Các chỉ số nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các biến cố bất lợi nghiêm trọng trong các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng được tiến hành tại việt nam (Trang 34)

Mục tiêu 1: Khảo sát tình hình báo cáo các biến cố bất lợi nghiêm trọng gửi về Bộ Y tế trong các Thử nghiệm lâm sàng tiến hành tại Việt Nam từ năm 2006 đến hết năm 2013.

- Số lƣợng báo cáo

- Thời gian gửi báo cáo: theo quy định trong công văn 6586/BYT-K2ĐT ngày 02/10/2012 của Vụ Khoa học và Đào tạo, các SAE gây tử vong hoặc đe doạ tính mạng phải đƣợc báo cáo trong vòng 7 ngày và các SAE không thuộc loại gây tử vong hoặc đe doạ tính mạng phải đƣợc báo cáo trong vòng 15 ngày kể từ khi đơn vị có thông tin về SAE.

- Chất lƣợng báo cáo: chất lƣợng báo cáo SAE đƣợc đánh giá qua thang điểm VigiGrade [17] (Phụ lục 2).

+ Nếu báo cáo đầy đủ các mục thông tin từ giới tính cho tới kết quả của biến cố thì mỗi mục sẽ đƣợc 1 điểm và tích của chúng chính là số điểm của báo cáo.

+ Nếu một trong các tiêu chí không đầy đủ về mặt thông tin thì sẽ bị trừ điểm.

+ Các báo cáo trên 0,8 điểm đƣợc coi là báo cáo đầy đủ các thông tin cần thiết, các báo cáo còn lại (≤ 0,8 điểm) đƣợc xếp vào loại báo cáo chƣa đầy đủ các thông tin cần thiết.

- Đánh giá hiệu quả của quy định về báo cáo SAE đƣợc Bộ Y tế ban hành Nghiên cứu chọn 2 giai đoạn để so sánh: 12 tháng trƣớc khi ban hành công văn (giai đoạn 1: từ tháng 10/2011 – 9/2012) và 12 tháng kể từ khi công văn bắt đầu có hiệu lực và phổ biến đến các đơn vị tiến hành nghiên cứu thử

25

nghiệm lâm sàng (giai đoạn 2: từ tháng 11/2012 – 10/2013). Các tiêu chí đánh giá bao gồm:

+ So sánh về số lƣợng báo cáo: So sánh số báo cáo SAE/TNLS đƣợc gửi về BĐGĐĐ trƣớc và sau khi áp dụng quy định.

+ So sánh về thời gian gửi báo cáo: So sánh thời gian gửi báo cáo SAE (ngày) về BĐGĐĐ trƣớc và sau khi quy định đƣợc áp dụng.

+ So sánh về chất lƣợng báo cáo

Phân tích chất lƣợng báo cáo SAE trƣớc và sau khi quy định dƣợc áp dụng, so sánh điểm đánh giá chất lƣợng báo cáo của hai giai đoạn thông qua các giá trị trung vị… và so sánh bằng phƣơng pháp thống kê.

Mục tiêu 2: Phân tích đặc điểm các biến cố bất lợi nghiêm trọng được báo cáo về Bộ Y tế trong các thử nghiệm lâm sàng tiến hành tại Việt Nam.

- Thông tin về đối tƣợng nghiên cứu trong các báo cáo SAE: Các đối tƣợng đƣợc chia theo nhóm tuổi và giới để đánh giá.

- Thông tin về sản phẩm nghiên cứu: Phân loại theo nhóm giải phẫu mà sản phẩm nghiên cứu tác động lên (Phân loại ATC).

- Mối liên quan giữa SAE và sản phẩm nghiên cứu: Trong các báo cáo SAE ngƣời báo cáo hoặc nghiên cứu viên chính thƣờng có đánh giá về mối liên quan giữa SAE và sản phẩm nghiên cứu. Mẫu báo theo quy định phân loại mối liên quan giữa SAE và sản phẩm nghiên cứu theo các mức độ liên quan giảm dần nhƣ sau: chắc chắn liên quan, nhiều khả năng có liên quan, có thể liên quan, ít có khả năng liên quan và không liên quan. Bên cạnh đó các mẫu báo cáo SAE cũ hoặc khác không phân loại theo các mức độ này, do đó để thống nhất trong việc xử lý dữ liệu, các mức phân loại đƣợc quy kết về mức tƣơng đồng trong thang quy kết mối quan hệ nhân quả của WHO bao gồm: chắc chắn, có khả năng, có thể, không chắc chắn, chƣa phân loại, không thể phân loại đƣợc.

26

- Mức độ nghiêm trọng của SAE: Mức độ nghiêm trọng của SAE đƣợc nghiên cứu viên hoặc ngƣời báo cáo đánh giá theo các mức độ: Tử vong, Nhập viện/kéo dài thời gian nằm viện, Đe doạ tính mạng, Có ý nghĩa y khoa. - Tính chất của SAE: SAE đƣợc đánh giá là “đã biết” hoặc “chƣa biết” dựa trên việc SAE đó đã đƣợc ghi nhận trong sách thông tin cho ngƣời nghiên cứu, các y văn hay chƣa (các y văn trên bao gồm tờ tóm tắt đặc tính sản phẩm, Dƣợc thƣ, các cơ sở dữ liệu uy tín về thông tin thuốc…).

- Hệ cơ quan bị ảnh hƣởng bởi SAE: SAE đƣợc mã hoá và đƣợc phân loại hệ cơ quan bị ảnh hƣởng (System Organs Classification - SOC) theo Từ điển thuật ngữ phản ứng có hại của Tổ chức Y tế thế giới [37].

- Mối liên quan giữa SAE và loại can thiệp của TNLS. - Phân bố số SAE gây tử vong theo loại can thiệp.

- Tác động của SAE đến thử nghiệm lâm sàng: Trong công văn 6586/BYT- K2ĐT ngày 02/10/2012 của Vụ Khoa học và Đào tạo căn cứ đặc điểm của từng SAE ngƣời báo cáo hoặc nghiên cứu viên có thể đề xuất cho nghiên cứu và/hoặc đối tƣợng nghiên cứu về việc tiếp tục hay tạm dừng nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các biến cố bất lợi nghiêm trọng trong các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng được tiến hành tại việt nam (Trang 34)