ứng dụng của chúng.
- Say mê đọc và hấp thu những cuốn sách tốt vượt xa lứa tuổi của mình.
- Tiếp thu bài nhanh và dễ dàng và ghi nhớ những gì đã được học, nhớ lại những thông tin quan trọng, khái niệm và nguyên tắc, dễ dàng thấu hiểu.
5. Những nội dung bản thân sẽ vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và giáo dục tại đơnvị: Vận dụng tất cả những nội dung trên. vị: Vận dụng tất cả những nội dung trên.
6. Những nội dung khó và những đề xuất về cách thức tổ chức bồi dưỡng nhằm giảiquyết những nội dung khó này: không quyết những nội dung khó này: không
7. Tự đánh giá: Sau khi bồi dưỡng, tôi đã tiếp thu và vận dụng được vào thực tiễn công tácđược 85 % so với yêu cầu và kế hoạch. được 85 % so với yêu cầu và kế hoạch.
TUẦN 19
TH7: XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP THÂN THIỆN
Bồi dưỡng thường xuyên
1,Nội dung bồi dưỡng: Xây dựng môi trường học tập thân thiện trong nhà trường.
2.Thời gian: Từ ngày 6/1/2014 đến 11/1/2014
3. Hình thức: Tự học
4. Kết quả đạt được:
1/ Môi trường và việc dạy học:
Môi trường là toàn bộ các yếu tố tự nhiên và xã hội hiện hữu, ảnh hưởng đến đời sống và nhân cách con người. môi trường bao quanh con người, môi trường bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên gồm khí hậu, đất, nước, sinh thái, Môi trường xã hội là các điều kiện về kinh tế, chính trị, văn hóa,...
Hoàn cảnh sống được hiểu là một yếu tố hoặc một môi trường nhỏ hợp thành của môi trường lớn, môi trường nhỏ tác động trực tiếp, mạnh mẽ, trong một thời gian, không gian nhất định tạo nên hướng hình thành và phát triển nhân cách. Ví dụ: hoàn cảnh kinh tế khó khăn, hoàn cảnh bệnh tật ốm đau, ... Trong quá trình hình thành nhân cách thì môi trường xã hội( trong đó có gia đình, bạn bè, tập thể, trường, lớp, ..) thông qua các mối quan hệ đa dạng, có ý nghĩa quan trọng đặc biệt.
Mỗi con người ngay từ khi mới sinh ra đã phải sống trong một môi trường, hoàn cảnh nhất định, có thể gặp thuận lợi hoặc khó khăn đối với quá trình phát triển thể chất, tinh thần của cá nhân. Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội với các điều kiện kinh tế, thể chế chính trị, hệ thống pháp luật, truyền thống văn hóa, chuẩn mực đạo đức... tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành và phát triển động cơ, mục đích, quan điểm, tình cảm, nhu cầu, hứng thú, chiều hướng phát triển của cá nhân... thông qua hoạt động và giao lưu trong môi trường mà cá nhân chiếm lĩnh được các kinh nghiệm, giá trị xã hội loài người, từng bước điều chỉnh , hoàn thiện nhân cách của mình.
Tác động của môi trường đối với sự phát triển của cá nhân là rất lành mạnh, phức tạp, có thể là tác động tích cực hoặc tiêu cực, có thể cùng chiều hoặc ngược chiều, chủ yếu là theo con đường tự phát. Mức độ ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực như thế nào, có được chấp nhận hay không trong qua trình phát triển nhân cách tùy thuộc phần lớn vào trình độ được giáo dục. Đó là ý thức, niềm tin, quan điểm, ý chí và xu hướng, năng lực hoạt động, giao lưu góp phần cải biến môi trường của cá nhân. C.Mác đã nói: “ Hoàn cảnh sống tạo ra con người trong một mức độ con người sáng tạo ra hoàn cảnh”.
Ngay cả trong cùng môi trường sống, hoàn cảnh gia đình, nhưng nhân cách của từng cá nhân cũng phát triển theo hướng khác nhau, như vậy trong sự tác động qua lại giữa nhân cách và môi trường , cần chú ý đến hai mặt của vấn đề: Tác động của môi trường, hoàn cảnh vào quá trình hình thành, phát triển nhân cách; và ngược lại, tác động của nhân cách vào môi trường, hoàn cảnh để điều chỉnh, cải tạo nó nhằm phục vụ nhu cầu, lợi ích của mình. Có thể khẳng định ảnh hưởng to nns của yếu tố môi trường đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Tuy nhiên nếu tuyệt đối hóa vai trò của môi trường là phủ nhận vai trò ý thức, sáng tạo của chủ thể, đó là sai lầm về nhận thức luận. Ngược lại, việc hạ thấp hoặc phủ nhận vai trò của môi trường cũng phạm sai lầm của thuyết “giáo dục vạn năng”. Do đó, phải đặt quá trình giáo dục, quá trình hình thành và phát triển hình thành và phát triển nhân cách trong mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố để có sự đánh giá đúng đắn.
2/ Môi trường học tập thân thiện:
Bồi dưỡng thường xuyên
Các hoạt động dạy học và kết quả nhận được có những tình huống phức tạp. Đó là, học sinh có thể chăm chỉ ở môn học này nhưng lại nghịch ngợm ở môn học khác; giờ học này thì hứng thú nhưng giờ học khác thì thụ động và không tập trung; bài học này đươc tổ chức rất thành công ở lớp A, nhưng lại rất hạn chế ở lớp B,.. Tại sao lại như vậy?
Môi trường đã can thiệp, hội nhập một cách thiết thực trong việc dạy học. Câu chuyện trên đề cập đến một khía cạnh của môi trường học tập, người giáo viên đã tạo ra một môi trường học tập có ảnh hưởng đến động lực cố gắng của HS, tạo cho các em sự tự tin vào bản thân và tăng cường sự giao tiếp, đánh giá tích cực lẫn nhau.
Vậy môi trường học tập là một tập hợp phức tạp các yếu tố khác nhau, môi trường học tập gồm tập hợp các yếu tố ảnh hưởng đến việc dạy và học. Môi trường học tập là nơi diễn ra quá trình học tập của trẻ, bao gồm môi trường vật chất và môi trường tinh thần.
Môi trường vật chất: Là toàn bộ không gian( cả trong hoặc ngoài phòng học), nơi diễn ra quá trình dạy – học, mà ở đó có các yếu tố như bảng, bàn ghế, âm thanh, ánh sáng, không khí, cách sắp xếp không gian phòng học,...
Môi trường tinh thần: Là toàn bộ mối quan hệ tác động qua lại giữa GV, HS, nhà trường, gia đình, cộng đồng.
5. Những nội dung bản thân sẽ vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và giáo dục tại đơnvị: Vận dụng tất cả những nội dung trên. vị: Vận dụng tất cả những nội dung trên.
6. Những nội dung khó và những đề xuất về cách thức tổ chức bồi dưỡng nhằm giảiquyết những nội dung khó này: không quyết những nội dung khó này: không
7. Tự đánh giá: Sau khi bồi dưỡng, tôi đã tiếp thu và vận dụng được vào thực tiễn công tácđược 90 % so với yêu cầu và kế hoạch.