Các sự cố trong trạm biến áp đợc tính toán phòng ngừa bởi các bảo vệ rơle, tự động đóng lặp lại, tự động phân đoạn đờng dây v.v. Tuy nhiên, hoạt động của các nhân viên vận hành cũng đóng vai trò rất quan trọng. Khi ở trạm biến áp không có trang thiết bị tự động, hoặc các thiết bị này không hoạt động thì nhiệm vụ của nhân viên vận hành là đóng phụ tải bị cắt vì sự cố vào nguồn dự phòng nếu có; kiểm tra phát hiện nguyên nhân xảy ra sự cố;
Nếu trong thời gian kiểm tra, sự cố đợc phát hiện thì nhanh chóng tách thiết bị hỏng hóc ra khỏi hệ thống bằng các máy cắt, sau đó bằng dao cách ly. Khi sơ đồ của trạm biến áp đợc khôi phục bình thờng thì việc đóng lại đờng liên lạc với hệ thống phải đợc phép của điều độ viên, sau khi đã kiểm tra xong sự đồng bộ của điện áp.
Việc cắt một trong các máy biến áp làm việc song song bởi rơle hơi đồng thời với bảo vệ so lệch thờng là do trong máy biến áp xảy ra sự cố. Việc đầu tiên của nhân viên vận hành là kiểm tra phụ tải của các máy còn lại và nhanh chóng thực hiện các
biện pháp hạn chế quá tải nếu các máy bị quá tải nhiều so với quy định cho phép. Chỉ sau đó mới tiến hành xem xét máy biến áp, lấy mẫu thử dầu.
Nếu việc cắt máy biến áp chỉ do một trong các thiết bị bảo vệ thực hiện thì nguyên nhân có thể không phải do sự cố mà có thể do các rơle tác động nhầm. Trong trờng hợp đó có thể đóng lại máy biến áp vừa bị cắt, và quan sát bên ngoài xem có phát hiện ra điều gì khả nghi nh mùi cháy, khét v.v. không?
Trong trờng hợp rơle hơi tác động đa tín hiệu đèn, nhân viên vận hành cần:
- Nếu có máy biến áp dự phòng thì thay máy dự phòng vào làm việc và cắt máy biến áp có tín hiệu ra
- Nếu không có máy biến áp dự phòng thì cần xem xét nguyên nhân tác động của rơle hơi.
Khi xem xét cần kiểm tra mức dầu trong bình dãn nở và hiện tợng rò rỉ dầu, tiếng kêu của máy biến áp. Đem thử nghiệm mẫu khí lấy từ rơ le hơi xem có tạp chất dễ cháy không? Nếu trong mẫu khí thử không có tạp chất cháy thì máy biến áp vẫn có thể làm việc lại đợc. Trờng hợp ngợc lại cần cắt ngay máy biến áp ra khỏi mạng điện. Các hiện tợng sau đây biểu thị chế độ làm việc không bình thờng của máy biến áp.
- Tiếng kêu nặng nhng đều: Phụ tải quá cao, cần chú ý đến nhiệt độ dầu, cũng có thể do điện áp nguồn biến đổi đột ngột, cần kiểm tra điện áp và dòng điện, (tiếng kêu vo vo là máy biến áp làm việc bình thờng);
- Tiếng kêu to, máy rung: có ngắn mạch trên đờng dây; - Tiếng kêu pip pip: Trong máy có hiện tợng phóng điện; - Tiếng kêu xè xè: Máy bị rung do bulông bắt không chặt;
- Tiếng kêu lách tách: ống bọc cách điện ở đầu dây bị nứt hoặc bị ẩm sinh ra phóng điện.
Khi vận hành nếu gặp các hiện tợng sau thì cần cắt toàn bộ phụ tải và cắt máy biến áp ra khỏi lới;
- Nổ cầu chảy cao áp;
- Rỉ dầu, mức dầu thấp hơn so với quy định
- Nhiệt độ dầu vợt quá trị số cho phép, có hiện tợng phụt dầu ở bình dầu phụ; - Máy có tiếng kêu quá to, không đều;
- Có hiện tợng phóng điện trên sứ; - Màu sắc dầu thay đổi;
Khi nhiệt độ dầu tăng quá mức giới hạn, nhân viên vận hành cần phải kiểm tra phụ tải của máy và nhiệt độ của môi trờng làm mát, kiểm tra các thiết bị làm mát và điều kiện thông thoáng của buồng đặt máy.
Trên cơ sở kiểm tra cần tìm ra các giải pháp khắc phục đồng thời báo cáo cho tr- ởng ca trực.