- Chăm sóc trẻ sơ sinh
3.2.1. Gia đình và sự hình thành nhân cách văn hóa tuổi ấu thơ
Trong xã hội ngày nay, gia đình phải thấy được tầm quan trọng của khoa học nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em (trước tuổi đi học) trong đó bao hàm những vấn đề cốt lõi sau:
- Vấn đề chăm sóc thai nghén cần chú ý:
+ Những điều nên và không nên khi phụ nữ mang thai (thai giáo). + Dinh dưỡng khi người phụ nữ có thai
Trẻ thơ từ khi nằm trong bụng mẹ đã chịu ảnh hưởng của môi trường văn hóa gia đình. Những tập tục nghi lễ mang đậm tính nhân văn, nhiều khi pha đôi chút màu sắc "mê tín" trong việc "thai giáo" cho thấy tâm nguyện của con người và gia đình Việt Nam cốt mong sao "cuộc sinh" được "mẹ tròn con vuông" và đứa trẻ sau này có tương lai tốt đẹp. Truyền thống văn hóa gia đình Việt Nam trong lĩnh vực thai giáo khuyên người mẹ mang thai nên ăn uống những thức ăn bổ dưỡng và mát mẻ cho thai nhi, và cho mẹ có sức, đủ để vượt qua "cuộc sinh nở kỳ diệu". Người mẹ nên "tắm mình" trong môi trường thiên nhiên- văn hóa: ngắm nhìn những phong cảnh đẹp, hữu tình, treo tranh những đứa trẻ bụ bẫm, đáng yêu, những vị anh hùng, thần tượng trong các lĩnh vực mà bố mẹ của đứa trẻ yêu thích... Người mẹ khi mang thai cần nghe những âm thanh giai điệu trữ tình, êm ái; đi đứng thì khoan thai nhẹ nhàng, ngôn ngữ nói và hành vi thì trong sáng ngay thẳng..., và nên kiêng cữ tất cả những gì ngược lại với những điều đã khuyên ở trên. Có thể hiểu người mẹ trong thời kỳ "thai giáo" là sự chắt chiu, nâng niu những gì tốt đẹp để kết tinh nên "nụ hoa" bụ bẫm, đầy sức sống để chờ ngày "mãn nguyệt khai hoa" sinh ra một "thiên thần bé nhỏ". Niềm vui sướng tự hào của tất cả thành viên trong gia đình, hai họ.
- Vấn đề chăm sóc- nuôi dưỡng trẻ sơ sinh cần chú ý:
+ Phương thức chăm sóc trẻ sơ sinh theo phương pháp vệ sinh khoa học. + Tầm quan trọng của sữa mẹ.
+ Phương thức vệ sinh khi cho con bú, cách cho con bú, cách bảo vệ nguồn sữa mẹ.
Trẻ lọt lòng sinh ra, nhu cầu đầu tiên, mang tính bản năng là sự gắn bó Mẹ - Con. Thực chất sự gắn bó này đã xuất hiện, tồn tại từ khi mẹ mang thai con suốt 9 tháng 10 ngày. Những suy nghĩ, mong ước, trò chuyện, vỗ về, nghe ngóng, bảo vệ của người mẹ với thai nhi hàng ngày là cơ sở đầu tiên thiết lập mối quan hệ mật thiết mẹ- con. Và con trẻ cũng nhập tâm những cảm xúc ban đầu từ trong bụng mẹ.
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu tâm lý, nhân học văn hóa chứng minh nhu cầu gắn bó, giao tiếp giữa mẹ - con khi trẻ lọt lòng là một tất yếu, tự nhiên. Qua đó cũng cho thấy những đứa trẻ sinh ra bị bỏ rơi, không được mẹ cho bú, vỗ về, nựng nịu, trò chuyện để lại "khoảng hổng" lớn trong tâm lý, tình cảm, ứng xử, giao tiếp với mọi người và môi trường xung quanh sau này.
Trong lịch sử nuôi dạy trẻ, người ta đã làm một thực nghiệm theo lệnh của nhà vua nước Phổ như sau: một số trẻ khi sinh ra đem ngay đến cho các bà sơ nuôi dưỡng với một yêu cầu nghiêm khắc là cho trẻ ăn uống đầy đủ, ngoài ra không được trò chuyện, dạy dỗ gì, để biết đứa trẻ lớn lên trong sự thiếu vắng những lời trò chuyện, những cử chỉ âu yếm, ấp ủ, vỗ về và chăm sóc, thì diện mạo tâm lý đứa trẻ sẽ ra sao? Tất nhiên, kết quả là những đứa trẻ đó sẽ mang một ấn tượng xấu về môi trường tâm lý - giáo dục, quan trọng hơn là cái nôi văn hóa đầu tiên đó đã biến chúng thành những đứa trẻ ngây ngô đầy bản năng trong giao tiếp, và trong tổ chức sinh hoạt cá nhân và cộng đồng, tâm hồn nó trở nên khô cằn, lãnh đạm. Người đời sau gọi đó là một thí nghiệm dã man trong lịch sử loài người.
- Vấn đề dinh dưỡng trẻ em cần chú ý: Ngoài sữa mẹ trẻ cần các thức ăn bổ sung
khác: chất đạm, can xi, vitamin và vi khoáng... tùy thuộc vào cơ địa và nhu cầu cơ thể của trẻ.
- Vấn đề giáo dục đạo đức - nhân văn cần chú ý:
+ Môi trường văn hóa gia đình.
+ Lối sống, nếp sống văn hóa, ứng xử trong gia đình. + Ru con.
+ Cha mẹ, người lớn luôn là những tấm gương.
Trong xã hội truyền thống trước đây, con trẻ được nuôi dạy theo phương thức truyền thống, lấy kinh nghiệm từ đời này áp dụng cho đời sau. Mục tiêu giáo dục nên
mô hình nhân cách con người hiếu - thuận. Trẻ sinh ra được nuôi dạy trong môi trường văn hóa lấy đạo đức, hiếu đễ làm đầu. Lớn lên đến tuổi "khai tâm" trẻ được học "dăm ba" chữ thánh hiền làm gốc đủ để nhận biết phải trái, đúng sai, tốt xấu mà xử sự với người trên kẻ dưới. Cộng với truyền thống văn hóa gia đình "mình vì mọi người" mà trẻ được dạy dỗ cẩn thận ngay từ đầu những thói quen, nếp sống tình nghĩa, phục thiện, biết nhường nhịn, hy sinh sở thích cá nhân cho người khác, hiếu thảo với cha mẹ, nếp ăn uống, đi lại giao tiếp ý tứ, lễ phép, khiêm tốn, giản dị.
Trong gia đình truyền thống trước đây có thuận lợi, thường có ba thế hệ trở lên sống trong một nhà hoặc cùng một khuôn viên, trẻ em sinh ra được tiếp nhận hệ thống giá trị chuẩn mực từ ông bà, cha mẹ, dân gian có câu: "Cha mẹ nào con nấy", "giỏ nhà ai quai nhà ấy" là có ý nói cha mẹ sống thế nào, nuôi dạy con thế nào nên thế ấy. Cha mẹ,
người lớn trong nhà gương mẫu trong nếp ăn, nếp ở, nếp vệ sinh, nếp lao động, tiết
kiệm... bao giờ cũng là tấm gương sáng cho trẻ thơ soi và bắt chước. Trẻ ở giai đoạn
2 - 3 tuổi là tuổi học ăn, học nói, học cách giống người lớn mà bố mẹ là đối tượng trẻ gần gũi, yêu quý và luôn lấy đấy làm mẫu mực. Bố mẹ, ông bà gương mẫu
trong gia đình còn tác động mạnh mẽ tới hình thành nhân cách trẻ thơ nhờ uy tín, trẻ
phục nể, do đó thích chơi trò đóng vai: làm bố, làm mẹ, làm con với những câu nói hành vi hệt cha mẹ.
Yếu tố văn hóa quan trọng để giáo dục con cái trong gia đình đòi hỏi cha mẹ là những tấm gương.
Giáo dục đạo đức - nhân văn cho trẻ ngày nay cần phát huy truyền thống tích cực của văn hóa gia đình Việt Nam. Sự nhập thân văn hóa ở trẻ em trước tuổi đi học trước hết cần hình thành nền nếp thói quen trong ăn, ở, hoạt động ứng xử có văn hóa phù hợp với truyền thống văn hóa gia đình và đáp ứng yêu cầu nhân cách trong xã hội hiện đại. Những truyền thống văn hóa gia đình cần truyền thụ cho trẻ hình thành nhân cách ban đầu không thể thiếu vắng lời ru của mẹ, những truyện cổ tích của ông bà, cha mẹ, những đồ chơi - trò chơi trong đó trẻ chơi mà học, học mà chơi tạo hứng thú học tập. Qua trò chơi, đồ chơi trẻ được đáp ứng nhu cầu hoạt động, được khám phá, sáng tạo.
nay cần thiết phải khôi phục lại trong đời sống gia đình. Nhập tâm lời ru của mẹ, trẻ thơ đi vào giấc ngủ sẽ ngon lành và sâu hơn. Tạo được cảm giác an toàn, bình yên cho trẻ những tháng năm đầu là hết sức quan trọng. Quan trọng hơn, tình cảm tốt đẹp được nảy nở trong quan hệ Mẹ - Con và sẽ để lại ấn tượng sâu sắc bền vững suốt cuộc đời sau này của trẻ.
Ru con có nhiều cách: hát ru, ngâm thơ, đọc thơ, hoặc ru bằng các làn điệu dân ca.
Lời ru thường được chắt lọc những lời hay, ý đẹp trong vốn văn học dân gian, ca dao mới, thơ mới, cùng âm điệu ngọt ngào trầm bổng sẽ nuôi dưỡng và phát triển tâm hồn trong sáng, trí tưởng tượng bay bổng của trẻ thơ.
Những trẻ em lớn lên trong lời ru của mẹ thường giàu cảm xúc và nhạy cảm, do đó cũng rất dễ đồng cảm, chia sẻ với những người khác những khi khó khăn, cần thiết. Nhân tố cảm xúc này là hết sức cần thiết không thể thiếu trong đời sống tình cảm cá nhân. Nó sẽ tạo cho các em năng lực để hòa nhập và sống tốt giữa bất cứ tập thể hay nhóm người nào khi lớn lên và trưởng thành.
Ru con là một sinh hoạt văn hóa giản dị và đầy ý nghĩa trong giáo dục gia đình. Nó là vốn văn hóa quý giá đầu tiên mà bất kỳ người mẹ nào cũng cần thiết truyền lại cho con trong giai đoạn hình thành nhân cách ban đầu của trẻ. Cố bác sĩ Nguyễn Khắc Viện - một nhà tâm lý học trẻ em nổi tiếng - cho rằng, "ru con là lớp văn" đầu tiên của mỗi con người. Những đứa trẻ thiếu vắng lời ru của mẹ là mất đi một nguồn hạnh phúc quan trọng.
- Vấn đề hoạt động chơi của trẻ cần chú ý:
+ ý nghĩa quan trọng của đồ chơi, trò chơi trong hình thành nhân cách và phát triển toàn diện cho trẻ em.
+ Đồ chơi, trò chơi cho trẻ cũng là một trường học, do đó cần hướng dẫn trẻ chơi tích cực ở từng cấp tuổi.
+ Cách làm đồ chơi cho trẻ (nên tận dụng các vật liệu có sẵn trong gia đình). Những tháng năm đầu tiên của cuộc đời, đồ chơi cho trẻ là rất quan trọng. Những hình dáng, màu sắc, âm thanh phát ra từ đồ chơi sẽ đưa trẻ thơ vào thế giới tưởng tưởng đầy hấp dẫn và lý thú.
Thời kỳ này, trẻ thích chơi trò đóng vai (bắt chước người lớn làm thầy cô giáo,
làm bác sĩ, làm chú công an...) chiếm ưu thế. Đây chính là lúc trẻ được nhập thân văn
hóa qua các vai trò xã hội. Trò chơi đối với trẻ mẫu giáo chính là trường học của cuộc
sống. Trẻ được tiếp xúc với đồ chơi, trò chơi, các con vật gần gũi như: Chim bồ câu, thỏ, mèo... dễ tạo trong trẻ thơ lòng nhân hậu, tình thương đồng loại và thói quen nghĩ tới người khác.
Trò chơi dân gian kết hợp với lời ca ngộ nghĩnh, giản dị, trong sáng, hồn nhiên, vốn chưa được khai thác nhiều nay nên đưa vào hệ thống trò chơi của trẻ thơ trong trường học và gia đình. Ví dụ: trò chơi bịt mắt bắt dê, nu na nu nống, nhong nhong ngựa ông đã về, xỉa cá mè đè cá chép, v.v...
Bên cạnh các trò chơi dân gian cần được khai thác các trò chơi hiện đại phù hợp với lứa tuổi con trẻ trong xã hội công nghệ, tin học, đáp ứng và kích thích sự phát triển trí tuệ của trẻ: Ví dụ, trò chơi âm nhạc, trò chơi toán học, trò chơi ngoại ngữ v.v...
Trẻ em (trước tuổi đi học), ngoài giáo dục của văn hóa gia đình, trẻ còn chịu tác động rất lớn của văn hóa nơi trường học mẫu giáo mầm non.