Thực trạng cơ cấu tài sản ngắn hạn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH Xây dựng và thương mại Liên Việt (Trang 37)

TSNH của công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Liên Việt bao gồm tiền mặt, khoản phải thu khách hàng và TSNH khác. Trong 3 năm, tỷ trọng các bộ phận cấu thành tăng giảm phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng từ tác động của nền kinh tế chung.

Năm 2012, tổng TSNH của công ty là 6.630 triệu đồng, tăng tương đương 78,32% so với năm 2011. Trong năm này, khoản mục phải thu ngắn hạn chiếm tới 58,61% (tương ứng 3.886 triệu), với xu hướng ngược lại, hàng tồn kho lại chiếm tỷ trọng tương đối thấp 29,26% chứng tỏ tình hình kinh doanh của công ty diễn biến tốt. Nhưng trong thời điểm này, công ty lại chỉ dự trữ lượng tiền là 804 triệu, tương đương 12,13% (tổng cơ cấu TSNH của công ty) để chi trả các khoản phát sinh.

Sang năm 2013, tình hình kinh doanh không khả quan như năm 2012, khoản mục hàng tồn kho tăng từ 29,26% đến 34,62%, lượng tiền mặt tồn quỹ tăng lên đạt 1.634 triệu đồng. Tuy nhiên khoản phải thu khách hàng lại giảm xuống còn 2.162 triệu cao hơn so với năm 2011.

Biểu đồ 2.3.Cơ cấu tài sản ngắn hạn giai đoạn 2011 – 2013

(Nguồn: Số liệu được tính từ báo cáo tài chính)

Thông qua biểu đồ 2.3, ta có thể thấy khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu của TSNH của doanh nghiệp.

Khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tài sản ngắn hạn. Lí giải cho điều này là do có một tỷ lệ rất lớn tài sản ngắn hạn tồn đọng dưới dạng phải thu, bị khách hàng chiếm dụng. Nhưng sang đến năm 2013, khoản phải thu giảm xuống chứng tỏ công ty đã thắt chặt tín dụng và có những chính sách hợp lí hơn với khả năng tài chính của khách hàng.

Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong cơ cấu tài sản ngắn hạn. Do đặc thù của ngành xây dựng và là doanh nghiệp kinh doanh thương mại các nguyên liệu công cụ phục vụ cho việc thi công công trình phải dự trữ trong một thời gian dài nên tỷ trọng này cao là một điều khá bình thường. Hơn nữa hàng tồn kho tăng chiếm phần lớn là các công trình xây dựng dở dang, chưa được hoàn thành. Tuy nhiên, việc dự trữ một lượng lớn nguyên vật liệu cũng là vấn đề mà doanh nghiệp cần quan tâm.

30% 32% 32% 36% 2% Năm 2011 12% 59% 29% 0% Năm 2012 28% 37% 35% 0% Năm 2013

Tiền Phải thu ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ và qua các năm có xu hướng giảm. Năm 2011, TSNH khác chiếm 2,18% nhưng đến năm 2013 thì chỉ còn 0,6%.

Như vậy, qua phân tích cơ cấu tài sản ngắn hạn tại công ty, ta có thể nhận thấy việc quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn ở công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Liên Việt chưa thực sự hiệu quả. TSNH của công ty tập trung nhiều ở khoản phải thu khách hàng và hàng tồn kho. Do đó, công ty cần có những biện pháp, chính sách quản lý để nhanh chóng thu hồi những khoản nợ quá hạn và quản lý hàng tồn kho tốt hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH Xây dựng và thương mại Liên Việt (Trang 37)