Tình hình tài sản – nguồn vốn của công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH Xây dựng và thương mại Liên Việt (Trang 29)

2.2.1.1. Tình hình tài sản tại công ty

Trong giai đoạn 2011 – 2013, tại công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Liên Việt đã có sự thay đổi khá lớn về tổng tài sản cũng như cơ cấu tài sản của công ty. Tổng tài sản của công ty năm 2012 tăng lên mức 2.877 triệu đồng tương ứng tăng 76,45% so với năm 2011. Tuy nhiên sang năm 2013, tổng tài sản của công ty lại có xu hướng giảm với mức giảm tuyệt đối là 198 triệu đồng và mức giảm tương đối là 2,98% so với năm 2012.

Nhìn chung về cơ cấu tài sản đối với các công ty kinh doanh ngành vật liệu xây dựng, tài sản ngán hạn luôn chiếm một tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với tài sản dài hạn. Cơ cấu này là hợp lý vì hình thức hoạt động của công ty là công ty thương mại

nên chính sách tập trung vốn phần lớn vào tài sản ngắn hạn giúp cho quá trình hoạt động kinh doanh và mở rộng quy mô ngành nghề được thuận lợi. Hơn nữa đối với công ty kinh doanh thương mại, cơ cấu tài sản lưu động lớn hơn tài sản cố định là cần thiết, sẽ giúp công ty linh hoạt hơn trong lĩnh vực thanh toán hay có thể dễ dàng tăng tích trữ hàng hóa khi giảm giá.

Dựa vào bảng 2.1, ta có biểu đồ cơ cấu tài sản của công ty như sau:

Biểu đồ 2.1.Cơ cấu tài sản của công ty

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Số liệu được tính từ báo cáo tài chính)

Dựa vào biểu đồ 2.1 về cơ cấu tài sản của công ty qua các năm cho ta thấy TSNH của công TNHH Xây dựng và Thương mại Liên Việt chiếm tỷ trọng phần lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp.

Năm 2011, tỷ trọng TSNH của công ty chiếm 98,8%, năm 2012 là 99,83% tương ứng tăng 1,03%, đến năm 2013 thì con số này giảm xuống còn 90,97%. Do trong giai đoạn 2011 – 2013, Công ty đã thay đổi chính sách tín dụng, thắt chặt chính sách với các khoản phải thu làm cho các khoản phải thu giảm. Trong khi đó tỷ trọng TSDH năm 2011 là 1,2%, năm 2012 là 0,15%, năm 2013 tăng đến 9,03% chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản. Do thời gian này công ty có mua thêm một số máy móc phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh nên làm tăng tổng TSDH.

98,8 99,83 90,97 1,2 0,17 9,03 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

TSDH TSNH

Bảng 2.1.Cơ cấu tài sản giai đoạn 2011 – 2013

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011- 2012 Chênh lệch 2012 – 2013

Giá trị Tỷ trọng Giá trị trọng Tỷ Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

% % % (Triệu) % % A. TSNH 3.718 98,80 6.630 99,83 5.860 90,97 2.912 78,32 (770) (11,61) I. Tiền 1.120 29,76 804 12,11 1.634 25,36 (316) 28,21 830 103,23 II. Các khoản PT 1.198 31,84 3.886 58,52 2.162 33,56 2.688 224,37 (1.724) (44,36) 1.Phải thu KH 1.190 31,62 3.854 58,03 2.101 32,61 2.664 223,87 (1.753) (45,49) 2. Trả trước NB 8 0,19 32 0,48 61 0,95 25 300 29 90,63 IV. Hàng tồn kho 1.319 35,05 1.940 29,21 2.029 31,5 621 47,08 89 4,59 V. TSNH khác 81 2,15 0 0 35 0,54 (81) (100) 35 - B. TSDH 45 1,20 10 0,15 582 9,03 (35) (77,78) 572 5720 I.TSCĐ hữu hình 37 0,98 5 0,08 564 8,76 (32) (86,49) 559 11180 II. TSDH khác 8 0,21 5 0,08 18 0,28 (3) (37.50) 13 260 TỔNG TÀI SẢN 3.763 100 6.641 100 6.442 100 2.878 76,46 (199) (2,98)

Tiền và các khoản tương đương tiền: Năm 2012 giảm 316 triệu tương đương với giảm 28,21% so với năm 2011. Cho thấy năm 2012, doanh nghiệp đã dùng số tiền mua sắm tài sản cố định là máy móc để phục vụ bộ phận quản lý cho công ty, đồng thời chi trả các chi phí khác để quản lý hoạt động của công ty. Nhưng năm 2013, tiền và các khoản tương đương tiền tăng 830 triệu tương đương tăng 103,23%, do công ty đã hoàn thành dự án xây dựng cổng tại xã Tiên Kiến và được thanh toán phần tiền còn lại của dự án bằng hình thức chuyển khoản. Có thể nói năm 2013 công ty đã cân nhắc nhiều hơn trong vấn đề có nên đầu tư hay không đầu tư vào đâu để có thể đem lại lợi ích trong tình hình nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay.

Các khoản phải thu:

Khoản phải thu năm 2012 tăng so với năm 2011 là 2.688 triệu tương đương tăng 224,37%. Do năm 2012 để bán được nhiều sản phẩm hợp kim nhôm nên công ty đã kéo dài đồng loạt thời hạn thanh toán 16 ngày so với năm 2011 cho khách hàng, vì vậy bị khách chiếm dụng một lượng vốn không nhỏ. Trong khi đó, năm 2013 lại có dấu hiệu giảm so với năm 2012 là 1.724 triệu tương đương 44,36%, do năm 2013, công ty đã có những chính sách tín dụng hợp lí hơn với khả năng tài chính của khách hàng nên khoản phải thu cũng đã giảm được đáng kể. Tuy nhiên công ty vẫn tiếp tục áp dụng chính sách cho khách hàng thanh toán chậm. Mặc dù chính sách này có thể khiến công ty mất thêm chi phí lãi vay nhưng công ty vẫn thực hiện chính sách trả trước một phần chi phí mua hàng cho nhà cung cấp nhằm tăng uy tín đối với nhà cung cấp và tạo điều kiện để có thể lấy được hành hóa nhanh hơn.

Hàng tồn kho:

Hàng tồn kho của công ty qua ba năm tăng. Cụ thể, hàng tồn kho năm 2011 là 1.319 triệu đồng nhưng sang năm 2012 đã tăng thêm 621 triệu tương ứng tăng 47,08%, chiếm phần lớn là các công trình xây dựng dở dang, chưa được hoàn thành là công trình xây dựng công trình tại thị xã Từ Sơn và xã Kiên Tiến. Và sang đến năm 2013 thì hàng tồn kho lại tăng thêm 89 triệu so với năm 2012 tương đương tăng 4,59%. Điều này có thể là tín hiệu tốt cho công ty vào năm 2014, khi hoàn thành công trình và nhận được lợi nhuận từ các công trình này.

Tài sản dài hạn:

Ngược lại với tài sản ngắn hạn thì tài sản dài hạn lại có tình trạng giảm mạnh vào năm 2012. Tài sản dài hạn năm 2011 là 45 triệu, năm 2012 là 10 triệu, giảm 35 triệu tương đương 77,78%. Vì vậy giá trị còn lại của tài sản cố định (bằng nguyên giá trừ hao mòn lũy kế) là một số khá nhỏ do công ty đã trích gần hết khấu hao của tài sản cố định. Nhưng đến năm 2013 thì tài sản dài hạn có xu hướng tăng, tăng 572 triệu so với năm 2012. Sự tăng lên của TSDH chủ yếu là do sự tăng lên của TSCĐ, do đặc điểm là ngành

xây dựng và làm chủ yếu về công nghệ mới của hợp kim nhôm, nên công ty đã đầu tư thêm máy móc cũng như thiết bị để đáp ứng và phục vụ cho ngành này.

2.2.1.2 Tình hình nguồn vốn

Nguồn vốn là nguồn hình thành nên tài sản, chính vì vậy tổng nguồn vốn của công ty cũng tăng trong giai đoạn 2011 – 2013. Nhìn vào bảng số liệu bảng 2.2 ta thấy:

Nợ phải trả:

Năm 2012 nợ phải trả tăng 2.331 triệu đồng so với năm 2011 tương đương tăng 71,63%. Nhưng đến năm 2013 thì nợ phải trả lại giảm 257 triệu tương đương 4,6% so với năm 2012. Chỉ tiêu này giảm xuống là do phải trả người bán cũng đang giảm xuống, điều này chứng tỏ công ty đang cố gắng thanh toán nợ với các đối tác, đảm bảo uy tín của công ty cũng như cho thấy tình hình tài chính của công ty đã có phần khả quan hơn và đang từng bước ổn định.

Năm 2012, vay ngắn hạn tăng 2.331 triệu tương đương 71,62% so với năm 2011. Năm 2012, do công ty trúng thầu công trình bên xã Từ Sơn nên cần một lượng vốn lớn, mà nguồn vốn chủ sở hữu không đáp ứng đủ nên công ty đã phải huy động thêm nguồn vốn từ các tổ chức khác khiến nợ ngắn hạn của công ty tăng cao. Năm 2013, công trình tại xã Tiên Kiến hoàn thành và được đưa vào sử dụng, công ty đã được nhà thầu thanh toán tiền vì vậy mà công ty đã trả được một phần số tiền đi vay làm cho vay ngắn hạn giảm 257 triệu, tương ứng giảm 4,6% so với năm 2012.

Vốn chủ sở hữu:

Năm 2012 tăng 546 triệu tương đương tăng 107,27% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 58 triệu tương đương 5,5% so với năm 2012. Tuy khoản này trong 3 năm tăng lên không cao nhưng đã phần nào làm thay đổi cơ cấu nguồn vốn của công ty theo hướng tích cực hơn, làm tăng lên khả năng tự chủ về tài chính.

- Vốn đầu tư của chủ sở hữu

Được giữ nguyên trong năm 2011, 2012 và năm 2013, có thể thấy việc tăng vốn đầu tư của CSH là cấp thiết, giúp công ty tăng sự độc lập về tài chính, phần nào đảm bảo khả năng phát triển của công ty.

- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

Chỉ tiêu này tăng đều qua các năm, cụ thể năm 2012 tăng 546 triệu tương đương tăng 107,27% so với năm 2011. Năm 2013 tăng 58 triệu tương đương tăng 5,5% so với năm 2012. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty đang có xu hướng tốt lên, công ty đang làm ăn có lãi. Điều này thể hiện Công ty đã có những chính sách quản lý, tiết kiệm chi phí tốt hơn, mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn.

Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2011 - 2013

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 11 – 12 Chênh lệch 12 - 13

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị

Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng % % % A. Nợ phải trả 3.254 86,47 5.585 84,11 5.328 82,72 2.331 71,63 (257) (4,60) I. Nợ ngắn hạn 3.254 86,47 5.585 84,11 4.920 76,39 2.331 71,63 (665) (11,91) 1. Phải trả người bán 2.516 66,86 4.677 70,44 3.695 57,37 2.161 85,89 (982) (21) 2. Người mua trả tiền trước 720 19,13 866 13,04 1.183 18,37 146 20,28 317 36,61 3. Thuế,các khoản phải nộp NN 18 0,48 42 0,63 42 0,65 24 133,33 0 0 II. Nợ dài hạn - 0 - 0 408 6,33 0 - 408 - B. Vốn chủ sở hữu 509 13,53 1.055 15,89 1.113 17,28 546 107,27 58 5,5 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.000 26,57 1.000 15,06 1.000 15,53 0 0 0 0 2. Lợi nhuận

chưa phân phối (491) (13,05) 55 0,83 113 1,75 546 (111,20) 58 105,45

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH Xây dựng và thương mại Liên Việt (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)