- Chăm sóc trẻ sơ sinh
2.1.2.2. Giai đoạn ngôn ngữ
Trẻ khi qua được một năm tuổi, người mẹ cai sữa cho con. Từ đây, trẻ sẽ bước vào một gia đoạn mới cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển cơ thể và hình thành nhân cách. Các nhà khoa học đã tổng kết những ảnh hưởng văn hóa và tác động của gia đình đến quá trình nhập thân văn hóa để hình thành nhân cách của trẻ.
Những yếu tố tác động lên sự phát triển cơ thể con người nói chung và đứa trẻ
nói riêng, trước hết là các yếu tố di truyền. Càng ngày khoa học càng chứng minh là có
nhiều gien, chứ không phải một gien duy nhất quyết định sự phát triển các bộ phận của
cơ thể; thứ hai, là các yếu tố môi trường. Các dân tộc, các tầng lớp xã hội có mức sống
cao, có trình độ văn hóa xã hội cao (bao hàm những kiến thức nuôi dạy con, đề phòng bệnh tật, kích thích tư duy, trí tuệ, giác quan và tình cảm) quyết định sự phát triển của cơ thể trẻ.
Trong xã hội truyền thống, do điều kiện mức sống, trình độ văn hóa xã hội còn nhiều hạn chế, đi cùng với đó là những tập tục ăn uống kiêng khem khiến trẻ nhỏ dưới ba tuổi dễ mắc bệnh suy dinh dưỡng. Từ đó cũng dễ dẫn đến tình trạng hữu sinh vô dưỡng cao.
Nguyên nhân của bệnh chủ yếu là do chế độ ăn uống chưa hợp lý. Đối với trẻ nhỏ dưới sáu tháng chủ yếu là do thiếu hoặc không có sữa mẹ. Do nuôi dưỡng thiếu khoa học, chỉ cho trẻ ăn nước cháo với đường, muối, hoặc bột quấy, cơm nhai mang tính tinh bột là chủ yếu.
Đối với trẻ lớn hơn, khi cai sữa chưa có chế độ ăn thích hợp với lứa tuổi hoặc cho ăn thiếu cả về số lượng cũng như về chất lượng hàng ngày dễ làm cho trẻ hạn chế phát triển hoặc tốc độ lớn lên của cơ thể.
Một nguyên nhân nữa hết sức quan trọng là thiếu điều kiện phòng các bệnh nhiễm trùng thường xảy ra ở trẻ trước tuổi đi học như: sởi, ho gà, kiết lỵ, ỉa chảy, viêm phổi... rất dễ gây bệnh suy dinh dưỡng. Ngoài ra còn một số yếu tố dễ phát sinh bệnh suy dinh
Trẻ em trong xã hội truyền thống, ngoài việc nuôi dưỡng ra, giáo dục gia đình là môi trường văn hóa đầu tiên và chủ yếu của trẻ.
Lứa tuổi con trẻ từ 1 - 3 tuổi, một yếu tố hết sức quan trọng là sự phát triển của não bộ.
Theo chỉ số của y tế nói chung, sự phát triển của não về kích thước và trọng lượng khi trẻ lọt lòng mẹ có trọng lượng bằng 25% của người lớn. Khi trẻ 1 tuổi thì trọng lượng đã bằng 60% và khi trẻ 3 tuổi là 90%. Vậy là, trẻ từ
1 - 3 tuổi là thời kỳ não phát triển với tốc độ cực kỳ lớn so với một đời người. Vì thế, kinh nghiệm truyền thống đã thấy rõ vai trò dậy con "từ thuở còn thơ".
Đấy là thời kỳ cơ chế sinh lý và tâm lý cơ bản của con người được hình thành. Nếu thời kỳ sơ sinh trẻ được học ăn là chủ yếu, thì thời kỳ 1 - 3 tuổi chủ yếu trẻ được học cả ăn và nói. ở tuổi này, ngôn ngữ nói, đặc biệt ngôn ngữ mẹ đẻ có một ảnh hưởng cực kỳ to lớn. Giọng nói âu yếm của cha mẹ, lời ru của mẹ trong đó câu ca dao, hò vè, mọi âm thanh dặt dìu của mẹ là chất sữa nuôi tâm hồn các em lớn lên.
Trẻ học nói thời kỳ này chủ yếu là học tư duy để phân biệt được cái tốt, cái đẹp, cái xấu, cái thiện, cái ác, do đó, phát triển ngôn ngữ là phát triển phẩm chất tinh thần của con người.
Ngôn ngữ đối với lứa tuổi này là phương tiện để giao tiếp, để tiếp thu kinh nghiệm xã hội, để tư duy, tìm hiểu thế giới xung quanh, đặc biệt khi trẻ được tiếp xúc với thế giới đồ vật, đồ chơi.
Trong xã hội truyền thống, chủ yếu là các gia đình thuần nông. Trẻ em được nuôi dạy, khôn lớn lên trong môi trường văn hóa khu nhà, vườn tược, thiên nhiên cây cỏ, chim muông, con gà, con lợn. Trẻ được bố mẹ dạy dỗ từng ly từng tý, đặc biệt của mẹ, cho con "học ăn, học nói, học gói, học mở". Đến bảy, tám tuổi trẻ mới bắt đầu được ra khỏi nhà để tới lớp, tới trường. Hoàn cảnh ấy tạo ra những con người thuần tính, tính cách ít được phát triển và cũng ít phát huy được tài năng, trí tuệ.