Chơng 5: độ tin cậy của hệ thống điện 5.1 Khái niệm chung
5.2.1. Yêu cầu chung
Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong vận hành hệ thống điện là đảm bảo độ tin cậy cho sự hoạt động của các phần tử hệ thống. Dới góc độ tin cậy, công tác vận hành phải đạt đợc những yêu cầu cụ thể sau:
- Duy trì đến mức tối đa trạng thái làm việc bình thờng của các phần tử; - Giảm ảnh hởng của các hỏng hóc đối với chế độ làm việc của hệ thống điện; - Ngăn chặn những hậu quả của sự cố nh làm phân rã hệ thống, suy sụp tần số và điện áp v.v.;
- Giảm đến mức tối thiểu thiệt hại kinh tế do sự cố ngừng cung cấp điện gây nên. Trong mọi trờng hợp nhân viên vận hành cần phải hết sức bình tĩnh, linh hoạt. thao tác rành mạch. Việc loại trừ nhanh sự cố phụ thuộc nhiều vào thao tác nhanh, kịp thời và chính xác của ngời vận hành. Các nhân viên vận hành nhà máy điện và trạm biến áp thực hiện các thao tác cần thiết để loại trừ sự cố, đồng thời thông báo ngay với cấp trên về diễn biến của sự việc. Các điều độ viên mạng điện và hệ thống kiểm tra và giám sát các hoạt động của nhân viên vận hành trong quá trình loại trừ sự cố.
- Khi xảy ra sự cố, trớc tiên các cơ cấu tự động thực hiện: + Cô lập các phần tử bị sự cố;
+ Đóng nguồn dự phòng cung cấp điện cho các hộ dùng điện; + Tự động điều tần và điều áp cấp I;
+ Tự động sa thải phụ tải; + Tự động tái đồng bộ.
- Sau 3 ph nhân viên vận hành bắt đầu can thiệp vào chế độ: + Khởi động các tổ máy dự phòng lạnh;
+ Phân bố lại công suất tác dụng và phản kháng để không làm sụt áp và quá tải đờng dây;
+ Điều tần cấp II.