KẾT LUẬN CHƯƠNG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quy Nhơn (full) (Trang 72 - 73)

- Ngắn hạn Trung dài hạn

KẾT LUẬN CHƯƠNG

2008 Năm 2009 %/Dư nợ

KẾT LUẬN CHƯƠNG

Nghiên cứu thực trạng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank Quy Nhơn, Chương 2 của Luận văn rút ra một số kết luận về thực trạng tại các NHTM nói chung cũng như tại Chi nhánh nói riêng:

Dịch vụ tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục tài sản có tại các ngân hàng. Các NHTM đã quan tâm tới việc kiểm soát tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, tập trung vào hiệu quả của các hoạt động tín dụng. Quy trình tín dụng được thực hiện gần hơn với chuẩn mực quốc tế. Danh mục cho vay theo nhóm khách hàng tiếp tục thay đổi tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay các DNNN, tăng dần tỷ trọng cho vay đối với thành phần kinh tế tư nhân. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển kinh tế Việt Nam và thế giới vì khu vực này là khu vực kinh tế năng động, phát triển nhanh và ngày càng chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng thu nhập quốc dân.

Tuy nhiên, nợ xấu hiện nay cũng như rủi ro trong công tác tín dụng còn diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, công tác cung cấp, khai thác và sử dụng thông tin tín dụng vẫn còn yếu, còn tình trạng một khách hàng vay vốn tại nhiều ngân hàng nhưng không có sự kiểm tra, đánh giá về mức độ rủi ro. Hơn nữa, việc phân tích, đánh giá rủi ro khách hàng còn nhiều bất cập, chưa hỗ trợ hiệu quả cho việc ra quyết định cho vay và thu hồi nợ. Nguyên nhân của tình trạng này là do công tác quản trị rủi ro tín dụng chưa được tiến hành một cách bài bản, nghiêm ngặt. Rủi ro tín dụng chưa được xác định, đo lường, đánh giá và kiểm soát chặt chẽ, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và yêu cầu hội nhập.

Thêm vào đó, các cơ quan quản lý chức năng, ban ngành của Nhà nước thì chưa phát huy quyền lực và chưa hỗ trợ được cho hoạt động kinh doanh tín dụng được phát triển hiệu quả. Chính vì vậy, Chi nhánh cần phải đưa ra những giải pháp đồng bộ để nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng nhằm phát triển hoạt động kinh doanh đồng thời hạn chế mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM –

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quy Nhơn (full) (Trang 72 - 73)