Thực trạng sử dụng khoản phải thu ngắn hạn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH Xây dựng và thương mại Liên Việt (Trang 42)

Khoản phải thu ngắn hạn của công ty bao gồm: phải thu khách hàng, trả trước cho người bán. Trong đó khoản phải thu khách hàng là một trong những mục tiêu lớn của doanh nghiệp để kích thích khách hàng mua và sử dụng hàng hóa, dịch vụ, doanh nghiệp thường áp dụng chính sách tín dụng thương mại như điều khoản bán chịu 2/10 net 30, hoặc với chính sách thu tiền công ty còn kéo dài thời hạn thanh toán 14- 16 ngày cho khách hàng trung thành để thu hút và giữ chân được nhiều khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh và cung cấp dịch vụ với các đối thủ khác. Dưới đây là bảng chi tiết các mục phải thu ngắn hạn trong 3 năm (từ năm 2011 đến năm 2013)

Biểu đồ 2.4.Cơ cấu phải thu ngắn hạn giai đoạn năm 2011 - 2013

(Nguồn: Số liệu được tính từ báo cáo tài chính)

99,33% 3% 0,67 % Năm 2011 99,18 % 0,82 % Năm 2012 97,1 8% 2,82 % Năm 2013 Phải thu khách hàng Trả trước người bán

Biểu đồ 2.4 thể hiện cơ cấu khoản phải thu ngắn hạn của công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Liên Việt bao gồm: phải thu khách hàng và trả trước người bán. Khoản mục này trong giai đoạn 2011 – 2013 chiếm tỷ trọng lớn nhất trong TSNH trung bình là 98,53%. Cụ thể năm 2012 nhờ tình hình bán tốt sản phẩm nên khoản phải thu tăng mạnh (mức tăng 2.688 triệu, tương ứng 224,37%). Một phần nguyên nhân do trong năm 2012 để bán được nhiều sản phẩm công ty đã kéo dài đồng loạt thời hạn thanh toán 16 ngày so với năm 2011 cho khách hàng, vì vậy bị khách hàng chiếm dụng một lượng vốn không nhỏ. Trong năm 2013, khoản phải thu khách hàng giảm 1.724 triệu tương ứng tỷ lệ 44,36% xuống còn 2.162 triệu đồng, điều này chứng tỏ công ty đã có những chính sách tín dụng hợp lý hơn tùy vào uy tín và khả năng tài chính của khách hàng nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro từ các khoản cấp tín dụng cho khách hàng.

Khoản trả trước người bán lại tăng qua từng năm. Cụ thể năm 2012 tăng 24 triệu đồng so với năm 2011 và năm 2013 tăng 26 triệu đồng so với năm 2012. Khoản mục này ghi nhận tiền hàng đặt cọc trước của công ty để mở rộng sản xuất. Năm 2013, khoản phải trả người bán ở mức cao nhất là 61 triệu đồng do doanh nghiệp trong năm có nhập về kho một lô hàng lớn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH Xây dựng và thương mại Liên Việt (Trang 42)