Thực trạng quản lý hàng tồn kho

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH Xây dựng và thương mại Liên Việt (Trang 40)

Hàng tồn kho là khoản mục không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào song tùy thuộc vào ngành nghề, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang kinh doanh thì nhu cầu về hàng tồn kho của mỗi doanh nghiệp lại khác nhau.

Với đặc thù của ngành xây dựng, hàng tồn kho của doanh nghiệp có những đặc điểm riêng như: nguyên vật liệu sản xuất thường có khối lượng lớn, giá trị cao, đòi hỏi phải dự trữ lớn để giảm bớt rủi ro của biến động giá cả cũng như đáp ứng kịp thời các nhu cầu từ công trình xây dựng mà công ty tham gia thi công. Vì vậy hoạt động mua ngoài được doanh nghiệp thực hiện nhằm mục đích giảm chi phí cất trữ, chi phí vận chuyển, đảm bảo thuận tiện cho việc vận chuyển. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn cần có mức dự trữ hợp lý tránh trường hợp thị trường nguyên vật liệu có biến động bất lợi làm gián đoạn sản xuất gây ảnh hưởng tới tiến độ thi công. Chúng ta

Một cách khái quát ta thấy rằng hàng tồn kho thực tế liên tục tăng trong giai đoạn từ năm 2011 – 2013, cụ thể năm 2012 tăng 621 triệu đồng tương ứng tăng 47,08% so với năm 2011. Và sang đến năm 2013 tăng thêm 89 triệu đồng tương ứng tăng 4,59% so với năm 2012. Tỷ lệ chi phí SX và KDDD chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu hàng tồn kho.

Bảng 2.5. Cơ cấu hàng tồn kho giai đoạn 2011- 2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch Chênh lệch 11 – 12 12 – 13

Số tiền Số tiền Số tiền

Giá trị % Giá trị % 1.Nguyên vật liệu 93 453 421 360 387,10 (32) (7,06) 2.Công cụ, dụng cụ 39 39 46 0 0 7 17,95 3.CPSX và KDDD 1.187 1.448 1.562 261 21,99 114 7,87 Hàng tồn kho 1.319 1.940 2.029 621 47,08 89 4,59

(Nguồn: Số liệu được tính từ báo cáo tài chính)

CPSX và KDDD: Năm 2012, CPSX và KDDD tăng 261 triệu tương đương 21,99% so với năm 2011. Năm 2013, CPSX và KDDD tăng 114 triệu tương đương 7,87% so với năm 2012. Nguyên nhân chính của sự tăng này là do còn nhiều công trinh chưa hoàn thành xong.

Với đặc thù của ngành xây dựng nên CPSX và KDDD luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hàng tồn kho. Vì đặc tính của ngành xây dựng là từ khi hoàn thành sản phẩm, khi khởi công công trình đến lúc bàn giao công trình thời gian thường kéo dài lâu nên thời gian thanh toán tiền cũng kéo dài theo.

Nguyên vật liệu: Năm 2012, NVL 360 triệu tương đương tăng 387,10% so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm cuối 2011 nhập thêm nhiều nguyên vật liệu để phục vụ cho các công trình nên nguồn NVL tăng lên. Hơn nữa, do đặc thù của công ty là sản xuất sản phẩm nên nguyên vật liệu luôn phải có sẵn trong kho nhẳm đáp ứng nhu cầu hoàn thành ra sản phẩm của khách hàng. Bởi vậy nguyên vật liệu luôn chiếm tỷ trọng cao, và cao nhất năm 2011 – 2012.

Nhưng sang đến năm 2013 thì NVL lại giảm 32 triệu tương đương 7,06%. Nguyên nhân là do công ty đã cơ bản hoàn thành thêm một số công trình nên không lượng NVL cũng giảm đi.

Công cụ, dụng cụ: Năm 2012,CCDC không có sự thay đổi so với năm 2011, nhưng sang đến năm 2013 thì mức CCDC lại tăng 7 triệu đồng tương ứng 17,95% so với năm 2013.

Công cụ dụng cụ là khoản mục chiếm tỷ trọng nhỏ nhất và gần như không ảnh hưởng đến khoản mục hàng tồn kho. Khoản mục này có xu hướng tăng trong năm 2011 – 2013, do mở rộng sản xuất nên công ty cần nhiều công cụ hơn.

Nhìn chung, ta thấy hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối trong khoản mục TSNH của công ty. Công ty luôn dự trữ một lượng nguyên vật liệu để có thể phục vụ việc sản xuất ra sản phẩm song cũng tốn kém chi phí cho doanh nghiệp về hàng tồn kho và chi phí quản lý, vì vậy công ty cần có những biện pháp quản lý hợp lý hơn. Hiên nay, hàng tồn kho vẫn đang được quản lý theo phương pháp truyền thông, thủ kho là người quản lý, theo dõi tình hình lưu thông của hàng hóa, nhược điểm là vẫn chưa có sự phối hợp hiệu quả với các bộ phận khác.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH Xây dựng và thương mại Liên Việt (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)