Điều chỉnh tần số trong trờng hợp sự cố

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN (Trang 115)

5. Độ hình sin: Trong thực tế sự biến đổi của dòng điện và điện áp xoay chiều

3.2.4. Điều chỉnh tần số trong trờng hợp sự cố

Khi vì một lý do nào đó có thể bị giảm ngoài sự kiểm soát của hệ thống điều chỉnh, gây nguy hiểm cho hệ thống, ví dụ một số trờng hợp tần số bị lệch quá lớn, gây ảnh hởng nghiêm trọng nh:

- Tần số nhỏ hơn 48,5 Hz chỉ cho phép kéo dài không quá 1ph vì sự an toàn cho các cánh dài áp lực thấp của tuabin;

- Tần số nhỏ hơn 47 Hz chỉ đợc kéo dài không quá 20 s để đảm bảo năng suất cho các thiết bị phụ nh máy bơm nớc, quạt gió v.v.

- Tần số không đợc phép giảm quá 45Hz vì ở tần số này có thể dẫn đến sự ngừng hoạt động của cả nhà máy điện, do các thiết bị phụ không thể đáp ứng đợc điều kiện làm việc bình thờng.

Để giữ tần số trong các trờng hợp này đầu tiên cần phải sa thải phụ tải. Có ba loại phụ tải cần phải sa thải là:

+ Loại 1 có tổng công suất cắt bằng công suất thiếu hụt cao nhất có thể cắt lần l- ợt từng đợt: bắt đầu sa thải từ tần số 46,5 cho đến 49 Hz, các đợt cách nhau 0,1Hz.

+ Loại 2: chỉnh định ở tần số 49,2 Hz, các đợt cách nhau 5ữ10 s, đợt cuối 60 s làm nhiệm vụ đa tần số lên cao hơn 49,2 Hz sau khi loại 1 cắt xong. Công suất cắt của tải loại 2 thờng bằng 40% loại 1;

+ Loại 3: sẽ tác động nếu loại 1 không thể ngăn cản đợc nguy cơ xảy ra sụt áp trong hệ thống.

Phụ tải phải sa thải phụ thuộc vào mức độ thiệt hại về kinh tế- xã hội. Sau khi sự cố đ ợc khắc phục phụ tải đợc đóng lại từng đợt cách nhau không nhỏ hơn 5 s. Để đảm bảo an toàn cho các hoạt động tự dùng, có thể tách riêng tổ máy cho các phụ tải này. Việc sa thải phụ tải đợc thực hiện bởi cơ cấu tự động sa thải phụ tải theo tần số. Nhiệm vụ của các cơ cấu này là ngăn chặn sự suy sụp tần số khi thiếu công suất phát. Một số cơ cấu tự động điều chỉnh tần số tác động với độ trễ rất lớn vì vậy thời gian tác động của bộ tự động sa thải phụ tải cũng phải lớn hơn quán tính của cơ cấu sa thải phụ tải để loại trừ trờng hợp phụ tải bị cắt trong trờng hợp có dự phòng công suất.

Để có thể nhanh chóng khôi phục lại chế độ cung cấp điện cho các hộ phụ tải bị cắt sau khi sự cố đã đợc khắc phục, trong hệ thống đã đợc lắp đặt các cơ cấu tự động đóng phụ tải sau sự cố. Đại lợng phụ tải đợc đóng lại không phải cố định mà thay đổi phụ thuộc vào các quá trình công nghệ, sơ đồ cung cấp điện của các xí nghiệp, bởi vậy

không ít hơn một lần mỗi năm cần phải tiến hành kiểm tra xác định phụ tải thực tế của tất cả các đờng dây và trạm biến áp nằm trong phạm vi điều chỉnh.

Sự có mặt hay không của các cơ cấu điều chỉnh tần số không ảnh hởng đến nhiệm vụ và tính cấp bách của điều độ viên khi xảy ra sự cố, bởi vì trong thực tế luôn luôn tồn tại những sự cố không lờng trớc mà các cơ cấu tự động có thể không hoạt động theo chơng trình đã định. Sự thiếu quyết đoán và chậm trễ của điều độ viên trong trờng hợp này có thể dẫn đến những thiệt hại nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w