Định hướng phát triển của TTCKVN và giải pháp thực hiện

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán MB (Trang 72)

Thị trường chứng khoán Việt Nam là một thị trường mới ra đời, mặc dù hoạt động được hơn mười hai năm nay nhưng vẫn còn non trẻ. Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết về việc phê duyệt Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam từ năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

3.1.1.1 Mục tiêu.

Phát triển thị trường chứng khoán ổn định, vững chắc; tăng quy mô và chất lượng; đảm bảo tính công khai, minh bạch, nâng cao năng lực quản lý, giám sát và cưỡng chế thực thi; chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế.

Phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu vào năm 2020 đạt khoảng 70% GDP, đưa thị trường trái phiếu trở thành kênh huy động và phân bổ vốn quan trọng cho phát triển kinh tế.

Tái cấu trúc mô hình tổ chức thị trường chứng khoán theo hướng cả nước có 1 Sở giao dịch chứng khoán, từng bước cổ phần hóa Sở giao dịch chứng khoán.

3.1.1.2 Giải pháp thực hiện.

Để thực hiện được các mục tiêu trên, các giải pháp trước mắt cũng như lâu dài cần tập trung vào một số nội dung sau:

- Hoàn thiện khung pháp lý trong đó sửa đổi và thay Luật chứng khoán hiện hành vào năm 2015

Tăng cung hàng hóa trên thị trường

+ Áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về công bố thông tin và quản trị công ty , xây dựng cơ chế bảo vệ nhà đầu tư nhỏ.

+ Chuẩn hóa các quy định về chào bán chứng khoán ra công chúng theo thông lệ quốc tế, cải tiến phương thức định giá và chào bán cổ phiếu của doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa gắn với niêm yết thị trường chứng khoán.

+ Hoàn thiện và phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu công ty trên cơ sở gắn kết giữa thị trường chào bán sơ cấp với thị trường giao dịch thứ cấp; từng bước xây dựng đường cong lợi suất chuẩn cho thị trường trái phiếu.

+ Phát triển thị trường trái phiếu công ty; xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh được chuẩn hóa theo hướng phát triển với các công cụ từ đơn giản đến phức tạp; về dài hạn cần thống nhất hoạt động thị trường phái sinh có công cụ gốc là chứng khoán, hàng hóa, tiền tệ.

- Phát triển và đa dạng hóa loại hình nhà đầu tư, cải thiện chất lượng cầu đầu tư nhằm hướng tới cầu đầu tư bền vững.

- Phát triển, nâng cao năng lực cho hệ thống các tổ chức trung gian thị trường, phát triển các Hiệp hội, tổ chức phụ trợ thị trường chứng khoán. Nó bao gồm: công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, vai trò của các Hiệp hội .

- Tái cấu trúc tổ chức thị trường, hoàn thiện và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin của thị trường, nâng cao chất lượng hoạt động và giao dịch

- Tăng cường hợp tác quốc tế, công tác đào tạo, nghiên cứu và thông tin tuyên truyền.

- Bên cạnh đó xây dựng quy chế phối hợp quản lý, giám sát chặt chẽ giữa Bộ Tài Chính với Ngân hàng Nhà nước, bộ Công an, các Bộ, ngành liên quan nhằm nâng cao tính minh bạch công khai trong hoạt động của khu vực tài chính và phát huy hiệu quả quản lý nhà nước trên thị trường tài chính.

(Nguồn: Quyết định 252 ngày 01/03/2012)

3.1.2 Định hướng hoạt động của MBS.

Với phương châm hành động năm 2013 là “củng cố lực lượng, phát triển khách hàng, hoạt động an toàn, bền vững” công ty cổ phần chứng khoán MB đã đưa ra kế hoạch tài chính trong năm 2013 như sau: tổng doanh thu dự kiến đạt 353.3 tỷ đồng chỉ đạt 89.4% so với năm 2012, chi phí dự kiến 332.8 tỷ đồng đạt 86.8% so với năm 2012 nhưng lợi nhuận trước thuế đạt 20.5 tỷ đồng đạt 173% so với năm 2012.

Để đạt được kế hoạch trên công ty đã xây dựng cho mình một chiến lược phát triển toàn diện cụ thể đối với hoạt động tư vấn công ty đã đưa ra định hướng như sau:

- Đối với hoạt động tư vấn tài chính: năm 2013 cũng là năm được các chuyên gia kinh tế đánh giá là năm hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) tiếp tục tăng trưởng mạnh, đây cũng là cơ hội để MBS thực hiện các thương vụ M&A mang lại doanh thu và tạo dựng uy tín, vị thế trên thị trường. Trong chiến lược phát triển trung và dài hạn MBS phấn đấu là công ty chuyên nghiệp nhất trong các nhà cung cấp dịch vụ M&A và thị trường vốn tại Việt Nam. Để thực hiện điều này thì MBS cần tập trung xây dựng đội ngũ nhân sự, liên kết chặt chẽ

và dài hạn với các đối tác trong và ngoài nước, khai thác triệt để thế mạnh trong Tập đoàn MB.

- Đối với hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán: tăng cường mạng lưới khách hàng, không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn đầu tư.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán MB (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w