I: Identify the best Solution (Xác định lời Giải hay nhất)
T: Transform (Chuyển bước)
4.2 Phân tích lịch sử chuột máy tính Con chuột đầu tiên
Con chuột đầu tiên
Tiến sĩ Douglas Engelbart, khoa học gia viện nghiên cứu Standford, đã phát minh ra “con chuột” cho máy vi tính hiện đại.
Theo Engelbart và những đồng nghiệp của ông ta, bàn phím máy vi tính không phải là một công cụ hòan hảo để điều khiển, ông ta muốn có một công cụ khác có thể “lèo lái” máy vi tính một cách tự nhiên hơn.
Cảm thấy việc dùng bàn phím lướt web quá bất tiện, cần có một cái gì đó để giao tiếp với máy tính dễ dàng hơn.
Năm 1959, nhà khoa học gia trẻ tuổi này được chấp thuận để nghiên cứu. Năm 1964, mô hình chuột vi tính đầu tiên được ra đời. Con chuột khá đơn giản với hình dạng một miếng gỗ vuông và hai bánh xe kim loại bố trí vuông góc với nhau và nút bấm cũng chỉ có một chứ không phải là hai như bây giờ.
Hình 4-10: Con chuột đầu tiên
Nhận xét:
• SCAMPER:
o S: thay thế bàn phím bằng chuột, thay thế cách giao tiếp với máy qua dòng lệnh bằng cách giao tiếp qua giao diện màn hình đồ họa.
• Các thủ thuật của TRIZ:
o Chuyển chiều: Chuyển động lăn của bánh xe và chuyển động thẳng của con chuột, chuyển động thẳng của con trỏ.
o Cầu hóa: bánh xe có dạng hình tròn để lăn khi di chuyển chuột.
Phải nói phát minh này đã trở thành một cuộc cách mạng cho máy tính, mọi thao tác của người dùng trở nên nhanh hơn, việc điều khiển máy tính dễ dàng hơn. Tuy nhiên, với một nút bấm và bánh xe kim loại thì vẫn chưa được hoàn hảo. Vì thế hàng loạt cải tiến đã được đưa ra để khắc phục nhược điểm này.
Năm 1973, chiếc máy tính đầu tiên giao diện người sử dụng đồ họa được Xerox Parc cho ra đời. Đi kèm với nó là một con chuột do Bill English, một kỹ sư máy tính, phát minh, đã thay thế cục gỗ thô sơ bằng chất liệu nhựa tổng hợp, hai bánh xe kim loại cũng được thay thế bằng quả cầu bi và con chuột này có tới 3 nút bấm.
Hình 4-11: Con chuột thế hệ đầu
Đây là thay đổi lớn so với con chuột gỗ đầu tiên và chính điều đó đã kéo theo nhiều bước đột phá mới sau này.
Nhận xét:
• SCAMPER:
o S: thay thế bánh xe bằng bi lăn, vỏ gỗ bằng vỏ nhựa tổng hợp. o P: thêm nút bấm cho con chuột.
• Các thủ thuật của TRIZ:
o Cầu hóa: sử dụng bi lăn hình cầu thay cho bánh xe có dạng hình tròn. o Chuyên biệt hóa: có nhiều nút bấm với các tính năng khác nhau.
Chuột quang
Với các tính năng hiện đại như hiện nay, nhiều người nghĩ rằng chuột quang chỉ mới ra đời sau này. Nhưng không phải vậy, hai mươi bảy năm trước, nó đã được phát minh bởi hai người cùng một lúc. Đó là vào năm 1981, Steve Kirsh của Tập đoàn Mouse Systems và Richard Lyon của Xerox đều cho ra đời một loại chuột có khả năng cảm biến bằng ánh sáng đặt phía dưới thân. Lúc ấy, ánh sáng được sử dụng là đèn led.
Nhận xét:
• SCAMPER:
o S: thay thế bi bằng cảm biến quang học. o E: Loại bỏ bi khỏi chuột, làm nhẹ chuột.
• Các thủ thuật của TRIZ:
o Tách khỏi: phần bi đối với người dung là không cần thiết, nên được nhà sàn xuất thay bằng phần cảm ứng quang học, giúp chuột nhẹ và dễ di chuyển hơn.
Năm 1995 hãng sản xuất chuột máy tính nổi tiếng thế giới đã trình làng một mẫu chuột scroll khá mới mẻ trên thị trường. Nhưng mọi thứ không được thành công lắm, phải đến năm 1996, con chuột Intelli Mouse của Microsoft ra mắt thì dòng chuột có phím cuộn mới thật sự trở thành hữu dụng.
Thuận tiện khi sử dụng chuột có thanh cuộn là giúp người dùng thao tác nhanh hơn khi di chuyển từ trang này sang trang khác trong word và duyệt web từ trên xuống dưới.
Nhận xét:
• SCAMPER:
o P: thêm phím cuộn cho chuột.
o S: thay vì dùng phím mũi tên hay phải kéo thả thì người dùng có thể dùng phím cuộn.
• Các thủ thuật của TRIZ:
o Chuyên biệt hóa: phím cuộn có chức năng cuộn cửa sổ. o Đảo ngược: cuộn phím xuống thì cửa sổ sẽ đi lên. o Cầu hóa: phím cuộn lăn tròn.
o Chuyển chiều: phím cuộn lăn tròn trong khi cửa sổ di chuyển lên xuống.
Chuột Laser, bước tiến mới
Được “ông lớn” trong làng sản xuất chuột máy tính và bàn phím Logitech cho ra đời vào năm 2004, chuột laser đã trở thành một xu hướng mới cho người dùng máy tính. Bằng cách sử dụng tia laser thay thế cho đèn led, các thao tác trên chuột trở nên nhanh, nhạy hơn tạo sự thích thú cho người dùng, đặc biệt là những người chơi game.
Nhận xét:
• SCAMPER:
o S: thay thế cảm biến quang học bằng cảm biến laser nhạy hơn.
• Các thủ thuật của TRIZ:
o Đây là một tiến bộ của công nghệ, phát minh không nằm ở con chuột mà ở thành phần cơ bản là cảm biến laser.
Chuột không dây
Khi sử dụng chuột máy tính có dây dẫn thông thường nhiều người sử dụng có cảm giác bị vướng víu, cản trở quá trình di chuyển chuột. Chuột không dây ra đời nhằm tạo sự thoải mái cho người sử dụng chuột máy tính.
Chuột không giây gửi tín hiệu vào máy tính thông qua một bộ thu phát. Bộ thu phát có thể dùng sóng (bluetooth hoặc sóng khác) để nhận tín hiệu từ chuột không dây đến.
• SCAMPER:
o S: thay thế dây nối bằng giao tiếp không dây. o E: Loại bỏ dây khỏi chuột.
• Các thủ thuật của TRIZ:
o Tách khỏi: phần không cần thiết ở đây là phần dây, nhờ phát minh này gian phòng vi tính của ta trở nên gọn gàng hơn.
Ngoài ra, trong quá trình phát triển, hình dạng chuột cũng thay đổi cho ngày càng phù hợp với việc sử dụng. Nguyên tắc bất đối xứng được áp dụng trong việc tạo ra hình dạng chuột cong và lõm về phía ngón tay cái như những con chuột hiện đại ngày hôm nay. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ áp dụng trong việc nghiên cứu chế tạo phần lưng chuột bằng chất nhựa mềm để không đau tay người sử dụng, các phần khác bằng chất liệu cứng để nâng cao độ bền của chuột.
Các thế hệ chuột hiện đại
Chuột bay: Nói về công nghệ, có thể khẳng định rằng đây là con chuột máy tính hiện đại nhất trong thời điểm hiện nay. Nói về tính năng thì nó được xếp vào hàng đầu so với các loại chuột máy tính đang có trên thị trường. Và nói về sự thuận lợi cho người dùng thì sẽ khó có đối thủ cạnh tranh. Phải nói rằng, tất cả sự kết tinh của công nghệ đều được áp dụng vào con chuột này, đặc biệt là nó có thể bay trong không trung mà vẫn có thể điều khiển được.
Chuột điều khiển bằng mắt: Chuột Smart - Nav ứng dụng công nghệ “chuột không dùng tay” của hãng NaturalPoint vừa mới ra đời. Theo đó, chỉ cần người dùng mang chuột vào và tập trung nhìn vào một điểm trên máy tính, chuột sẽ được kích hoạt. Mọi thứ hiện đại đến nỗi bên cạnh việc chơi game, mở file hay chương trình thì người dùng còn có thể đánh văn bản bằng phần mềm giả lập bàn phím bằng cách sử dụng con chuột này.
Nhận xét:
• SCAMPER:
o S: thay thế chuột để bàn thành chuột đeo mắt.
• Các thủ thuật của TRIZ:
o Thay thế kết cấu cơ học: thay vì dùng tay thì ta dùng mắt, thay vì để trên bàn thì đeo lên mắt, thay vì trong giống con chuột thì trông giống mắt kính.
Ra đời và tồn tại hơn 40 năm qua, những chú chuột đã trở thành bộ phận không thể thiếu đối với người dùng máy tính. Mặc dù tồn tại với những hình thức khác nhau như: Chuột bi, chuột quang, chuột laser, chuột cảm ứng, chuột không dây,… nhưng về cơ bản, chức năng chính của nó vẫn là làm cho giao tiếp giữa người dùng với máy tính ngày càng thân thiện hơn.
Liệu chuột máy tính một ngày nào đó có thể biến mất hay bị thay thế bởi một thiết bị khác? Câu trả lời là có thể và hiện nay ở một số máy tính người ta không còn sử dụng tới chuột mà dùng chế độ cảm ứng ngay trên màn hình. Tuy nhiên, để thay thế nó vẫn cần có thời gian, bởi những thói quen đã tồn tại từ trước đến nay và chi phí để sản xuất một chiếc máy tính dùng màn hình cảm ứng cũng rất lớn, không phải ai cũng có thể sở hữu ngay được. Vì thế nó sẽ còn tồn tại trong một thời gian dài là điều chắc chắn.
Nhận xét chung:
• Ở đây SCAMPER cho ta ý tưởng chung, nhưng chưa có giải pháp kỹ thuật, TRIZ cho ta cách giải quyết yếu tố kỹ thuật khi thiết kế con chuột.
• Nếu áp dụng cả hai phương pháp này thì thứ tự là dùng SCAMPER để tìm ý tưởng chung trước, sau đó dùng TRIZ để đi đến giải pháp chi tiết.