Phân theo nguồn hình thành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quy Nhơn (full) (Trang 44 - 49)

+ Nguồn vốn huy động 642.37 103.18 24.61 822.84 128.09 33.60 1,057.45 128.51 28.44 + Vốn vay NHNT TW 1,856.41 116.67 71.13 1,455.53 78.41 59.44 2,408.47 165.47 64.77 + Vốn khác 110.97 112.68 4.25 170.33 153.49 6.96 252.46 148.22 6.79

Xét theo đơn vị tiền tệ, nguồn vốn VND tăng liên tục qua các năm nhưng nguồn vốn USD năm 2009 giảm mạnh so với năm 2008 dẫn đến tổng nguồn vốn năm 2009 giảm nhẹ 6.17% so với năm 2008. Năm 2009 nguồn vốn VND tăng nhẹ 5.78% so với năm 2008, nhưng năm 2010 nguồn vốn VND tăng mạnh từ 2,195.25 tỷ đồng của năm 2009 lên 3,272.51 tỷ đồng, đạt mức tăng 49.07%.

Nguồn vốn USD huy động chủ yếu từ các khách hàng nhận kiều hối từ nước ngoài. Hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008 đầu năm 2009 đã làm giảm đáng kể nguồn kiều hối dẫn đến nguồn vốn USD huy động giảm mạnh từ 534.47 tỷ đồng năm 2008 xuống 253.45 tỷ đồng năm 2009, giảm 52.58% so với năm 2008. Năm 2010 nguồn vốn USD có tăng lên lại đạt 445.87 tỷ đồng nhưng vẫn thấp hơn số huy động năm 2008.

Xét theo nguồn hình thành, vốn huy động tại chỗ tăng đều qua các năm, tuy nhiên nguồn vốn vay từ NHNT TW năm 2009 giảm mạnh 21.59% so với năm 2008.

Vốn huy động tại chỗ năm 2010 có sự tăng trưởng nhanh chóng và ổn định, đạt mức tăng 28.51% so với năm 2009, đạt 1,057 tỷ đồng. Trong khi đó TW giao chỉ tiêu huy động vốn từ nền kinh tế là 892 tỷ đồng, vượt mức chỉ tiêu huy động vốn do TW giao là 165 tỷ đồng tương đương tăng 18% so với kế hoạch. Có thể nói đây là nỗ

lực rất lớn của chi nhánh trong việc thu hút vốn huy động tại chỗ, giảm bớt phụ thuộc vào nguồn vốn từ NHNT TW.

Với sự phát triển và mở rộng các khu vực chi nhánh, với lợi thế là ngân hàng chuyên về thanh toán xuất nhập khẩu, thương hiệu Vietcombank đã được khẳng định và có uy tín trên thế giới, nên lượng tiền vãng lai của các doanh nghiệp tăng lên đáng kể, góp phần trong việc phát triển nguồn vốn huy động của chi nhánh. Vốn huy động của chi nhánh đứng thứ 5 trên địa bàn tỉnh đạt 6.66% tổng vốn huy động, đứng sau Agribank Bình Định 16.68%, BIDV Bình Định 15.04%, BIDV Phú Tài 15% và SCB Bình Định 7.16%. 5% 3% 15% 15% 7% 2% 17% 0% 6% 2% 3% 3% 7%2%6% 2%2%1%1%2%1%

Vietinbank Bình Định Vietinbank Phú Tài BIDV Bình Định BIDV Phú Tài VCB Quy Nhơn VCB Phú Tài

Agribank Bình Định NHCSXH Bình Định Sacombank Bình Định Nam Á Bank Q.Nhơn MB Bình Định ACB Bình Định

SCB Bình Định VIB Quy Nhơn DAB Bình Định VP Bank Bình Định Techcombank Q.Nhơn Westernbank Q.Nhơn

Việt Á Quy Nhơn 27 QTDND QTDNHTW

Nguồn: Tổng hợp tình hình hoạt động các chi nhánh Tổ chức tín dụng (đến tháng 12 năm 2010) - Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bình Định

Biểu đồ 2.1. Tình hình vốn huy động trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2010

Việc áp dụng lãi suất huy động linh hoạt và kỳ hạn hợp lý phần nào góp phần làm cho công tác huy động vốn phát triển một cách ổn định và bền vững.

Kết quả công tác huy động vốn trong năm 2010 của chi nhánh có giá vốn đầu vào của chi nhánh theo bảng thống kê của Vietcombank TW là rất tốt so với các chi nhánh Vietcombank khác. Sự tăng trưởng nhanh chóng về nguồn vốn đã xác lập

một vị thế vững chắc cho hoạt động Vietcombank Quy Nhơn, đồng thời là một minh chứng cho chất lượng dịch vụ và uy tín không ngừng tăng lên của Vietcombank Quy Nhơn đối với các doanh nghiệp, góp phần tạo nên kết quả kinh doanh của năm 2010 tăng 33% so với năm 2009.

2.1.3.2 Tình hình sử dụng vốn

Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997-1998, môi trường kinh doanh ngân hàng đã bộc lộ rõ nét những bất ổn tiềm ẩn đòi hỏi phải xem xét lại thận trọng như:

- Tình hình tài chính của nhiều khách hàng truyền thống của Vietcombank Quy Nhơn nhất là các DNNN địa phương. Lý do đây là các DN nhỏ, vốn ít, lao động không nhiều nên phản ứng chậm với những biến động của nền kinh tế.

- Môi trường pháp lý hỗ trợ ngân hàng xử lý các khoản tín dụng có vấn đề đặc biệt là đối với các DNNN không hiệu quả.

Với những thách thức trên đã đặt hoạt động tín dụng của Vietcombank Quy Nhơn (vốn mang lại gần 90% thu nhập cho ngân hàng) trước những sự lựa chọn khó khăn: tiếp tục tập trung gia tăng tín dụng trong phân khúc thị trường quen thuộc nhưng nhiều rủi ro hoặc là chuyển hướng khách hàng mục tiêu sang khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có nhiều tiềm năng song hành lang pháp lý chưa rõ ràng và sự hiểu biết của các ngân hàng thương mại Việt Nam đối với khu vực này còn quá ít ỏi. Căn cứ vào tình hình thực tế và đánh giá các tiềm năng lâu dài trên địa bàn, Vietcombank Quy Nhơn đã định hướng lại thị trường mục tiêu hướng đến khu vực các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc mọi thành phần kinh tế và các doanh nghiệp hoạt động tại các khu công nghiệp tập trung.

Hoạt động cho vay là hoạt động chiếm chủ yếu và là lĩnh vực tạo ra nhiều lợi nhuận nhất nhưng cũng là lĩnh vực xảy ra rủi ro cao nhất trong hoạt động ngân hàng. Hoạt động kinh doanh của Vietcombank Quy Nhơn không nằm ngoài quy luật đó, nhiệm vụ kinh doanh của chi nhánh là làm sao có thể đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho sự phát triển kinh tế một cách hiệu quả và mang lại lợi nhuận, nhưng đồng thời phải có biện pháp hạn chế tối đa rủi ro xảy ra.

Mặc dù là một chi nhánh được thành lập muộn hơn so với các NHQD khác trên địa bàn, nhưng thị phần cho vay của chi nhánh chiếm tỷ trọng đáng kể trong 47 TCTD trên địa bàn, dư nợ cho vay của chi nhánh chiếm 9.73% tổng dư nợ các TCTD trên địa bàn, đứng thứ 4 sau BIDV Phú Tài 17.76%, BIDV Bình Định 17.69% và Agribank Bình Định 15.4%. 7% 6% 18% 18% 10% 6% 15% 7%3%1% 2%1%0%1%2%1%0%0%0%2%1%

Vietinbank Bình Định Vietinbank Phú Tài BIDV Bình Định BIDV Phú Tài VCB Quy Nhơn VCB Phú Tài

Agribank Bình Định NHCSXH Bình Định Sacombank Bình Định Nam Á Bank Q.Nhơn MB Bình Định ACB Bình Định SCB Bình Định VIB Quy Nhơn DAB Bình Định VP Bank Bình Định Techcombank Q.Nhơn Westernbank Q.Nhơn

Việt Á Quy Nhơn 27 QTDND QTDNHTW

Nguồn: Tổng hợp tình hình hoạt động các chi nhánh Tổ chức tín dụng (đến tháng 12 năm 2010) - Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bình Định

Biểu đồ 2.2. Tình hình dư nợ cho vay trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2010

Công tác tín dụng: Giai đoạn 2008-2010 là giai đoạn hoạt động của Vietcombank Quy Nhơn đã có những bước phát triển mang tính đột phá, đặc biệt là trong công tác tín dụng, biểu hiện cụ thể ở các khía cạnh sau:

Dư nợ tín dụng tăng trưởng cao và ổn định, an toàn tín dụng được đảm bảo. Dư nợ đến 31/12/2010 đạt 2,376 tỷ đồng quy VND tăng 36.06% so với năm 2008, trong đó dư nợ ngắn hạn đạt 1,824.55 tỷ đồng tăng 31.88% so với năm 2008; dư nợ trung dài hạn đạt 551.45 tỷ đồng.

Bảng 2.2. Tình hình sử dụng vốn qua 3 năm

CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 2009/2008 2010/2009

DOANH SỐ CHO VAY

- VND 615.89 302.47 352.66 49.11 116.59 - USD (quy VND) 40.69 30.02 61.70 73.78 205.53 - USD (quy VND) 40.69 30.02 61.70 73.78 205.53 DOANH SỐ THU NỢ - VND 47.68 48.40 78.74 101.51 162.69 - USD (quy VND) 14.23 29.00 6.26 203.79 21.59 DƯ NỢ - VND 1,563.01 1,952.13 2,108.10 124.90 107.99 - USD (quy VND) 183.27 56.17 267.90 30.65 476.94

2.1.3.3 Tình hình cho vay theo ngành, thành phần kinh tế và loại cho vay

a. Cho vay theo ngành

Đến 31/12/2010, dư nợ tại Vietcombank Quy Nhơn tập trung chủ yếu vào 2 ngành công nghiệp chế biến và ngành thương nghiệp, sửa chữa, đồ dùng cá nhân, gia đình với tỷ lệ %/ tổng dư nợ lần lượt là 43.28% và 41.49%. Còn lại các ngành khác chiếm tỷ trọng rất thấp. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho công tác tín dụng tại Vietcombank Quy Nhơn.

Bảng 2.3. Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế năm 2010

Đvt: Tỷ VND, %

STT Ngành cho vay Dư nợ %/ tổng dư

nợ

1 Công nghiệp khai thác mỏ 0.80 0.03% 2 Công nghiệp chế biến 1,028.3

3 43.28%

3 Xây dựng 57.06 2.40%

4 Thương nghiệp 985.71 41.49% 5 Khách sạn và nhà hàng 41.36 1.74% 6 Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 61.92 2.61% 7 Hoạt động kinh doanh tài sản, dịch vụ 0.87 0.04% 8 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước 199.95 8.42%

Tổng dư nợ 2,376.0

b. Cho vay theo thành phần kinh tế

Để thực hiện một cách triệt để hoạt động cho vay và tận dụng tối đa về nguồn thu, Vietcombank Quy Nhơn áp dụng biểu lãi suất cho vay linh hoạt đối với từng đối tượng cho vay cụ thể. Trong đó, áp dụng lãi suất để khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu hơn là các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu thụ trong nước (chênh lệch lãi suất giữa hai đối tượng này là 0,5%/năm đối với lãi suất cho vay VND); cũng như thực hiện các chính sách tiền tệ của Nhà nước. Vietcombank Quy Nhơn định hướng chính sách tín dụng theo hướng tập trung mở rộng đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thành phần kinh tế cá thể, tập thể, giảm dần tỷ trọng đầu tư cho các DNNN. Đến 31/12/2010 các CTCP và TNHH chiếm gần 60% tổng dư nợ, kinh tế cá thể, tập thể chiếm 29.31% tổng dư nợ, các DNNN 11.6%.

Bảng 2.4. Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế

Đvt: Tỷ VND, %

CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

- CTCP và TNHH 1,131.88 64.82 1,235.27 61.51 1,394.52 58.69 - DNNN 163.20 9.35 236.20 11.76 275.83 11.61 - DNNN 163.20 9.35 236.20 11.76 275.83 11.61 - CT có vốn đầu tư nước ngoài 5.24 0.30 0.00 9.15 0.38

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quy Nhơn (full) (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)