Phân tích các chỉ số sinh lời

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dược phú thọ năm 2012 (Trang 52)

3.2.5.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Bảng 3.24: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2012

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 1/1/2012 31/12/2012 Chênh lệch

Lợi nhuận trước thuế 8.491 9.164 673

Doanh thu 268.530 281.695 13.165

Tỷ suất lợi nhận trên doanh thu (%) 3,16 3,25 0,09

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu của doanh nghiệp cuối năm 2012 là 3,25% cho thấy cuối năm 2012 cứ 100 đồng doanh thu tạo ra 3,25

44

đồng lợi nhuận trước thuế và cao hơn so với đầu năm 2012 là 0,09. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng ngày càng tốt hơn.

3.2.5.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ngắn hạn

Bảng 3.25: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ngắn hạn năm 2012

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 1/1/2012 31/12/2012 Chênh lệch

Lợi nhuận sau thuế 6.382 6.851 469

Tài sản ngắn hạn đầu kỳ 78.091 86.294 8.275 Tài sản ngắn hạn cuối kỳ 86.294 87.165 871

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ngắn hạn (%)

7,77 7,90 0,13

Cuối năm 2012 tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tài sản ngắn hạn là 7,77% có nghĩa là cứ 100 đồng tài sản ngắn hạn đầu tư vào hoạt động kinh doanh thì thu được 7,77 đồng lợi nhuận và tăng so với đầu năm 2012 là 0,13%. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty có kết quả và xu hướng khá tốt.

45

3.2.5.3. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cố định

Bảng 3.26: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cố định năm 2012

ĐVT: VNĐ

STT Chỉ tiêu 1/1/2012 31/12/2012 Chênh lệch

(1) (2) (3) (4) (5)= (4) – (3)

1 Lợi nhuận sau thuế 6.382 6.851 469

2 Giá trị còn lại tài sản cố định đầu kỳ

21.151 25.953 4.802

3 Giá trị còn lại tài sản cố định cuối kỳ

25.953 23.906 -2.047

4 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cố định (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

27.10 27.48 0.38

Cuối năm 2012 tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cố định là 27.48% lớn hơn so với đầu năm 20121 là 0.38%. Mặt khác ta lại có về quy mô lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng lên, điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp có xu hướng tốt.

46

3.2.5.4. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)

Bảng 3.27: tỷ suất lợi nhuận trên tài sản năm 2012

ĐVT: VNĐ

Chỉ tiêu 1/1/2012 31/12/2012 Chênh lệch

Lợi nhuận sau thuế 6.382 6.851 469

Giá trị tài sản đầu kỳ 102.295 114.458 12.163

Giá trị tài sản cuối kỳ 114.458 112.589 -1.869

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (%)

5,89 6,03 0,15

Tỷ suất sinh lời từ tài sản cuối năm 2012 cũng tăng so với đầu năm 2012. Đầu năm 2012 cứ sử dụng 100 đồng tài sản thì tạo ra là 5,89 đồng lợi nhuận trong khi đó cuối năm 2012 thì cứ sử dụng 100 đồng tài sản thì tạo ra là 6,03 đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này tăng là biểu hiện tốt cho thấy việc sử dụng hiệu quả tài sản làm cho lợi nhuận tăng lên.

47

3.2.5.5. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Bảng 3.28: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2012

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 1/1/2012 31/12/2012 Chênh lệch

Lợi nhuận sau thuế 6.382 6.851 469

Vốn chủ sở hữu đầu kỳ 43.247 44.655 1.408 Vốn chủ sở hữu cuối kỳ 44.655 46.408 1.753

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (%)

14,52 15,05 0,53

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cũng như các tỷ suất sinh lời khác của công ty cuối năm 2012 tăng so với đầu năm 2012 đạt mức tăng trưởng 0.53%. Điều này cho thấy khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu đạt mức tăng trưởng qua hai năm. Điều này cũng cho thấy thu nhập của doanh nghiệp được đảm bảo.

48

3.2.5.6. Tỷ suất lợi nhuận ròng (ROS)

Bảng 3.29: Tỷ suất lợi nhuận ròng năm 2012

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 1/1/2012 31/12/2012 Chênh lệch

Lợi nhuận sau thuế 6.382 6.851 469

Doanh thu thuần 267.777 278.859 11.082 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ suất lợi nhuận ròng %

2,38 2,46 0,07

Tỷ suất lợi nhuận ròng đầu năm 2012 tăng 0,07% so với cuối năm 2012. Điều này cho biết khả năng tạo ra lợi nhuận ròng của 100 đồng doanh thu thuần cuối năm 2012 đã tăng 0,07 đồng lợi nhuận sau thuế so với đầu năm 2012. Mặc dù mức tăng không cao nhưng đây là dấu hiệu cho thấy tăng trưởng về quy mô hoạt động dẫn đến lợi nhuận tăng lên.

3.2.6. Chỉ số đánh giá khả năng trả nợ

3.2.6.1. Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản

Bảng 3.30: Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản năm 2012

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 1/1/2012 31/12/2012 Chênh lệch

Nợ phải trả 69.804 66.181 -3.623

Tổng tài sản 114.458 112.589 -1.869

Tỷ lệ nợ/tài sản 0,61 0,59 -0,02

Tỷ lệ này cho biết đầu năm 2012 trong 1 đồng tài sản của công ty chỉ mấy 0,61 đồng để tài trợ cho khoản nợ. Cuối năm 2012 trong 1 đồng tài sản

49

của công ty chỉ mất 0,59 đồng để tài trợ cho các khoản nợ. Do đó tỷ số nợ trên tổng tài sản cuối năm 2012 giảm hơn đầu năm 2012 nhưng vẫn nằm trong mức giới hạn. Với mức độ sử dụng nợ như vậy không nhiều cho nên không ảnh hưởng lướn đến khả năng thanh toán của khách hàng. Mặc dù quy mô tài sản có xu hướng giảm nhưng do tỷ lệ nợ giảm nên doanh nghiệp vẫn đảm bảo tốt việc thanh toán nợ.

3.2.6.2. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản

Bảng 3.31: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản năm 2012

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 1/1/2012 31/12/2012 Chênh lệch

Vốn chủ sở hữu 44.655 46.408 1.753

Tổng tài sản 114.458 112.589 -1.869

Tỷ lệ tài sản/VCSH 2,56 2,43 -0,14

Tỷ lệ này của doanh nghiệp giảm 0,14 so với đầu năm 2012. Qua đó cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tỷ lệ cao so với tổng tài sản và tỷ lệ này vẫn khá cao. Việc tỷ lệ này giảm cho thấy dấu hiệu việc giảm quy mô về tài sản của công ty. Nhưng vốn chủ sở hữu vẫn có xu thế tăng nên vốn chủ sở hữu đã tài trợ cho tài sản lưu động tăng để phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

50

3.2.6.3. Tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu

Bảng 3.32: Tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu năm 2012

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 1/1/2012 31/12/2012 Chênh lệch

Vốn chủ sở hữu 44.655 46.408 1.753

Nợ phải trả 69.804 66.181 10.755

Tỷ lệ nợ/VCSH 1.56 1.43 -0.14 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu giảm nhẹ giữa cuối năm 2012 so với đầu năm 2012 đây là dấu hiệu cho thấy việc chủ động của vốn chủ sở hữu trong việc trả nợ giảm, tuy nhiên với quy mô tài sản tăng lên 11.89% thì hệ số này vẫn an toàn.

51

Chương 4 : BÀN LUẬN 4.1. Kết cấu nguồn vốn

Trước sự biến động và cuộc khủng hoảng tài chính thì các công ty Dược lớn trong nước đều chuẩn bị cho mình nguồn vốn vững chắc để phát triển và đứng vững. Công ty cổ phần Dược Hậu Giang với tỷ trọng VCSH trên tổng nguồn vốn có xu hướng tăng dần và đến năm 2012 đạt 71,6%. Điều này thể hiện cấu trúc tài chính mạnh và bền vững của Dược Hậu Giang [17]. Cũng như vậy, Công ty Cổ phần Dược Phú Thọ đã chủ động xây dựng cơ chế tài chính chủ động bằng cách tăng VCSH lên 100% so với đầu năm 2012.

Nguồn vốn tài trợ có xu hướng tăng thể hiện qua lượng vốn chủ sở hữu tăng 3,88%. Bên cạnh đó giá trị nợ phải trả cũng có xu hướng tăng. Như vậy, để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận doanh nghiệp đã sử dụng đòn bẩy nợ tức là chiếm dụng vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh. Sự gia tăng của tỷ lệ nợ/tài sản và tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu cho thấy tính tự chủ trong kinh doanh của daonh nghiệp giảm.

4.2. Về hiệu quả sử dụng vốn, tài sản

Thời gian luân chuyển vốn lưu động, tài sản cố định, tổng tài sản và đặc biệt là hàng tồn kho tăng lên chứng tỏ khả năng thu hồi vốn chậm, vốn của doanh nghiệp bị các đơn vị khác chiếm dụng và doanh nghiệp khó có điều kiện tích lũy. Tuy nhiên, tỷ suất sinh lời của doanh thu, tài sản ngắn hạn, tài sản cố định và vốn chủ sở hữu tăng lên. Điều đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đã được cải thiện.

Các chỉ số về khả năng sinh lời ROE, ROS, ROA của Imexpharm luôn duy trì ở mức khá cao bình quan trên 10%, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên

52

vốn điều lệ bình quân trên 70 %, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn điều lệ bình quân trên 50%. Công ty cổ phần Dược Hậu Giang cũng có các chỉ số ROE, ROS, ROA khá cao nhưng đều có xu hướng giảm cụ thể duy trì ở mức ROS là 16,6%, ROE là 28,5% và ROA là 20,4% [17].[18].

So sánh mức độ an toàn của các công ty lớn như Imexpharm, Công ty cổ phần Dược Hậu Giang .. thì Công ty cổ phần Dược PhúThọ mặc dù đang đi đúng hướng nhưng còn thấp và thiếu an toàn.

4.3. Về kết cấu tài sản

Tỷ trọng tài sản ngắn hạn thay đổi từ 75,4% đầu năm 2012 tăng lên 77,5% cuối năm. Các khoản phải thu và hàng tồn kho tăng và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tài sản lưu động. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp có lượng vốn tồn đọng trong khâu thanh toán và hàng hóa dự trũ vẫn còn nhiều, doanh nghiệp cần đưa lượng vốn này vào đầu tư kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn .

Tỷ trọng tài sản cố định vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng tài sản dài hạn và tăng cao. Việc đầu tư tài chính ra bên ngoài lại không thay đổi .Đây là biểu hiện của sự chú trọng đầu tư sản xuất kinh doanh để thu được lợi ích trong dài hạn.

Bên cạnh đó, một số công ty Dược khác như Imexpharm so với năm 2008 thì tổng tài sản năm 2012 bằng 151,6%. Trong đó, tài sản dài hạn có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, lấy mốc năm 2008 thì tài sản dài hạn năm 2012 bằng 319%. Trong cơ cấu tài sản của Công ty cổ phần Dược Hậu Giang, tài sản ngắn hạn luôn chiếm hơn 74% tổng tài sản do công nợ được kiểm soát và giá trị hàng tồn kho giản đã làm giảm tỷ trọng hai khoản này so với tổng tài sản trong năm 2012 [18],[20].

53

4.4. Về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán

Tình hình thanh toán của doanh nghiệp không khả quan. Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng ít hơn rất nhiều so với nợ phải trả. Doanh nghiệp có cố gắng thu hồi nợ. Điều đó được thể hiện ở tỷ trọng các khoản phải thu giảm đáng kể. Do đó, doanh nghiệp cần tiếp tục đề ra các giải pháp hữu hiệu hơn nữa để đẩy nhanh tốc độ thu hồi nợ. Các khoản phải trả tăng lên cho thấy yêu cầu thanh toán của doanh nghiệp ngày càng tăng. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp có chiều hướng giảm, trong đó đặc biệt quan tâm tới khả năng thanh toán gằng tiền. Mặc dù khả năng thanh toán tức thời tăng nhưng chỉ số này vẫn còn thấp, do đó mức độ đảm bảo nợ vay bằng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp giảm.

Khả năng thanh toán của Imexpharm khá an toàn, cụ thể khả năng thnah toán nhanh bình quân trên 2 lần, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn trên 4 lần cho thấy nguồn vốn dồi dào và ít sử dụng nợ vay. Bên cạnh đó nỗ lực sử dụng hiệu quả nguồn vốn lưu động cũng được Imexpharm đặc biệt chú trọng, thông qua việc thường xuyên kiểm soát chặt chẽ tiền mặt, tồn kho và công nợ. Các chỉ số tài chính của Công ty cổ phần Dược Hậu Giang vẫn duy trì ở mức trên 2 lần do việc giảm tồn kho thì việc thanh toán nhanh hơn cho nhà cung cấp đã làm vòng quay khoản phải trả tăng đột biến, ảnh hưởng đến chỉ số hiệu quả hoạt động của công ty nhưng cũng có ảnh hưởng đến dòng tiền. Vì vậy, Công ty cổ phần Dược Hậu Giang sẽ phải cân đối để việc chi trả cho nhà cung cấp được thực hiện một cách hiệu quả nhất [18],[20].

4.5. Về hiệu quả hoạt động kinh doanh

Doanh thu thuần của doanh nghiệp (đạt 267.777 triệu đồng đầu năm 2012 lên 278.859 triệu đồng cuối năm 2012) là có tăng, nhưng tốc độ tăng chậm. Tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu ở mức cao chiếm 80,33% là

54

do trong năm 2012 doanh nghiệp đầu tư nhiều vào hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận của công ty cũng có xu hướng tăng. Điều đó chứng tỏ trong năm qua hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tốt.

Tổng doanh thu của công ty Dược phẩm Hà Tây năm 2012 đạt 677.031 triệu đồng có được kết quả này là do công ty chủ động được một phần nguyên liệu đầu vào.Mặc dù doanh thu thuần của Công ty Dược phẩm Hà Tây năm 2012 có tăng nhưng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh lại giảm so với năm 2011 [19].

4.6. Về những thuận lợi, khó khăn

o Thuận lợi

- Sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, kéo theo đó là ngành Dược Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển nhanh, với lượng tiêu thụ dược phẩm luôn tăng cao qua hàng năm.

- Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng cao.

- Hệ thống pháp luật nước ta ngày càng được xây dựng hoàn chỉnh hơn. Chính phủ, Bộ Y tế ban hành nhiều chính sách thúc đẩy ngành Dược trong nước phát triển, tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh, công bằng.

- Công ty có quan hệ tốt đẹp với các nhà cung cấp uy tín trong và ngoài nước. - Những nhà cung cấp hàng hóa cho công ty đều là những công ty lớn và uy tín. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khách hàng của công ty là những bệnh viện, nhà thuốc lớn cùng hơn 50 nhà phân phối tại khắp các tỉnh thành.

55

- Đội ngũ quản trị của công ty có trình độ cao, với những kỹ năng quản trị và kinh nghiệm đúc kết trong nhiều năm hoạt động kinh doanh trong ngành Dược.

- Xu hướng của người dân hiện nay chuộng dùng thuốc ngoại hiều hơn thuốc nội.

o Khó khăn:

- Tỷ lệ lạm phát tăng nhanh do chịu ảnh hưởng xấu từ sự suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2012.

- Sự cạnh tranh trong ngành Dược rất khốc liệt.

- Mô hình bệnh tật của Việt Nam từng phát sinh những dịch bệnh lớn, không ổn định.

- Công nghệ ngành Dược phát triển nhanh chóng, các tiêu chuẩn suản xuất và kinh doanh tân dược ngày càng khắt khe.

- Từ năm 2012 chính sách của nhà nước cho phép các công ty nước ngoài nhập khẩu trực tiếp thuốc vào Việt Nam gây áp lực cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp Dược trong nước.

- Tình hình tài chính của công ty: Vốn chủ sở hữu của công ty còn khiêm tốn so với các đối thủ cạnh tranh.

- Chưa có đội ngũ nhân viên Marketing.

- Hệ thống quản lý thông tin còn nhiều hạn chế trong việc thu thập và xử lý dữ liệu thị trường, ảnh hưởng đến việc ra quyết định quản trị.

56

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận:

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Dược Phú Thọ năm 2012 cho thấy:

Hiệu quả sử dụng vốn của công ty là tốt cụ thể vốn lưu động lớn hơn 0 và có xu hướng tăng. Nhu cầu vốn lưu động cuối năm thấp hơn đầu năm chứng tỏ doanh nghiệp ngày càng sử dụng tốt nguồn vốn ngắn hạn bên ngoài để có thể sử dụng ngắn hạn. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp giảm và bị ứ đọng vốn trong sản xuất kinh doanh. Khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu đạt mức tăng trưởng nên thu nhập của

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dược phú thọ năm 2012 (Trang 52)