Về những thuận lợi, khó khăn

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dược phú thọ năm 2012 (Trang 63)

o Thuận lợi

- Sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, kéo theo đó là ngành Dược Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển nhanh, với lượng tiêu thụ dược phẩm luôn tăng cao qua hàng năm.

- Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng cao.

- Hệ thống pháp luật nước ta ngày càng được xây dựng hoàn chỉnh hơn. Chính phủ, Bộ Y tế ban hành nhiều chính sách thúc đẩy ngành Dược trong nước phát triển, tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh, công bằng.

- Công ty có quan hệ tốt đẹp với các nhà cung cấp uy tín trong và ngoài nước. - Những nhà cung cấp hàng hóa cho công ty đều là những công ty lớn và uy tín.

- Khách hàng của công ty là những bệnh viện, nhà thuốc lớn cùng hơn 50 nhà phân phối tại khắp các tỉnh thành.

55

- Đội ngũ quản trị của công ty có trình độ cao, với những kỹ năng quản trị và kinh nghiệm đúc kết trong nhiều năm hoạt động kinh doanh trong ngành Dược.

- Xu hướng của người dân hiện nay chuộng dùng thuốc ngoại hiều hơn thuốc nội.

o Khó khăn:

- Tỷ lệ lạm phát tăng nhanh do chịu ảnh hưởng xấu từ sự suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2012.

- Sự cạnh tranh trong ngành Dược rất khốc liệt.

- Mô hình bệnh tật của Việt Nam từng phát sinh những dịch bệnh lớn, không ổn định.

- Công nghệ ngành Dược phát triển nhanh chóng, các tiêu chuẩn suản xuất và kinh doanh tân dược ngày càng khắt khe.

- Từ năm 2012 chính sách của nhà nước cho phép các công ty nước ngoài nhập khẩu trực tiếp thuốc vào Việt Nam gây áp lực cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp Dược trong nước.

- Tình hình tài chính của công ty: Vốn chủ sở hữu của công ty còn khiêm tốn so với các đối thủ cạnh tranh.

- Chưa có đội ngũ nhân viên Marketing.

- Hệ thống quản lý thông tin còn nhiều hạn chế trong việc thu thập và xử lý dữ liệu thị trường, ảnh hưởng đến việc ra quyết định quản trị.

56

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận:

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Dược Phú Thọ năm 2012 cho thấy:

Hiệu quả sử dụng vốn của công ty là tốt cụ thể vốn lưu động lớn hơn 0 và có xu hướng tăng. Nhu cầu vốn lưu động cuối năm thấp hơn đầu năm chứng tỏ doanh nghiệp ngày càng sử dụng tốt nguồn vốn ngắn hạn bên ngoài để có thể sử dụng ngắn hạn. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp giảm và bị ứ đọng vốn trong sản xuất kinh doanh. Khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu đạt mức tăng trưởng nên thu nhập của doanh nghiệp được đảm bảo.

Tổng tài sản của doanh nghiệp giảm do doanh nghiệp thanh lý một số tài sản cố định đã khấu hao hết, tài sản ngắn hạn có tăng nhưng chậm làm khả năng giải quyết các khoản nợ khó khăn. Nhưng so với doanh thu và lợi nhuận thì hiệu quả sử dụng tài sản của công ty có xu hướng tốt.

Dù tốc độ tăng trưởng của doanh thu thấp hơn chi phí bán hàng nhưng cao hơn so với giá vốn hàng bán và lợi nhuận sau thuế tăng nên doanh vẫn đảm bảo bù đắp được mức tăng của chi phí bán hàng. Doanh nghiệp tiết kiệm được cho phí cho khâu mua hàng hóa, nguyên vật liệu xong chưa tiết kiệm được chi phí cho khâu lưu thông và quản lý.

So sánh giữa tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, trên vốn chủ sở hữu và tỷ lệ vốn chủ sở hữu thì thấy rằng công ty đảm bảo tốt khả năng thanh toán các khoản nợ.

57

Kiến nghị:

o Đối với cơ quan quản lý nhà nước:

- Tạo môi trường kinh doanh công bằng, thuận lợi bằng hệ thống pháp lý, chính sách, chế độ.

- Khuyến khích, tạo điều kiện cho liên doanh, liên kết, hợp tác với nước ngoài.

- Có chính sách hỗ trợ về vốn cho các DND mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho thông thương giữa các địa phương với nhau.

o Với ban lãnh đạo công ty

- Công ty cần gia tăng đòn bẩy tài chính, cân đối giữa tài sản và nguồn vốn để hiệu quả sử dụng vốn tốt hơn nữa. Giảm các chi phí trong quá trình lưu thông và quản lý nếu được.

- Tăng cường tái đầu tư sản xuất kinh doanh.

- Công ty cần có biện pháp khắc phục và phát huy hợp lý nguồn vốn bỏ ra.

- Tiến hành điều chuyển nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc công ty có nhu cầu về tài sản không sử dụng hoặc công ty có khác có nhu cầu thuê, nhượng bán nhằm nhanh chóng thu hồi vốn.

58

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tấn Bình (2004). Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Đại Học Quốc Gia, Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Phan Thị Phương Chi (2012) Báo cáo phân tích ngành Dược ACB SECURITY.

3. Công ty cổ phần chứng khoán MHB Báo cáo phân tích ngành Dược của tháng 3/2010.

4. Cục quản lý Dược Việt Nam (2011), Báo cáo phân tích ngành Dược năm 2011.

5. Cục quản lý Dược Việt Nam (2011) Báo cáo kết quả công tác năm 2010 va định hướng, trọng tâm công tác năm 2011.

6. Cục quản lý Dược Việt Nam (2011) Quy hoạch chi tiết phát triển công nghiệp Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030.

7. Tuấn Dương (2012) Phân tích tình hình tài chính các doanh nghiệp Dược phẩm.

8. Trương Đông Lộc, Trần Bá Trí, Nguyễn Văn Ngân, Nguyễn Thị Lương, Trương Thị Bích Liên (2008). Quản Trị Tài Chính, tủ sách Đại Học Cần Thơ.

9. Đặng Thúy Phượng (2004). Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Trường Đại học Tài chính – Hải quan.

10. Phùng Thị Thanh Thủy (2000). Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp, NXB thống kê.

11. Dương Hữu Hạnh (2009). Quản trị tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống Kê.

59

12. Nguyễn Thị My, Phan Đức Dũng (2008). Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống Kê.

13. Bộ y tế, Báo cáo tổng kết công tác y tế 2012, nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện năm 2013.

14. Phạm Văn Được, Đặng Kim Cương (2003), Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống Kê.

15. Nguyễn Thị Thái Hằng, Lê Viết Hùng (2007), Phân tích hoạt động kinh doanh, thị trường và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Dược - Giáo trình sau đại học,Trường ĐH Dược Hà Hội, Hà Nội.

16. Nguyễn Thị Thái Hằng, Lê Viết Hùng (2007), Quản lý và kinh tế Dược,

NXB Y học, Bộ Y tế.

17. Công ty cổ phần Dược phẩm Hậu Giang, báo cáo thường niên năm 2012.

18.Công ty cổ phần Dược phẩm Hậu Giang, báo cáo thường niên năm 2011.

19. Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây, báo cáo phân tích tài chính năm 2012.

20. Trần Thị Mai Hương (2013), phân tích hoạt động kinh doanh của tập đoàn y tế AMV giai đoạn 2008 - 2012.luận văn thạc sỹ dược học (Trường ĐH Dược Hà Hội). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

21. Cục quản lý Dược Việt Nam, Báo cáo tổng kết công tác dược Việt Nam 2011.2012: Hà Nội.

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dược phú thọ năm 2012 (Trang 63)