KẾT LUẬN CHƯƠN G

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quy Nhơn (full) (Trang 39 - 44)

Nghiên cứu một số vấn đề về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM, chương 1 của Luận văn rút ra một số kết luận như sau:

Một số vấn đề cơ bản của quản trị rủi ro tín dụng được trình bày ở trên là những vấn đề có tính nguyên tắc trong việc xây dựng một chính sách quản trị rủi ro tín dụng hữu hiệu đối với một NHTM và việc áp dụng các nguyên tắc quản trị rủi ro phải được cụ thể hoá phù hợp với chiến lược kinh doanh của ngân hàng, phù hợp với sản phẩm tín dụng mà ngân hàng cung cấp. Đồng thời, công tác quản trị rủi ro tín dụng phải đảm bảo đạt được các mục tiêu NHTM đưa ra và phù hợp với các thông lệ theo chuẩn mực quốc tế.

Qua việc nghiên cứu các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng và hậu quả của rủi ro tín dụng thì việc triển khai nghiên cứu và thực hành công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank Quy Nhơn là rất cần thiết.

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNGVIỆT NAM – CHI NHÁNH QUY NHƠN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNGVIỆT NAM – CHI NHÁNH QUY NHƠN 2.1 Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quy Nhơn (Vietcombank Quy Nhơn)

2.1.1 Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chính thức đi vào hoạt động ngày 01/04/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thí điểm cổ phần hoá, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức hoạt động với tư cách là một Ngân hàng TMCP vào ngày 02/06/2008 sau khi thực hiện phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/06/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM.

Trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.

Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầu đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án… cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công cụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…

Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có lợi thế rõ nét trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao. Các dịch

vụ : VCB Internet Banking, VCB money, SMS Banking, VCB Cyber Bill Payment, … đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, dần tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt (qua ngân hàng) cho khách hàng.

Sau gần nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện có trên 12.500 cán bộ nhân viên, với gần 400 Chi nhánh/ Phòng giao dịch/ Văn phòng đại diện/ Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở giao dịch, 78 Chi nhánh và hơn 300 phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1 văn phòng đại diện tại Singapore, 5 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với 1.700 ATM và 22.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

2.1.2 Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức Vietcombank Quy Nhơn

2.1.2.1 Quá trình hình thành

Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Quy Nhơn (Vietcombank Quy Nhơn) là một trong các chi nhánh của hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Được thành lập ngày 16/01/1985 theo quyết định số 07/QĐ-NH của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (nay gọi là Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam). Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Quy Nhơn có:

- Tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.

- Tên riêng là : Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Quy Nhơn. - Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là: Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of VietNam, Quy Nhon branch. Gọi tắt là: Vietcombank Quy Nhơn.

Vietcombank Quy Nhơn ra đời tiền thân là Phòng ngoại hối Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bình Định thành lập từ năm 1978. Cán bộ trong Ngân hàng ban đầu được bổ sung từ các phòng ban của Ngân hàng nhà nước tỉnh Bình Định điều động sang bao gồm 19 người. Sau này, Vietcombank Quy Nhơn được Tổng Giám đốc

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thành lập 03 phòng nghiệp vụ và 01 tổ như : Phòng Kế toán – thanh toán, phòng Kế hoạch – tín dụng, phòng Hành chính nhân sự và 01 tổ ngân quỹ. Từ đó đến nay , Vietcombank Quy Nhơn đã phát triển mở rộng thêm các phòng nghiệp vụ, tổng cộng có 09 phòng: phòng Kế toán, phòng Khách hàng, phòng Tổng hợp, phòng Ngân quỹ, phòng Thanh toán xuất nhập khẩu, phòng Hành chính nhân sự; Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ; Phòng Quản lý nợ và 4 phòng giao dịch gồm: Phòng giao dịch Số 1; Phòng giao dịch Nguyễn Thái Học; Phòng giao dịch Tây Sơn; Phòng giao dịch Bồng Sơn. Tổng số cán bộ CNV hiện nay là 135 người, trong đó trình độ Đại học chiếm 87%, cao đẳng: 8% và trung cấp là 5%.

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của Vietcombank Quy Nhơn

Ban lãnh đạo gồm: 01 giám đốc và 02 phó giám đốc.

Phòng Hành chính nhân sự gồm: 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và các nhân viên.

Phòng Kế toán gồm: 01 trưởng phòng , 01 phó phòng, 02 kiểm soát và các nhân viên.

Phòng Tổng hợp gồm: 01 trưởng phòng và các nhân viên.

Phòng Khách hàng gồm : 01 trưởng phòng, 02 phó phòng và các nhân viên.

Phòng Thanh toán xuất nhập khẩu gồm : 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và các nhân viên.

Phòng Ngân quỹ gồm : 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và các nhân viên. Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ: 01 Trưởng phòng.

Phòng Quản lý nợ: 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và các nhân viên.

Cơ cấu nghiệp vụ của các phòng như sau

Phòng Hành chính nhân sự : Quản lý về mặt nhân sự, hành chính Phòng Kế toán : thực hiện các nghiệp vụ như :

- Huy động tiết kiệm, kỳ phiếu cả về VND và ngoại tệ. - Huy động tiền gửi.

- Mua bán ngoại tệ của khách vãng lai. - Thanh toán nội địa.

- Chuyển tiền.

Phòng Tổng hợp : Quản lý vốn, lãi suất, kinh doanh ngoại tệ. Phòng Khách hàng :

- Cho vay dưới các hình thức: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

Phòng Thanh toán xuất nhập khẩu : Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu và nghiệp vụ tài trợ thương mại.

Phòng Ngân quỹ : - Quản lý tiền mặt.

- Quản lý các chứng từ có giá, hồ sơ, tài sản cầm cố. - Thu - chi tiền mặt.

Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ : kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

Phòng Quản lý nợ: kiểm soát hồ sơ, khai báo thông tin HĐTD trên hệ thống và lưu hồ sơ.

2.1.3 Tình hình hoạt động tín dụng tại Vietcombank Quy Nhơn

2.1.3.1 Công tác huy động vốn

Để thực hiện nhiệm vụ cho vay, Vietcombank Quy Nhơn luôn tìm phương hướng thích hợp cho công tác huy động của mình nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong các thành phần kinh tế để có thể sử dụng nguồn vốn huy động này có hiệu quả nhất. Với những nỗ lực đó, kết quả huy động vốn luôn tăng qua các năm.

Nguồn vốn huy động tăng mạnh do Chi nhánh đã thực sự coi trọng công tác huy động vốn xem đây là điều kiện đầu tiên trong mọi hoạt động với phương châm tranh thủ tối đa vốn Trung ương, đặc biệt chú ý vốn huy động tại địa phương, áp dụng nhiều giải pháp đồng bộ liên quan đến việc cải tiến chất lượng phục vụ cả trong thanh toán nội địa và quốc tế, đáp ứng các dịch vụ hỗ trợ theo yêu cầu của khách hàng như: dịch vụ ngân quỹ, chi trả lương hàng tháng, thông báo kịp thời tỷ giá mua bán ngoại tệ, duy trì chính sách ưu đãi về lãi suất đối với những khách hàng có số dư tiền gửi lớn và ổn định. Mở rộng nhiều hình thức huy động vốn như tiết kiệm có kỳ hạn, kỳ hạn linh hoạt, không kỳ hạn.

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn qua 3 năm

Đvt: tỷ VND, %

CHỈ TIÊU

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Giá trị (tỷ VND) 08/07 (%) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ VND) 09/08 (%) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ VND) 10/09 (%) Tỷ trọng (%) TỔNG NGUỒN VỐN 2,609.75 112.87 100.00 2,448.69 93.83 100.00 3,718.38 151.85 100.00

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quy Nhơn (full) (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)