I: Identify the best Solution (Xác định lời Giải hay nhất)
T: Transform (Chuyển bước)
3.3 Phân loại các phương pháp
Phần trên đã chỉ ra đặc trưng và điểm mạnh, điểm yếu của các phương pháp. Để hiểu rõ hơn các phương pháp và có cách chọn các phương pháp tốt hơn ta cần sắp xếp các phương pháp lại có trật tự, tác giả đề xuất một số cách phân loại như sau.
Ta xét một số khía cạnh sau:
- Phân theo môi trường của bài toán: là cách phân loại quen thuộc. o PL 1.1: Bài toán tổng quát.
o PL 1.2: Bài toán phát minh sáng chế. o PL 1.3: Bài toán trong tin học.
- Phân theo mục đích của phương pháp:
o PL 2.1: Phương pháp giải quyết vấn đề sáng tạo: Để giải quyết một vấn đề thực sự một cách sáng tạo, kết quả thường là một sáng chế.
o PL 2.2: Phương pháp tư duy sáng tạo: Để có cái nhìn sáng tạo, đột phá, không nhất thiết phải giải quyết một vấn đề nào đó.
o PL 2.3: Phương pháp tư duy định hướng: để tư duy rõ ràng minh bạch.
o PL 2.4: Phương pháp kích thích ý tưởng: các phương pháp giúp tạo ra nhiều ý tưởng mà không nhất thiết phải là giải pháp.
- Phân loại theo khả năng giải quyết vấn đề theo logic:
o PL 3.1: Phương pháp giải quyết các vấn đề theo tư duy logic. o PL 3.2: Phương pháp giải quyết các vấn đề ngẫu nhiên, đột phá. Ký hiệu các phương pháp như sau:
Các PP phân tích vấn đề PP 1 PP sáu chiếc mũ tư duy PP 8
Các PP tổng hợp vấn đề PP 2 SWOT PP 9
PP trực tiếp PP 3 Bản đồ tư duy PP 10
PP gián tiếp PP 4 Tư duy bên ngoài chiếc hộp PP 11
TRIZ PP 5 PP đối tượng tiêu điểm PP 12
PP 5W1H PP 6 SCAMPER PP 13
PP động não PP 7 DOIT PP 14
Phân loại của các phương pháp được cho trong bảng sau, các dòng là các phương pháp, các cột là các phân loại khác nhau. Một phương pháp có thể thuộc nhiều phân loại khác nhau. PL 1.1 PL 1.2 PL 1.3 PL 2.1 PL 2.2 PL 2.3 PL 2.4 PL 3.1 PL 3.2 PP 1 x PP 2 x PP 3 x PP 4 x PP 5 x x x x PP 6 x x PP 7 x x PP 8 x PP 9 x x PP 10 x PP 11 x x x PP 12 x x x
PP 13 x x x PP 14 x
Bảng phân loại trên tuy còn cơ bản, chưa đi sâu vào nhưng cũng có thể được dùng để hỗ trợ cho việc chọn lựa các phương pháp phù hợp với vấn đề.
Một điểm cần lưu ý nữa là các phương pháp trong một số phân loại có thể kết hợp với nhau. Ví dụ như PL 2.3 kết hợp với PL 2.4 hay PL 2.3 kết hợp với PL 2.2.
Chương 4: PHÂN TÍCH MỘT SỐ VÍ DỤ ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP 4.1 Mở đầu
Ở chương trước chúng ta đã chỉ ra rằng TRIZ và SCAMPER là hai phương pháp có thể dễ dàng nghiệm lại các phát minh, từ đó có thể học hỏi từ các phát minh.
Để minh họa điều này đồng thời làm rõ các trường hợp áp dụng khác nhau của TRIZ và SCAMPER, tác giả sẽ phân tích một số phát minh theo cách nhìn của cả hai phương pháp. Do giới hạn khối lượng của tiểu luận, tác giả sẽ chọn hai ví dụ ở hai lĩnh vực khác nhau liên quan đến công nghệ thông tin để khảo sát, đó là lịch sử chuột máy tính và các tính năng mới của Microsoft Office 2013.