Quản lý hàng tồn kho

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH Xây dựng và thương mại Liên Việt (Trang 55)

Hàng tồn kho trong giai đoạn 2011 – 2013 đều ở mức cao, hàng tồn kho nhiều sẽ làm tăng chi phí quản lý hàng tồn kho, chi phí bảo quản, đồng thời có thể mất mát, hỏng … Để đảm bảo lượng hàng tồn kho hợp lý, công ty nên lập ra kế hoạch cụ thể cho từng tháng, từng quý, từ đó xác định lượng hàng tối ưu cho mỗi lần nhập. Kiểm tra chất lượng hàng nhập ngay từ khi hàng mới về để xác định những hàng hóa sai hỏng từ đó có kế hoạch trả lại hoặc đền bù để tránh tổn thất cũng như để tiết kiệm chi phí.

Như đã nói ở chương 2, do đặc thù của công ty là xây dựng và sản xuất sản phẩm nên nguyên vật liệu phải có sẵn trong kho nhằm đáp ứng nhu cầu hoàn thành ra sản phẩm của khách hàng nên nguyên vật liệu luôn chiếm tỷ lệ cao. Nếu dự trữ hàng

tồn kho luôn ở mức cao sẽ làm phát sinh chi phí quản lý, lưu kho và rủi ro cao cho doanh nghiệp nếu xác định nhầm nhu cầu thị trường. Quản lý tốt mục này là một ttrong những mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp. Công ty cần kết hợp với chủ đầu tư đẩy mạnh tiến độ xây dựng các công trình đang thi công nhằm đưa lượng hàng tồn kho vào kinh doanh. Công ty cần quản lý lượng hàng tồn kho bằng cách áp dụng mô hình A – B – C nhằm phân loại hàng hóa tồn kho để tìm hướng giải quyết, giải phóng số hàng tồn kho để nhanh chóng thu lại vốn, tránh tình trạng tồn đọng lâu ngày làm giảm giá trị hàng hóa.

Giá trị hàng tồn kho hàng năm được xác định bằng cách lấy nhu cầu hàng năm của từng loại hàng tồn kho nhân với chi phí tồn kho đơn vị. Tiêu chuẩn để xếp các loại hàng tồn kho vào các nhóm là:

- Nhóm A: Bao gồm các loại hàng có giá trị hàng năm từ 70 - 80% tổng giá trị tồn kho, nhưng về số lượng chỉ chiếm 15 - 20% tổng số hàng tồn kho.

- Nhóm B: Gồm các loại hàng có giá trị hàng năm từ 25 - 30% tổng giá trị hàng tồn kho, nhưng về sản lượng chúng chiếm từ 30 - 35% tổng số hàng tồn kho.

- Nhóm C: gồm những loại hàng có giá trị hàng năm nhỏ, giá trị hàng năm chỉ chiếm 5 -10% tổng giá trị tồn kho. Tuy nhiên về số lượng chúng lại chiếm khoảng 50 – 55% tổng số hàng tồn kho.

Bảng 3.3. Bảng phân loại hàng hóa của công ty

ĐVT: Nghìn đồng Loại nguyên liệu Nhu cầu hàng năm %so với nhu cầu Đơn giá Tổng giá trị hàng năm so với tổng giá trị Loại Nhôm hộp 1200 36,36% 34.000 40.800.000 55,73% A Sắt 800 24,24% 18.200 14.560.000 19,90% A Thép cuộn D6 400 12,12% 13.100 5.240.000 7,16% B Thép cuộn D8 600 18,18% 13.050 7.830.000 10,71% B Thép mạ trắng 300 9,1% 15.931 4.799.300 6,5% C Tổng 3.300 100% 73.209.300 100%

Qua kỹ thuật ABC có thể thấy được nên đầu tư trọng tâm vào mặt hàng nào khi mua hàng. Chẳng hạn dành các nguồn tiềm lực để mua nhóm A nhiều hơn nhóm C. Và với mỗi nhóm cũng có thể xác định được chu kỳ kiểm toán khác nhau. Xác định các chu kỳ kiểm toán khác nhau cho các nhóm khác nhau.

Áp dụng mô hình ABC để quản lý nguyên liệu hàng tồn kho

Bước 1: Xác định nhu cầu hàng năm của một loại nguyên liệu tại Công ty bằng cách nhân lượng nhu cầu với đơn giá. Sau đó, sắp xếp thứ tự các loại hàng giảm dần theo giá trị.

Bước 2: Xác định mức kiểm soát tồn kho cho loại A: nhôm hộp và sắt; loại B: thép cuộn D6 và thép cuộn D8; loại C: thép mạ trắng.

Như vậy, sau khi phân loại nguyên vật liệu tại bảng 3.3, ta xác định được mức kiểm soát hàng tồn kho như sau:

- Loại A bao gồm: nhôm hộp và sắt cần được theo dõi đặc biệt vì chiếm 75,63% giá trị, vậy lượng tồn kho phải thấp nhất có thể. Cần tính toán chính xác dự báo và ghi chép chi tiết trạng thái tồn kho. Các chính sách tồn kho phải được xác định tương ứng.

- Loại B bao gồm thép cuộn D6 và thép cuộn D8 có thể quản lý bằng kiểm kê liên tục.

KẾT LUẬN

Nhìn chung, tài sản ngắn hạn là nguồn lực không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Và trong thời đại kinh tế có nhiều thay đổi từng ngày thì việc quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn hiệu quả là một trong những bài toán khó đối với các nhà quản lý.

Để có được kết quả này em xin gửi lời cảm ơn đến ban giám đốc Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Liên Việt, các anh chị trong công ty và đặc biệt là phòng kế toán đã tạo điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn và cung cấp về mặt số liệu để em hoàn thành bài khóa luận này.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Kinh tế, cô Vũ Lệ Hằng đã đã nhiệt tình hướng dẫn suốt thời gian thực tập để em có một kỳ thực tập hiệu quả.

Do kiến thức còn hạn chế thời gian nghiên cứu chưa nhiều nên bài báo cáo của em không tránh khỏi thiếu sót, mong rằng các thầy cô tham gia góp ý giúp em. Em xin chân thành cám ơn.

Hà Nội, ngày 28 tháng 03 năm 2015 Sinh viên

Nguyễn Thị Thanh Thảo

PHỤ LỤC

1. Bảng cân đối kế toán của công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Liên Việt năm 2011 - 2013

2. Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Liên Việt 2011 - 2013

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH Xây dựng và thương mại Liên Việt (Trang 55)