Sáu chiếc mũ tư duy

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC ĐỊNH HƯỚNG KHI ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY SÁNG TẠO (Trang 41)

4 Khái niệm mới Kiến thức ngoài ngành công nghiệp

2.5.3 Sáu chiếc mũ tư duy

2.5.3.1 Sự ra đời :

Đây là một phát kiến độc đáo rất nổi tiếng cuả Tiến sĩ Edward de Bono trong năm 1980. Năm 1985 nó đã được mô tả chi tiết trong cuốn "Six Thinking Hats" của de Bono.

Phương pháp này đã được phát triển và giảng dạy ở nhiều nơi trên thế giới. Nhiều tổ chức lớn như là IBM, Federal Express, Brtish Airways, Pepsi, Polaroid, Prudential, Dupont… cũng dùng phương pháp này. [8]

2.5.3.2 Thế nào là “Sáu chiếc mũ tư duy”?

Tác giả sử dụng sáu cái mũ đại diện cho sáu dạng thức của suy nghĩ. Nó đề cập đến chiều hướng suy nghĩ hơn là tên gọi. Mỗi mũ có một màu (mà màu này chỉ đại diện cho duy nhất một dạng thức của suy nghĩ).

Mọi người sẽ tham gia thảo luận theo từng màu. Tùy theo kiểu ý kiến mà người đó sẽ được đề nghị đội mũ màu gì.

Các mũ không được dùng để phân loại cá nhân. Từng người sẽ sử dụng những chiếc mũ theo yêu cầu để đưa ra ý kiến. Mặc dù hành vi hay thói quen của cá nhân đó có vẻ thuộc về loại nào đó.

Phương pháp “sáu chiếc mũ tư duy” được đặt ra để chuyển tư duy ra khỏi kiều tư duy tranh luận bình thường và đưa vào kiểu tư duy như in bản đồ. Như thế tư duy trở thành quá

trình 2 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất làm ra bản đồ. Giai đoạn thứ 2 là chọn đường trên bản đồ. Nếu bản đồ làm ra khá tốt, thường con đường tốt nhất hiện ra rất rõ. Từng mũ của 6 mũ đạt một kiểu tư duy trên bản đồ.

Các đặc tính cuả sáu chiếc mũ tư duy:

Mũ trắng: Tượng trưng cho sự trong trắng trinh nguyên, thuần tuý là các con số và sự kiện, là thông tin

Mũ đỏ: Tượng trưng cho cảm xúc, tình cảm, linh cảm trực giác

Mũ đen: Là sự phản biện.

Mũ vàng: Tượng trưng cho màu của nắng, sức sống và sự lạc quan, ủng hộ, xây dựng, nhìn ra cơ hội.

Mũ xanh lá cây: Tăng sinh lực, sáng tạo, vận động, cây cỏ bật lên từ hạt mầm, sự biến hóa của vận động, sự khát khao.

Mũ xanh lam: Điều khiển, cao cả, lạnh lùng, biểu hiện cho tư duy.

2.5.3.3 Tại sao nên sử dụng “sáu chiếc mũ tư duy”?

Thứ nhất, bởi vì chúng ta không thể vận dụng bộ não theo mọi hướng trong cùng một thời điểm.

Thứ hai, thế giới đang ngày càng thay đổi, chúng ta phải biết vận dụng lối tư duy mới hiệu quả thay thế lối tư duy cũ. Thay vì tranh luận và cố gắng giải thích, chứng minh để người khác chấp nhận ý kiến của mình, bác bỏ ý kiến của người khác, những cuộc tranh luận có thể kéo dài nhiều giờ thậm chí nhiều ngày, rất mất thời gian, thì tại sao chúng ta không cùng nhau thảo luận theo một cách mới là tất cả mọi người cùng nhìn nhận vấn đề theo một hướng, sau đó lại cùng nhìn theo một hướng khác, cứ như thế cho đến khi tìm được hướng giải quyết?

Thứ ba, việc tư duy song song, mọi người cùng nhìn nhận vấn đề theo cùng một hướng giống như nhiều người đang cùng làm một công việc, chắc chắn rằng hiệu quả của nó sẽ cao hơn, nhanh hơn so với chỉ một người làm.

“Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Việc mỗi người nhìn vấn đề một hướng khác nhau như thể thầy bói xem voi, mỗi người “sờ” một chỗ và cứ khăng khăng khẳng định mình đúng, những người khác sai, cuối cùng chẳng ai biết chính xác được con voi nó ra sao. Vì thế chúng ta nên cùng nhau “sờ” con voi một chỗ, sau đó lại “sờ” con voi chỗ khác, lần lần “sờ” hết mình voi chúng ta sẽ thảo luận và đi đến kết luận con voi nó như thế nào.

Thứ tư, sau khi xác định mọi người nên cùng nhau nhìn nhận vấn đề theo một hướng, vậy chúng ta sẽ nhìn theo hướng nào? Sáu chiếc mũ tư duy sẽ giúp chúng ta định hướng tư duy, nghĩa là trưởng nhóm hay người điều hành cuộc họp sẽ chọn những chiếc mũ và chúng ta sẽ

tuân theo quy định đội mũ nào vào thời điểm nào. Trong một cuộc họp có thể chỉ đội một chiếc mũ, cũng có thể đội 2, 3 hay tất cả những chiếc mũ.

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC ĐỊNH HƯỚNG KHI ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY SÁNG TẠO (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w