Giai đoạn tiền ngôn ngữ Thai giáo

Một phần của tài liệu Quá trình nhập thân văn hóa tuổi ấu thơ trong xã hội truyền thống (Trang 33)

- Chăm sóc trẻ sơ sinh

2.2.2.1.Giai đoạn tiền ngôn ngữ Thai giáo

Ngày nay việc bảo vệ sức khỏe và giáo dục trẻ em không chỉ bắt đầu sau khi đứa bé ra đời, mà được quan tâm ngay từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ.

Nòi giống dân tộc ta phát triển tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức và sự hiểu biết của các bà mẹ. Vì thế, xã hội ngày nay rất quan tâm và có nhiều giải pháp nhằm tạo cơ hội để các bà mẹ tiếp cận công nghệ nuôi - dạy con từ trong bào thai.

+ Về dinh dưỡng:

Khi có thai người mẹ được cung cấp kiến thức khoa học phải ăn đủ chất, nhất là chất đạm giúp chiều dài con phát triển, tế bào thần kinh tăng lên, trí tuệ của con phát triển tốt, thông minh. Nên ăn đủ chất tươi, bổ, dễ tiêu như: thịt, trứng, cá, đậu phụ, rau, quả chín... để có nhiều sinh tố tránh những sự cố có thể xảy ra khi mẹ mang thai. Từ tháng thứ ba cần ăn những thức ăn có nhiều chất vôi như: tôm, cua, ốc, hến... Những thứ có nhiều chất sắt như: rau muống, lòng đỏ trứng, cải soong... giúp cho sự điều hòa chất sắt, chất vôi trong máu mẹ.

Muốn con khỏe, người mẹ phải ăn thêm bữa trong ngày. Chế độ ăn đủ chất, đủ lượng của người mẹ, con sẽ không bị còi xương, suy dinh dưỡng.

+ Về kiêng cữ:

Người mẹ mang thai nên tránh ăn những chất kích thích khó tiêu như: ớt, hạt tiêu, cà phê, rượu, thuốc lá... Không nên ăn quá mặn mà ăn nhạt hơn bình thường vào những tháng cuối (tháng thứ 8 trở đi).

Trong thời kỳ thai nghén, người mẹ cần hết sức thận trọng trong việc dùng thuốc, tiêm chủng, chiếu chụp điện, nhất thiết phải có chỉ định của bác sĩ sản khoa,

tránh những hậu họa cho con trẻ sau này.

+ Về vệ sinh thai nghén:

Người phụ nữ mang thai được tới cơ sở y tế địa phương khám thai định kỳ, ba tháng một lần. Những tháng cuối mỗi tuần khám một lần để biết cách giữ gìn nuôi dưỡng thai và chuẩn bị đầy đủ cho cuộc đẻ được an toàn.

Người phụ nữ mang thai được khuyên nên có chế độ làm việc và nghỉ ngơi điều độ: Nên đi bộ, đi dạo, nên nghỉ một tháng trước khi đẻ để giúp thai nhi phát triển tốt và tránh đẻ non. Trong tháng cuối của thời kỳ bào thai người mẹ nên lao động nhẹ, tiếp xúc

ở ngoài trời nơi có nhiều ánh sáng tạo điều kiện cho mẹ có nhiều vitamin D là biện pháp tốt phòng bệnh còi xương sớm cho trẻ khi đẻ.

Về vệ sinh thân thể và trang phục khi mang thai, người mẹ cũng được khuyên nên giữ gìn sạch sẽ thân thể, răng miệng hàng ngày, đặc biệt vệ sinh đôi bầu vú mẹ. Trang phục người mang thai nên mặc quần áo rộng rãi vải thoáng thấm mồ hôi để máu dễ lưu thông, giúp cho thai phát triển thuận lợi.

+ Những điều nên tránh trong vệ sinh thai nghén:

Tránh lao động quá sức, tránh thức khuya, tránh nằm nghỉ quá nhiều trên giường. Tránh nhổ răng trong khi có thai. Tránh đi guốc dép cao. Tránh đạp xe, đi xe gắn máy quãng đường xa, gồ ghề dễ sảy thai hoặc đẻ non. Nên tránh sinh hoạt tình dục khi mang thai tháng thứ 2, 3 đề phòng sảy thai và hai tháng cuối để tránh đẻ non và làm loét dạ con.

Về thái độ: Người phụ nữ mang thai được khuyên nên luôn luôn tươi cười, dịu

dàng, đi lại khoan thai. Nên giữ tâm hồn trong sạch ngay thẳng. Môi trường sống của người mẹ nên thoáng mát, có nhiều cây xanh, trong phòng nên luôn có hoa tươi, tranh ảnh đẹp và những giai điệu âm thanh du dương, thanh khiết... Người mẹ nên tránh tiếp cận với những cảnh tượng buồn thảm, đau đớn, tránh tâm trạng nổi giận, ngôn ngữ chao chát, xem những phim ảnh bạo lực, kích dâm.

Tóm lại, trẻ thơ ngày nay so với trẻ thơ trong xã hội truyền thống có sự tăng

trưởng nhanh cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần. Trước hết về trọng lượng, chiều cao cơ thể, đặc biệt bộ não trẻ phát triển một cách rõ rệt hơn trẻ trước kia là do người mẹ từ khi mang thai đã có ý thức khoa học về chế độ dinh dưỡng, vệ sinh thai nghén, những điều cần phòng tránh khi mang thai. Tuy nhiên, do điều kiện sống, chất lượng sống nên người mẹ ở thành thị có hiểu biết và cơ hội thực hiện "thai giáo" tốt hơn những người mẹ ở nông thôn, vùng sâu vùng xa trước kia. Một thực tế cho thấy hiện nay do chế độ giáo dưỡng thai tốt, trẻ sinh ra cân nặng trung bình 2,8 kg đến 3,2 kg, 3,5 kg cao hơn so với trẻ sơ sinh trước kia là 2,5 kg đến 2,8 kg, 3 kg. Đặc biệt não bộ của trẻ phát triển cả về lượng và chất khiến trẻ ngày nay khôn sớm hơn, thông minh hơn.

Do người mẹ mang thai ngày nay được xã hội và cộng đồng quốc tế quan tâm, cụ thể công tác chăm sóc, bảo vệ bà mẹ và trẻ em, sức khỏe sinh sản, được triển khai từ

cao hơn trước kia rất nhiều. Những trường hợp "hữu sinh vô dưỡng" hay "tử vong mẹ sau sinh" không còn phổ biến như trước kia nữa. Tuy nhiên, mọi cố gắng của chúng ta hiện nay cũng mới chỉ dừng lại ở bước đầu. Bởi những con số về trẻ em suy dinh dưỡng, trẻ sinh ra khuyết tật, nhẹ cân, thai lưu, mẹ mang thai bị phù thũng, tiểu đường, thiếu máu... đang đòi hỏi ở chúng ta và xã hội nhiều nỗ lực và giải pháp cho công tác sức khỏe sinh sản, vì một tương lai tốt đẹp cho trẻ thơ.

- Việc chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh

Ngày nay, người mẹ sau khi sinh đẻ, việc ăn uống kiêng cữ đã có nhiều biến đổi, tuy vậy dân ta vẫn còn giữ nhiều thói quen, tập quán ăn uống, kiêng cữ, nhất là ở vùng nông thôn. Sự cải thiện về đời sống vật chất, hệ thống y tế và nhận thức được nâng cao là cơ sở của những biến đổi đó.

Khi sinh đẻ, ngày nay rất hiếm người phải ăn uống một số món truyền thống được coi là lành, là bổ với "gái đẻ" như muối nướng, nước giải trẻ em. Người sản phụ cũng không còn kiêng thịt gà như xưa. Bữa ăn của họ đã có các món thịt gà, thịt lợn nạc, trứng gà, đường kính, sữa, cam để tăng nguồn sinh lực. Nhiều người mẹ trẻ sau khi sinh đẻ chỉ kiêng ăn một số thứ sợ ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con bú như: ớt, tiêu (sợ nóng), đồ ăn lạnh, mỡ, tanh (đồ biển, ốc, cua..) sợ con đi ngoài,.. còn những thức ăn bình thường, như rau cải, bí xanh, lươn, cá... vẫn được sử dụng.

Nhìn chung, tập quán ăn uống, kiêng cữ của người phụ nữ sinh đẻ có nhiều biến đổi, song cũng còn nhiều tập tục ăn uống và kiêng cữ vẫn tồn tại. Có món ăn như mẵm cáy (ở vùng nước lợ) nay vẫn còn được ưa chuộng; Hoặc các món dùng để chữa mất sữa, thiếu sữa (cháo móng giò lợn) vẫn thường sử dụng; ốc, cua thường được sản phụ kiêng ít nhất là 3 tháng, người cẩn thận kiêng tới 6 tháng; kiêng ăn các loại thịt có mùi hôi (thịt chó, vịt ngan); lạnh như (thịt trâu)...

Sự kiêng khem về ăn uống trong sinh đẻ của phụ nữ Việt vùng châu thổ Bắc Bộ ngày nay đang có những điểm trái với quan điểm y học hiện đại. Theo y học hiện đại, để bảo đảm nguồn sinh lực, lấy sức khỏe nuôi con, người phụ nữ sinh đẻ không phải kiêng khem gì trong ăn uống cả. Tuy vậy, tập tục này vẫn tồn tại đến ngày nay là có lý do của

nó. Trước hết, nhận thấy ở môi trường nông thôn tập quán có sức sống bền bỉ, mặc dù,

các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền, giải thích về khoa học ăn uống cho

lạc hậu. Thứ ba, môi trường sống vùng nhiệt đới (nơi chứa nhiều mầm bệnh) khiến người Việt có mẫn cảm là phải giữ gìn trong ăn uống cho sản phụ vốn được coi "người đẻ như lột". Vả lại, sau cuộc "vượt cạn" đầy thử thách gian nan, người mẹ và trẻ sơ sinh cũng rất cần phòng bệnh, tránh những hậu họa nảy sinh, trong đó có nguyên nhân từ ăn uống.

- Chăm sóc trẻ sơ sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trẻ sơ sinh mới chào đời, cơ thể còn non yếu, các bộ phận và chức năng của cơ thể chưa hoàn chỉnh, sức đề kháng yếu do đó đòi hỏi phải chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tỷ mỉ, chu đáo.

Bất kỳ một đứa trẻ nào ra đời đều có trạng thái cơ thể như trên, bởi vậy, có một số yêu cầu chăm sóc trẻ buộc phải thực hiện như: chăm sóc rốn, chăm sóc da, chăm sóc mắt... là những bộ phận trên cơ thể trẻ sơ sinh dễ bị tổn thương nhất.

+ Chăm sóc ăn uống và dinh dưỡng:

Trẻ mới đẻ đã có phản xạ bú, mút, nuốt. Trước đây, khi trẻ lọt lòng mẹ, thường phải vài tiếng thậm chí 1 ngày sau mới được bú mẹ (ngoại trừ mẹ bị mổ hoặc mắc bệnh nhiễm trùng, lây lan). Ngày nay, khoa học chứng minh sữa non của mẹ có giá trị dinh dưỡng và miễn dịch cao nên trẻ được bú mẹ càng sớm càng tốt. Có một thời gian trước đây, trẻ chỉ được bú mẹ

2 tiếng 1 lần. Nay nhu cầu bú của trẻ được đáp ứng bất cứ lúc nào trẻ đói. Sữa mẹ có nhiều protit, lipit đủ muối khoáng và đặc biệt có nhiều vitamin A có khả năng phòng được bệnh khô giác mạc, mù lòa do suy dinh dưỡng ở trẻ gây ra. Do đó, các bà mẹ ngày nay hầu hết đều có nhu cầu cho con bú mẹ, ít nhất là 6 tháng còn trung bình từ 15 - 20 tháng mới cai sữa. Nhiều gia đình khá giả, thậm chí mức sống bình thường, cũng cố cho con ăn thêm sữa ngoài với mong muốn con thật khỏe mạnh, thông minh, phát triển thể lực và vóc dáng vượt hẳn bố mẹ.

+ Nhu cầu giao tiếp khởi đầu:

ở thời kỳ sơ sinh, các hoạt động tâm lý của trẻ còn sơ đẳng và đang được hình thành. Tuy nhiên, ở thời kỳ này giữa mẹ - con cùng có nhu cầu được gắn bó, giao tiếp với nhau (như ôm ấp, vuốt ve, nựng, trò chuyện vu vơ với con. Con chưa biết nói nhưng cũng biết hướng vào gương mặt mẹ để hóng nghe âm thanh dịu dàng, âu yếm.) có lẽ các

giao tiếp, gắn bó giữa mẹ - con mang tính bản năng ngay từ những tháng đầu tiên là rất quan trọng. Nó sẽ khơi dậy chức năng ngôn ngữ và tạo ra tiền đề cho sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ những năm sau này. Bất hạnh và thiệt thòi cho đứa trẻ nào ra đời đã phải xa mẹ. Đặc biệt trẻ không được giao tiếp trò chuyện cùng mẹ hoặc bất kỳ người nào khác sẽ khó trở thành con người thực thụ. Trong thời kỳ sơ sinh mối quan hệ mẹ - con là chủ yếu. Người mẹ Việt Nam mong muốn đứa con ở thời kỳ này được giữ trong môi trường yên

tĩnh, không bị khuấy động bởi tiếp xúc với người lạ. Ngược lại, người mẹ ở Niu Di-lân (Newzeland) ngay từ tháng đầu đã mong muốn con hình thành cá tính tự lập bằng cách cho con nằm riêng, đến giờ ăn cho bú, sau khi ngủ dậy được bố mẹ chuyện trò, con khóc đòi bế ẵm không được đáp ứng. Sau trẻ lớn 1- 2 tuổi tự biết làm những việc đáp ứng nhu cầu bản thân (như tự ôm bình sữa uống khi đói, tự uống nước khi khát, tự mình nằm ngủ...). Trước sự khác nhau giữa các nền văn hóa trong việc chăm sóc trẻ thơ, nhà nghiên cứu V.Caudill đưa ra nhận định: "Văn hóa có thể "đâm rễ" vào cá nhân sau khi đẻ 3 tháng"

2.2.2.2. Giai đoạn ngôn ngữ

Trẻ thơ ở lứa tuổi này còn được gọi là tuổi nhà trẻ. Mặc dù gọi vậy, nhưng trẻ được gửi ở các nhóm ngoài gia đình còn rất hạn chế, chiếm khoảng 13,6% số trẻ trong độ tuổi. Như vậy, ở độ tuổi này, gia đình vẫn là chủ đạo trong giáo dục, nuôi dưỡng.

Về sinh lý, trẻ ở tuổi này các chức năng chủ yếu của cơ thể dần dần hoàn thiện. Sức làm việc của hệ thần kinh bắt đầu được tăng lên. Trẻ có khả năng ăn những vật rắn như cơm, thịt, kẹo, hoa quả... đã biết chạy nhảy và chơi các đồ vật.

Về tâm lý, ở thời kỳ này trẻ có hai đặc điểm chủ yếu: có thể hiểu lời nói và nói được, do đó trẻ có khả năng tiếp thu kinh nghiệm của người lớn trong những việc mà trẻ trực tiếp làm hoặc trông thấy, nghe thấy. Trên cơ sở đó trẻ thực sự biết chơi đồ chơi: trẻ biết những cái đó giống các đồ vật thực và chơi những cái đó là "làm giống như người lớn". Do nghe hiểu lời nói của người lớn là điều kiện cho sự phát triển ngôn ngữ nói của trẻ. "Trẻ lên hai cả nhà tập nói". Có nơi nói "Trẻ lên ba cả nhà tập nói" có lẽ tính theo tuổi mụ. Trẻ hai tuổi đã nói được khá nhiều từ khoảng 800 - 1000 từ. Ngày nay, do điều kiện sống được nâng lên, trẻ được tiếp nhận nhiều thông tin hàng ngày, nên thể chất ngôn ngữ phát triển hơn trẻ ngày xưa. Các bậc cha mẹ cũng ý thức tới chất lượng sống

của con cái hơn, do đó cũng cố gắng tập trung tiền của, công sức chăm sóc nuôi dưỡng con khỏe mạnh, cuộc sống vật chất đầy đủ. Bên cạnh đó, trẻ được bố mẹ hướng dẫn cách ăn, cách cầm thìa xúc, cách ngồi ăn, biết mời người lớn (ông bà, cha mẹ, anh chị) trước khi ăn. Hoặc với người lạ, trẻ được dạy cách chào, cám ơn khi được nhận quà, xin lỗi khi mắc lỗi... Rất tiếc là những gia đình duy trì được nếp giáo dục con cái ở lứa tuổi này như trên không nhiều lắm. Phần lớn gia đình ngày nay là gia đình hạt nhân (chỉ gồm hai thế hệ bố mẹ - con cái), việc nuôi con ở các gia đình kinh tế bình thường cũng đủ lo cho con ăn uống, quần áo đủ dùng. Những gia đình kinh tế khá giả ở thành phố có nuôi người giúp việc, con cái được bảo đảm cả đời sống vật chất và tinh thần (cho con ăn những thức đắt tiền, nhiều chất và đồ chơi thì vô số, không tính xuể). Trẻ trong những gia đình như vậy, suốt ngày bị nhốt kín trong nhà, nó chỉ giao lưu với người giúp việc (các bé gái nông thôn 14 - 15 lên thành phố giúp việc). Đến tối bố mẹ đi làm về, trẻ chỉ kịp chơi với bố mẹ chốc lát là đến giờ đi ngủ. Đó là còn chưa nói tới các bà mẹ trẻ ngày nay không mấy chị biết ru cho con ngủ, điều rất cần cho sự phát triển trí tưởng tượng của trẻ trong thời gian này.

Trẻ 1 - 3 tuổi trong gia đình truyền thống được chú trọng việc "học ăn, học nói". Ngày nay, trong những gia đình gồm 2 - 3 thế hệ có một số gia đình vẫn dạy con theo truyền thống gia phong. Nhưng không ít gia đình đa thế hệ ở chung với nhau gặp mâu thuẫn giữa ông bà - cha mẹ, giữa mẹ chồng - con dâu trong phương pháp nuôi - dạy con cháu. Qua đó ảnh hưởng không nhỏ tới sự hình thành và phát triển tính cách, nhân cách của trẻ.

Lại nói tới đồ vật chơi của trẻ lứa tuổi "ngôn ngữ" này. Đồ vật chơi của trẻ ngày nay có quá nhiều loại, nhằm đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ. Đặc biệt là trên thị trường đồ chơi Trung Quốc đang có những vấn đề bức xúc, khiến các nhà giáo dục tâm lý - văn hóa quan tâm, e ngại. Bố mẹ đưa con đi sắm đồ chơi, thường thì mua những thứ con thích. Bé gái thì hay thích chơi búp bê, đồ ăn nấu nướng, đi chợ. Trẻ trai thường thích chơi con vật, xếp hình, ô tô, súng, kiếm... Nhất là thời gian nào trên phim ảnh, truyền hình có các nhân vật kỳ tài đấu kiếm giỏi (như Triển hộ vệ), bắn súng giỏi như các siêu nhân, hoặc mũ, áo, trâm cài của các bậc "cách cách" (như Hoàn Châu cách cách...) thì lập tức thị trường đồ

chơi đã đủ các loại để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của số đông người tiêu dùng là "khách

Một phần của tài liệu Quá trình nhập thân văn hóa tuổi ấu thơ trong xã hội truyền thống (Trang 33)