Thị trường vắc xin ở Việt Nam được phân thành 2 nhóm: vắc xin trong chương trình TCMR quốc gia và vắc xin được cung ứng theo dịch vụ tự chi trả (vắc xin tiêm dịch vụ hay vắc xin thương mại). Hiện đã có 26 bệnh có vắc xin phòng bệnh nhưng chương trình TCMR Quốc gia mới có vắc xin phòng các loại bệnh (Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, lao, viêm gan B, viêm não Nhật Bản, viêm đường hô hấp(Hib)) và chỉ áp dụng cho đối tượng trẻ em. Nhiều vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm phổ biến và nguy hiểm như: Viêm dạ dày ruột do Rotavirus, phế cầu, Rubella, quai bị, cúm mùa, ung thư CTC… trẻ em Việt Nam chưa được dùng. Những loại vắc xin này chỉ được cung cấp theo dịch vụ tự chi trả và thường đều là những vắc xin đắt tiền của những hàng dược phẩm lớn và không có sự cạnh tranh quyết liệt. Chỉ có ba công ty lớn là GSK, MSD, Sanofi Pasteur, đã cùng nhau chiếm lĩnh >80% thị trường vắc xin tiêm dịch vụ Việt Nam. Trong mỗi nhóm phòng bệnh, thường chỉ có hai sản phẩm cạnh tranh với nhau, nhiều nhất cũng chỉ có bốn sản phẩm cạnh tranh như nhóm vắc xin ngừa bệnh Sởi- Quai bị- Rubella: có sản phẩm MMRII (MSD) - Priorix ( GSK) - Trimovax (Sanofi) - Trivivac (Sevapharma); cũng có khi chỉ có duy nhất một sản phẩm, không có đối thủ cạnh tranh như vắc xin phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng do Phế cầu-Pnecono 23 (Sanofi).
Mặc dù vắc xin tiêm dịch vụ là vắc xin tự nguyện nhưng vắc xin chỉ được sử dụng tại các cơ sở y tế có đủ điều kiện theo Quyết định số 23/2008/QĐ-BYT và được thực hiện chủng ngừa bởi các nhân viên y tế đã được tập huấn các quy định về tiêm chủng an toàn và được cấp giấy chứng nhận tham dự tập huấn.
Do đó:
- Nhân viên y tế của các cơ sở tiêm chủng cũng là khách hàng mục tiêu của nhóm thuốc này.
67
- Chỉ có chiến lược phân phối độc quyền và phân phối chọn lọc, không có chiến lược phân phối mạnh.
Một đặc thù nữa của vắc xin là nó được sản xuất thông qua hệ thống sống
hoặc bản thân vắc xin là một hệ thống sống, cho nên, rất khó để tiêu chuẩn hóa. Bên cạnh những lợi ích việc chủng ngừa cũng có những rủi ro, đặc biệt phần lớn vắc xin được chủng ngừa cho trẻ em. Do đó khi đánh giá vắc xin, điều đầu tiên bác sĩ quan tâm là tính an toàn, sau đó mới đến hiệu quả của vắc xin và cuối cùng là giá thành sản phẩm. Chính vì vậy, các công ty Dược ngoài nghiên cứu về tính hiệu quả của vắc xin, phải tiến hành các thử nghiệm để chứng minh tính an toàn của vắc xin. Và Trình dược viên khi thuyết trình, giới thiệu về sản phẩm với bác sĩ phải chú ý đặc biệt tới đặc điểm này của vắc xin.