Kinh nghiệm quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng Tại Thái Lan:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quy Nhơn (full) (Trang 35 - 37)

Tại Thái Lan:

Hệ thống ngân hàng Thái Lan sau khi bị chao đảo bởi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Châu Á năm 1997 - 1998 đã điều chỉnh và thay đổi căn bản hoạt động ngân hàng, đặc biệt khâu trọng yếu nhất trong quản lý đó là xây dựng và thực thi hệ thống quản trị rủi ro ngân hàng hiệu quả, cụ thể:

toàn vốn của từng NHTM theo quy định của Ngân hàng trung ương Thái Lan phù hợp với thông lệ ngân hàng quốc tế như chỉ tiêu vốn điều lệ tối thiểu của một ngân hàng khi thành lập là 7.500 triệu Bath; tỷ lệ vốn tự có so với tổng vốn huy động tối thiểu 8%; giới hạn cho vay và bảo lãnh một khách hàng, một nhóm khách hàng có liên quan không quá 25% vốn tự có của ngân hàng; tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 2% trên tổng vốn huy động.

Đã thành lập công ty quản lý tài sản (Thai Asset Management Co.) vào giữa năm 2001 để quản lý các khoản vay có vấn đề.

Các NHTM tách bạch chức năng các bộ phận và tuân thủ quy trình cho vay: Tại ngân hàng Bangkok tách bộ phận cho vay thành hai bộ phận độc lập kiểm soát lẫn nhau (bộ phận tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và bộ phận thẩm định); Phân loại khách hàng theo nhóm khác nhau để áp dụng những quy trình thẩm định và cho vay riêng phù hợp với từng đối tượng khách hàng doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, khách hàng tiêu dùng; áp dụng nghiêm ngặt những nguyên tắc tín dụng, chuyển từ chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp sang thẩm định chặt chẽ tình hình tài chính, năng lực của khách hàng và tính khả thi của việc sử dụng vốn vay.

Ban hành hệ thống chấm điểm đánh giá xếp loại khách hàng hữu hiệu, trên cơ sở đó xếp loại khách hàng và có chính sách tín dụng phù hợp với từng khách hàng.

Xây dựng và áp dụng rộng rãi hệ thống đo lường, giám sát các loại rủi ro về tín dụng, thị trường và quản lý thanh khoản theo thông lệ ngân hàng quốc tế.

Tại Hồng Kông:

Thành lập cơ quan quản lý giám sát hoạt động của các tổ chức tài chính với tên gọi là Cơ quan quản lý tiền tệ Hồng Kông (HongKong Monetary Authority). Cơ quan này quy định các biện pháp thận trọng trên cơ sở áp dụng các quy định của Ủy Ban Basel. Trong đó, có các quy định về cấp phép hoạt động, các tỷ lệ bảo đảm an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ khả năng chi trả, giới hạn cho vay đối với một khách hàng…

Các NHTM phải xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý khả năng chi trả nội bộ, hệ thống đánh giá xếp loại tín dụng và quy định về trích lập dự phòng rủi ro. Những quy định này phải được Ngân hàng Trung Ương chấp thuận cho áp dụng. Bên cạnh đó, phải lập 100% dự phòng cho các khoản nợ xấu, 75% cho các khoản nợ có vấn đề và 15% cho các khoản nợ cần chú ý.

Tại Hàn Quốc:

Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Châu Á, Chính Phủ Hàn Quốc đã tổ chức thanh lý các ngân hàng không có khả năng hoạt động, tiến hành sáp nhập nhiều ngân hàng hoạt động yếu kém đi đôi với cải cách căn bản hoạt động của hệ thống ngân hàng. Nâng mức quy định áp dụng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu từ 5% lên 8%, tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của NHTM. Yêu cầu các NHTM phải phân loại khoản vay theo 5 nhóm nợ (nợ bình thường, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn).

Trên cơ sở đó, phải trích lập dự phòng tương ứng nhóm nợ (0%, 10%, 20%, 50%, 100%). Thành lập hệ thống Ủy Ban thanh tra, giám sát đặt dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ gồm 9 thành viên. Ủy ban hoạt động giám sát tại chỗ và giám sát từ xa; định kỳ đánh giá xếp loại các ngân hàng theo hệ thống Camels.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quy Nhơn (full) (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)