Đối tượng tiêm chủng chủ yếu là trẻ em < 24 tháng tuổi, do đó mọi vấn đề liên quan như: tìm hiểu thông tin, xin tư vấn, lựa chọn loại hình tiêm chủng, lựa chọn vắc xin và địa điểm tiêm chủng,… đều do bố mẹ hay người giám hộ của trẻ quyết định. Nhiều gia đình có thu nhập khá muốn tiêm chủng cho con cháu các vắc xin ngoài chương trình TCMR – mà theo họ là vắc xin của các Hãng dược phẩm hàng đầu Thế giới, tốt hơn, an toàn hơn. Mặc dù không thể phủ nhận được những thành tựu do chương trình TCMR đem lại nhưng trong thời gian 1-2 năm gần đây, xảy ra nhiều trường hợp có phản ứng phụ do tiêm vắc xin trong chương trình TCMR, có những trường hợp đã bị tử vong. Điều này gây hoang mang , lo lắng cho người dân, không dám cho con cháu đi tiêm chủng. Trước khi đến các cơ sở y tế để được tư vấn bởi Cán bộ Y tế, rất nhiều người đã tìm hiểu thông tin về bệnh và vắc xin từ các ấn phẩm đăng trên các báo, trên tivi, tìm hiểu thông tin từ những người quen biết.
Do đó ngoài việc thông tin thuốc cho các nhân viên y tế, các công ty dược phẩm
cũng chú trọng đến việc thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. Vắc xin không được phép quảng cáo nên việc truyền thông này chỉ cung cấp những thông tin có liên quan đến bệnh học, dịch tễ bệnh, đặc biệt phải làm cho người dân trong cộng đồng cảm thấy sự cần thiết của việc chủng ngừa vắc xin. Từ đó người dân sẽ
68
đi đến các trung tâm y tế để nhận được sự tư vấn của bác sĩ và sẽ quyết định có
chủng ngừa ngừa vắc xin hay không.