- Trên thế giới
Thử nghiệm lâm sàng sẽ chứng minh đƣợc tác dụng cũng nhƣ độ an toàn của sản phẩm và khi đƣa sản phẩm vào sử dụng trong cộng đồng sẽ hạn chế
16
đƣợc nhiều các biến cố bất lợi. Mặc dù bản thân mỗi quốc gia trên thế giới nói riêng và tổ chức Y tế thế giới nói chung luôn cố gắng đảm bảo việc sử dụng các sản phẩm cho công tác chữa bệnh ở mức an toàn và hợp lý nhất, tuy nhiên những bài học đau lòng trong quá khứ đã xảy ra vẫn luôn còn đó nhƣ:
+ Thalidomid: đây là loại thuốc chữa chứng ốm nghén cho những bà mẹ đang trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên vào năm 1957 theo báo cáo của nhóm Thalidomid Trust, hơn 10000 trẻ nhỏ trên khắp thế giới bị mắc dị tật do thuốc Thalidomid. Khoảng 7500 trẻ đã chết ngay khi chào đời hoặc khi còn nhỏ. Khi phát hiện ra thuốc Thalidomid có liên quan đến dị tật của hàng nghìn trẻ nhỏ, thuốc đã bị cấm sản xuất và lƣu hành vào cuối năm 1961 [28].
+ Glafenin: từ tháng 1 năm 1992 nhiều nƣớc trên thế giới đã xem xét sự không an toàn của các loại thuốc giảm đau có chứa glafenin bởi chất này gây ra sốc nặng ở các bệnh nhân mẫn cảm với thuốc nhƣ viêm gan miễn dịch dị ứng, suy ống thận, rối loạn xuất huyết, tăng huyết áp, …và thuốc đã bị cấm lƣu hành.
+ Minocil năm 1996, một thuốc giảm béo của hãng Mc Neil đã dẫn tới hậu quả tử vong của hàng ngàn trƣờng hợp do tăng huyết áp động mạch phổi. + Cerivastatin (Nhóm Statin hạ lipid máu bằng cách ức chế HMG-CoA reductase, giảm LDL- Low-Density Lipoprotein và tăng HDL-High Density Lipoprotein: hạ Cholesterol hiệu lực nhất, tác dụng ở liều thấp gấp từ 50 – 100 lần so với các thuốc khác) có biến cố bất lợi làm tiêu cơ vân. Vào ngày 8/8/2001 công ty Bayer đã tự nguyện rút sản phẩm Cerivastatin ra khỏi thị trƣờng sau 30 ca tử vong [20].
Vào năm 1963 tổ chức Y tế thế giới đề xuất thành lập tổ chức “Cảnh giác thuốc”, tổ chức này ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn trong việc giám sát và chỉ đạo việc sử dụng thuốc an toàn hợp lý.
Hiện nay các quốc gia trên thế giới không ngừng hoàn thiện các chính sách nhằm đảm bảo quá trình kiểm soát các sản phẩm sử dụng trong chữa
17
bệnh đạt hiệu quả và an toàn hơn. Tại một số nƣớc Ủy ban đánh giá đạo đức tồn tại một cách độc lập và chỉ đạo về các TNLS một cách chặt chẽ, từ đó tăng cƣờng chất lƣợng của các TNLS cũng nhƣ đảm bảo an toàn cho đối tƣợng nghiên cứu.
Tất cả các TNLS cần đƣợc phê duyệt và giám sát một cách chặt chẽ có hệ thống, từ việc thông qua đề cƣơng cho tới khi tiến hành các thử nghiệm. Các quy định, hƣớng dẫn cũng nhƣ các biểu mẫu báo cáo cho nghiên cứu ngày càng đƣợc hoàn thiện hơn trong sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động TNLS hiện nay. Điển hình là các biểu mẫu báo cáo về các SAE của FDA, ICH đƣợc mô tả chi tiết, cụ thể nhằm theo dõi và đảm bảo an toàn một cách tốt nhất cho các đối tƣợng tham gia nghiên cứu trong các TNLS.
Tổ chức FDA Hoa Kỳ đã điều hành Hệ thống báo cáo các trƣờng hợp bất lợi của thuốc từ năm 1998. Chƣơng trình này thu thập tất cả các báo cáo tự nguyện về các trƣờng hợp bất lợi của thuốc đƣợc đệ trình trực tiếp lên cơ quan hoặc thông qua các nhà sản xuất dƣợc phẩm. Hệ thống báo cáo biến cố có hại (AERS) của cơ quan FDA là hệ thống dữ liệu lớn nhất về các báo cáo tự nguyện và tự phát về các trƣờng hợp bất lợi nghiêm trọng của thuốc và lỗi của dƣợc phẩm. Hệ thống này bắt đầu hoạt động từ năm 1998 tƣơng đƣơng hệ thống dữ liệu với hệ thống điều chỉnh nhất quán về yêu cầu cho các nhà sản xuất thuốc (Consistent regulatory requirements of drug manufacturers). Báo cáo về trƣờng hợp bất lợi của thuốc cho hệ thống này phổ biến rộng rãi hơn các báo cáo y tế chuyên nghiệp nhƣ là “MedWatch” (Chƣơng trình báo cáo sự kiện bất lợi), chƣơng trình thúc đẩy của cơ quan FDA cung cấp thông tin an toàn cho chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp và cổ vũ các báo cáo về các bất lợi của thuốc và các sản phẩm y tế khác.
Theo một nghiên cứu đăng trên Pharmacoepidemiol Drug Saf năm 1997
về sự khác nhau trong báo cáo các biến cố bất lợi trong TNLS giữa các vùng địa lý đƣợc tiến hành từ năm 1983 đến năm 1996, với kết quả: Trong một
18
nhóm 13.698 bệnh nhân từ 127 TNLS về hệ tiêu hóa, tiến hành tại 13 quốc gia đƣợc xem xét trong các bài phân tích. Tỷ lệ SAE nghiêm trọng và số lƣợng trung bình các SAE nghiêm trọng đƣợc báo cáo đều đƣợc tính toán ở mỗi quốc gia. Số lƣợng SAE đã đƣợc báo cáo là 1067 với tỷ lệ báo cáo chung từ 1% đến 20 % với giá trị trung bình là 8%. Bệnh nhân ở Úc và Hà Lan, có tỷ lệ các SAE cao nhất (khoảng 20%). Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Na Uy và Thụy Điển cho thấy tỷ lệ báo cáo trung bình giữa 6% và 12%. Bỉ, Hồng Kông, Ý và Vƣơng quốc Anh có tỷ lệ báo cáo thấp từ 1% đến 3%. Số lƣợng trung bình các SAE là 1,1 đến 1,7; với giá trị trung bình 1,4 [29].
Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí J Clin Pharmacol năm 2013 so sánh giữa 2 phƣơng pháp: tóm tắt ca bệnh và phƣơng pháp báo cáo thông thƣờng các SAE trong TNLS thuốc chống ung thƣ gửi tới IRB để phát hiện AE và xác định nguyên nhân. Nghiên cứu thu thập tất cả các báo cáo SAE (2001 – 2008) nộp cho IRB trong 6 TNLS các thuốc bevacizumab hoặc oxaliplatin trong điều trị ung thƣ dạ dày ruột. Trong 205 AE, có tới 182 AE (75%) không đƣợc báo cáo, trong số này có 6/30 SAE bắt buộc báo cáo cho IRB nhƣng không đƣợc báo cáo. Kết quả nghiên cứu cho thấy phƣơng pháp tóm tắt ca bệnh đã cải thiện việc phát hiện SAE và độ chính xác trong xác định nguyên nhân gây ra SAE trong các TNLS thuốc chống ung thƣ [16].
Theo các nghiên cứu từ năm 1998 đến năm 2005, báo cáo về các trƣờng hợp bất lợi nghiêm trọng của thuốc ở Hoa Kỳ tăng 2,6 lần từ 34.966 lên 89.842. Các trƣờng hợp tử vong do tác dụng bất lợi của thuốc tăng khoảng 2,7 lần từ 5519 lên 15.107 trƣờng hợp [33].
Trong 13 sản phẩm sinh học mới, báo cáo về các trƣờng hợp nghiêm trọng đã tăng 15.8 lần từ 580 trong năm 1998 lên 9181 năm 2005 [33].
Kết quả dữ liệu đã chỉ ra sự tăng trƣởng lớn trong báo cáo về các trƣờng hợp tử vong và nghiêm trọng có liên quan đến thuốc điều trị trong suốt thời gian của nghiên cứu. Kết quả làm nổi bật tầm quan trọng vấn đề sức khỏe của
19
cộng đồng và minh họa rõ ràng về sự cần thiết của việc cải thiện hệ thống quản lý.
- Tại Việt Nam
Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc đƣợc thành lập từ năm 1994 với trách nhiệm theo dõi các phản ứng bất lợi của thuốc dùng cho ngƣời tại Việt Nam. Những thông tin đƣợc gửi về và các kết quả phân tích từ trung tâm sẽ đƣa ra cái nhìn tổng quan về tình hình sử dụng thuốc tại Việt Nam, những biến cố bất lợi của thuốc đƣợc phát hiện và xử lý nhƣ thế nào.
Ngày nay TNLS đã trở nên quen thuộc với ngành Y tế Việt Nam, hoạt động TNLS cung cấp những thông tin chính xác về sự an toàn cũng nhƣ các tác dụng của thuốc và những sản phẩm liên quan trong sử dụng cho ngƣời Việt Nam.
TNLS tại Việt Nam đang từng bƣớc phát triển, tuy nhiên việc giám sát và xử lý các vấn đề trong TNLS cần đƣợc nâng cao hơn nữa nhằm hƣớng tới chất lƣợng cho các TNLS cũng nhƣ đảm bảo vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.
Năm 1975, Bộ trƣởng Bộ Y tế đã ký ban hành quy chế về nghiên cứu thử điều trị lâm sàng. Năm 1996, ban hành quy chế đánh giá tính an toàn và hiệu lực của thuốc y học cổ truyền. Năm 2002, Bộ trƣởng Bộ Y tế đã ký Quyết định số 5129/2002/QĐ-BYT ngày 19/12/2002, ban hành “Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học” và ngày 11/01/2007 Bộ trƣởng Bộ Y tế cũng đã ký Quyết định số 01/2007/QĐ-BYT Ban hành “Quy định về thử thuốc trên lâm sàng” [1], [2], [5]. Song song với các văn bản pháp quy nói trên, Bộ Y tế cũng đã xuất bản các tài liệu liên quan đến các nội dung về thực hành tốt thử nghiệm lâm sàng và đạo đức trong nghiên cứu y sinh học, cũng nhƣ triển khai các khoá đào tạo thí điểm về các nội dung trên [15].
20
Nhằm đảm bảo chất lƣợng cho các TNLS và an toàn cho các đối tƣợng tham gia nghiên cứu, việc phát triển các quy định về SAE đã và đang đƣợc sự quan tâm của Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học của Bộ Y tế. Các quy trình, quy định về xử lý các SAE đƣợc xây dựng và ngày càng hoàn thiện.