0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Tƣơng tác thuốc

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VIỆC SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP TRONG ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP TẠI KHOA TIM MẠCH BỆNH VIỆN 108 (Trang 56 -56 )

Tƣơng tác thuốc đƣợc xem xét bằng phần mềm Fact & Comparisons 4.0 và tỷ lệ gặp phải tƣơng tác đƣợc thống kê trong bảng 3.21.

Bảng 3.21. Tỷ lệ tƣơng tác thuốc gặp phải.

Tƣơng tác thuốc Số BN Tỷ lệ (%)

Có 33 23,7

Không 106 76,3

Tổng 139 100

Nhận xét:

Trong toàn bộ mẫu nghiên cứu có 33 trƣờng hợp gặp phải tƣơng tác giữa thuốc hạ áp với các thuốc khác trong phác đồ, chiếm tỷ lệ 23,7%.

Có 106 trƣờng hợp không gặp phải tƣơng tác thuốc, chiếm tỷ lệ 76,3%.

Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ tƣơng tác thuốc trong nhóm nghiên cứu.

Trong 23,7% trƣờng hợp có tƣơng tác thuốc các kiểu tƣơng tác và mức độ tƣơng tác gặp phải đƣợc thống kê trong bảng 3.22.

48

Bảng 3.22. Các kiểu tƣơng tác thuốc gặp phải.

Kiểu tƣơng tác Mức độ tƣơng tác Tần suất Tỷ lệ (%)

Metoprolol + diazepam 5 11 7,9 Ức chế men chuyển + Aspirin 2 19 13,7 Furosemid + Ciprofloxacin 5 1 0,7 Metoprolol + Aspirin 2 1 0,7 Spironolacton + Aspirin 3 1 0,7 Furosemid + Aspirin 5 1 0,7 Ức chế men chuyển+ Digoxin 4 1 0,7

↨ Tỷ lệ tính trên tổng số 139 bệnh nhân nghiên cứu.

Kiểu tƣơng tác thuốc gặp với tần suất nhiều nhất trong nhóm nghiên cứu là tƣơng tác giữa nhóm ức chế men chuyển và aspirin, chiếm tỷ lệ là 13,7%. Đây là tƣơng tác với mức độ 2, xuất hiện nhanh và là một tƣơng tác với mức độ nghiêm trọng trung bình.

Kiểu tƣơng tác metoprolol + diazepam: là kiểu tƣơng tác gặp với tỷ lệ cao là 7,9%, tƣơng tác với mức độ 5 và biểu hiện chậm ít nghiêm trọng.

Kiểu tƣơng tác metoprolol + aspirin: gặp với tỷ lệ nhỏ là 0,7%. Đây là tƣơng tác với mức độ 2, biểu hiện nhanh và mức độ nghiêm trọng trung bình. Kiểu tƣơng tác Spironolacton + Aspirin: gặp với tỷ lệ cũng rất nhỏ là 0,7%, với mức độ tƣơng tác là 3. Tƣơng tác này xuất hiện chậm, ít nghiêm trọng.

Kiểu tƣơng tác Furosemid + Aspirin: gặp với tỷ lệ 0,7%, mức độ tƣơng tác là 5. Tƣơng tác xuất hiện chậm, ít nghiêm trọng.

49

Kiểu tƣơng tác ức chế men chuyển+ digoxin: gặp với tỷ lệ 0,7%, mức độ tƣơng tác là 4. Đây là tƣơng tác xuất hiện chậm, mức độ nghiêm trọng trung bình.

50

Chƣơng 4. Bàn Luận 4.1. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân

4.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới tính

Về tuổi:

- Tuổi trung bình của toàn mẫu nghiên cứu là 66,31 tuổi. Độ tuổi hay gặp nhất là 70 – 79 tuổi chiếm tỷ lệ là 35,3%, tiếp theo là nhóm bệnh nhân thuộc độ tuổi 60 – 69 và 50 – 59 chiếm tỷ lệ lần lƣợt là 23,7% và 23%. Nhƣ vậy bệnh nhân nằm trong độ tuổi từ 50 – 80 chiếm tổng số là 82%. Bệnh nhân có độ tuổi trên 80 và nhỏ hơn 50 chiếm tỷ lệ rất thấp là 12,2% và 5,8%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu trƣớc đó của một số tác giả nhƣ Ngô Trí Diễm, Mai Thị Thu Thủy.

- Ngô Trí Diễm nghiên cứu trên 390 bệnh nhân điều trị tăng huyết áp tại khoa tim mạch bệnh viện đa khoa Nghệ An thấy chủ yếu bệnh nhân thuộc nhóm tuổi 50 – 80 chiếm tỷ lệ là 75,2 % [8].

- Mai Thị Thu Thủy nghiên cứu trên 140 bệnh nhân tăng huyết áp kèm suy thận tại bệnh viện Bạch Mai cũng chỉ rằng bệnh nhân tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi 50 – 80 chiếm tỷ lệ 89,9% [17].

Về giới:

Bệnh nhân nam chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với tỷ lệ bệnh nhân nữ, kết quả này tƣơng đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Liên Hƣơng [11], Mai Thị Thu Thủy [17]. Điều này có thể do ở Việt Nam thì các yêu tố nguy cơ nhƣ hút thuốc lá, uống rƣợu bia thƣờng tập trung chủ yếu ở nam giới.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VIỆC SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP TRONG ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP TẠI KHOA TIM MẠCH BỆNH VIỆN 108 (Trang 56 -56 )

×