trên Danh mục thuốc chủ yếu. Phần lớn các thuốc không thuộc Danh mục thuốc
chủ yếu thuộc nhóm thuốc khoáng chất và vitamin (21 thuốc), nhóm thuốc này chủ yếu dùng trong điều trị hỗ trợ triệu chứng, nâng cao sức khỏe.
3.2.2.4 Đánh giá tính phù hợp danh mục thuốc với nguồn ngân sáchbệnh viện bệnh viện
Ban lãnh đạo bệnh viện nắm vững được tình hình tài chính của bệnh viện
sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động cung ứng thuốc đ ược đảm bảo kịp thời cho nhu cầu điều trị. Cơ cấu nguồn ngân sách của bệnh viện trong năm 2010 đ ược
Bảng 3.14.Cơ cấu nguồn kinh phí của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa Nguồn thu Giá trị (1000 đồng) Tỷ lệ (%)
Ngân sách nhà nước 37.952.686 26,74%
Thu bảo hiểm y tế 84.823.944 59,77%
Viện phí 16.324.113 11,50%
Viện trợ 965.347 0,68%
Thu khác 1.769.708 1,25%
Tổng thu 141.905.798 100,00%
Hình 3.8. Biểu đồ cơ cấu nguồn kinh phí Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
Nhận xét:
Nguồn thu của bệnh viện rất đa dạng trong đó chủ yếu là quỹ bảo hiểm y
tế. Nguồn ngân sách nh à nước cho bệnh viện hiện không đủ để đáp ứng đ ược
các hoạt động trong bệnh viện. Vì vậy một kế hoạch phân bổ nguồn tài chính hợp lý sẽ giúp cho các hoạt động của bệnh viện được thuận lợi.
26,74
59,77 11,50
0,68 1,25
Cơ cấu nguồn kinh phí
Ngân sách nhànước
Thubảo hiểm y tế
Viện phí
Viiện trợ Thu khác
Đối với một bệnh viện bên cạnh chi phí dành cho thuốc trong điều trị, thì các chi phí mua sắm trang thiết bị y tế, nâng cấp c ơ sở hạ tầng cũng là những
mục tiêu nhiệm vụ quan trọng.
Bảng 3.15. Kinh phí mua thuốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2010
Giá trị (VNĐ) Tỷ lệ (%)
Tổng tiền thuốc 76.313.187.483 53,78
Tổng kinh phí 141.905.798.000 100,00
Nhận xét:
Nguồn ngân sách dành cho thuốc của bệnh viện chiếm gần 54% trong năm 2010. Theo khuyến cáo của WHO thì ngân sách thuốc nên chiếm từ 30%- 40% ngân sách của bệnh viện [14], điều đó cho thấy ngân sách thuốc tại bệnh
viện chiếm phần lớn tổng ngân sách. Bệnh viện nên có kế hoạch tài chính cụ thể
về phân bổ ngân sách, việc cắt giảm ngân sách thuốc sẽ giúp cho bệnh viện tập
CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN
Xây dựng DMT bệnh viện là nền tảng cho việc quản lý dược tốt và sử
dụng thuốc hợp lý. Lựa chọn thuốc để xây dựng DMT bệnh viện là khâu đầu tiên và quan trọng trong hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện. Một DMT hợp lý sẽ giúp tiết kiệm được chi phí, tăng hiệu quả điều trị từ đó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ y tế.
DMT bệnh viện cần phải được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cụ thể
và các tiêu chí lựa chọn rõ ràng. BV ĐK Thanh Hóa đã cơ bản đưa ra được các nguyên tắc để lựa chọn thuốc và quản lý sử dụng DMT như: chọn thuốc theo nhu cầu (theo MHBT tại bệnh viện); chọn những thuốc theo thứ tự ưu tiên;
thuốc trong danh mục phải thống nhất với DMT chủ yếu do Bộ Y tế ban hành ; chỉ có bác sĩ, dược sĩ mới là người có quyền yêu cầu bổ sung hoặc loại bỏ thuốc khỏi DMT, yêu cầu phải được làm bằng văn bản gửi cho Trưởng khoa Dược
(thư ký của DTC); việc sử dụng thuốc ngoài DMT bệnh viện phải được yêu cầu thông qua bản dự trù có chữ ký của trưởng các khoa/phòng và được giám đốc bệnh viện phê duyệt; quy định sử dụng hạn chế một số thuốc trong DMT. Tuy nhiên, bệnh viện cần xem xét đưa thêm một số nguyên tắc quan trọng khác trong quản lý DMT để góp phần thực hiện tốt chính sách thuốc quốc gia như:
Thuốc được lựa chọn vào DMT nên đưa theo tên g ốc (tên chung quốc tế). Việc sử dụng tên biệt dược là chính đáng nếu tương đương sinh học và tương đương điều trị của các biệt dược là khác nhau do đó có th ể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
Các thuốc phối hợp nếu đưa vào DMT phải có các tài liệu chứng minh các thành phần trong thuốc là thích hợp. Không bổ sung thuốc phối hợp nếu không chứng minh được sự vượt trội của các thuốc phối hợp so với các thuốc
DMT nên được xây dựng trên cơ sở các hướng dẫn điều trị của các bệnh
thường gặp (nếu có).
Duy trì tính minh bạch và hợp lý trong quá trình xây dựng DMT. Chỉ cân nhắc bổ sung thuốc từ phía các nhân viên y tế chứ không phải công ty dược.
Mặt khác, các quy định mà bệnh viện đãđưa ra chỉ mang tính chất chung
chung mà chưa có quy trình hướng dẫn cụ thể nào. Vì vậy, DTC của bệnh viện cần xây dựng tất cả các quy trình hướng dẫn chuẩn để việc xây dựng và quản lý DMT bệnh viện được tốt hơn.
Ví dụ trong việc sử dụng thuốc ngoài DMT bệnh viện cần quy định:
Các trường hợp được sử dụng thuốc ngoài DMT bệnh viện
Thông tin về các thuốc sử dụng ngoài danh mục phải được điền đầy đủ
trong một mẫu có sẵn.
Việc sử dung các thuốc ngoài DMT bệnh viện cần phải được DTC xem xét. Hoặc trong việc bổ sung hay loại bỏ thuốc ra khỏi DMT, bệnh viện cũng
cần đưa ra một quy trình hướng dẫn cụ thể và thống nhất như sau:
Yêu cầu bổ sung hay loại bỏ thuốc khỏi DMT nên được yêu cầu thông qua một bản để nghị.
Bản yêu cầu được gửi tới thư ký DTC, nếu đã được điền đầy đủ các thông tin yêu cầu, được chuyển tới đơn vị thông tin thuốc hoặc dược sĩ chịu trách nhiệm về Dược lâm sàng - thông tin thuốc.
Tổ thông tin thuốc tìm kiếm các thông tin để đánh giá thuốc mới được yêu cầu với các thuốc đã có trong DMT có cùng chỉ định. Mục tiêu so sánh là hiệu quả, độ an toàn và giá.
Bản đánh giá được trình bày tại cuộc họp của DTC.
Nếu thuốc mới được chứng minh tối ưu hơn thuốc đã có trong DMT hoặc đó
là thuốc độc nhất vô nhị thì nên đồng ý bổ sung.
Các thuốc trong DMT nếu thấy không phù hợp hoặc kkông cần thiết thì nên loại khỏi DMT.
Ngoài ra, việc đánh giá, lựa chọn các thuốc vào trong danh mục hoạt chất bệnh viện chủ yếu dựa trên kinh nghiệm sử dụng của các bác sĩ và các thông tin thu thập của Trưởng khoa Dược. Chủ yếu các thành viên trong DTC chỉ quan
tâm đến việc lựa chọn thuốc theo nhu cầu dựa trên kinh phí dành cho thuốc của bệnh viện và thuốc phải được BHYT chi trả nghĩa là thuốc phải có trong DMT chủ yếu của Bộ Y tế mà ít quan tâm đến tính phù hợp và tính hiệu quả - an toàn của các thuốc. Tuy nhiên, để có được một DMT hợp lý, an toàn và hiệu quả, DTC của bệnh viện cần xây dựng và áp dụng các tiêu chí đánh giá l ựa chọn các thuốc vào DMT bệnh viện một cách thống nhất và đầy đủ.
Được xây dựng trên một nền tảng tốt, nên DMT năm 2010 của BVĐK
Thanh Hóa được đánh giá là phù hợp với Danh mục thuốc chủ yếu do Bộ y tế ban hành và điều kiện kinh phí thực tế, nhu cầu điều trị của bệnh viện.
DMT sử dụng tại BVĐK Thanh Hóa năm 2010 bao g ồm 696 thuốc phân thành 19 nhóm tác dụng dược lý. Trong đó nhóm thuốc điều trị chống ký sinh trùng và nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm gần 27% về giá trị sử dụng. Bên cạnh đó, các nhóm thuốc: thuốc đường tiêu hóa, thuốc tim mạch là những nhóm thuốc có số lượng danh mục và giá trị sử dụng chiếm tỷ lệ cao. Do tính
đặc thù của bệnh viện đa khoanên việc các thuốc trong DMT chủ yếu tập chung vào các nhóm thuốc trên là hợp lý.
Theo chỉ tiêu đề ra của Bộ Y tế, tỷ lệ thuốc nội trong danh mục thuốc của các bệnh viện phải chiếm trên 70%. Bởi vì việc sử dụng thuốc nội sẽ làm giảm chi phí cho bệnh nhân đồng thời cũng góp phần khuyến khích sản xuất trong
nước phát triển. Tuy nhiên, tỷ lệ thuốc nội trong DMT của bệnh việnĐK Thanh
Hóa vẫn chiếm tỷ lệ thấp, chỉ chiếm 59%. Mặt khác, trong số các thuốc ngoại nhập, một số thuốc được sản xuất từ các nước phát triển và một số khác được sản xuất từ các nước đang phát triển. Trong số các thuốc nhập ngoại, số thuốc có xuất xứ từ các nước phát triển như: Anh, Pháp, Đức, Italia… chiếm 77% giá trị. Mặc dù giá thành của các thuốc này khá đắt, tuy nhiên chất lượng của các thuốc
này có thể được khẳng định qua uy tín và chất lượng của nhà sản xuất và cung
ứng. Còn các thuốc được sản xuất từ các nước đang phát triển khá cao, chiếm 23% về giá trị sử dụng. Điều này chứng tỏ rằng hiện nay các công ty, đặc biệt là những công ty tư nhân có xu hư ớng nhập thuốc từ các nước đang phát triển, đặc biệt là Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Pakistan…, và các thuốc này đã được các bác sĩ trong bệnh viện kê rất nhiều do ảnh hưởng của đội ngũ trình dược viên. Thực tế, các thuốc nhập từ các nước này có chất lượng bằng hoặc chưa
chắc đã bằng các thuốc được sản xuất trong nước (nhất là các thuốc được nhập từ các nước thuộc thế giới thứ 3) nhưng lại có giá cao hơn thuốc sản xuất trong
nước rất nhiều. Đây là những bất cập lớn của ngành Dược Việt Nam.
Theo khuyến cáo của WHO, chỉ nên sử dụng các thuốc dạng phối hợp khi chúng có lợi thế vượt trội về hiệu quả, độ an toàn hoặc tiện dụng so với các thuốc ở dạng đơn chất. Tuy nhiên theo chính sách thuốc quốc gia, nên hạn chế đưa thuốc dạng phối hợp vào trong DMT bệnh viện. Chỉ bổ sung thuốc dạng phối hợp nếu chúng thực sự vượt trội hơn các thuốc dạng đơn lẻ. Tỷ lệ thuốc
đơn thành phần trong danh mục thuốc đã sử dụng BVĐK Thanh Hóa năm 2010
chiếm 81% giá trị, thuốc đa thành phần chỉ chiếm 19%. Tỷ lệ này hợp lý theo khuyến cáo của WHO.
Tỷ lệ thuốc mang tên biệt dược cao gấp gần 9 lần so với thuốc mang tên gốc về giá trị. Điều đó chứng tỏ việc sử dụng nhiều thuốc mang tên biệt dược sẽ
dẫn đến lãng phí nguồn kinh phí mua thuốc do các thuốc mang tên biệt dược
thường đắt hơn thuốc mang tên gốc rất nhiều. Vì vậy, để góp phần giảm chi phí sử dụng thuốc cho bệnh nhân, bệnh viện nên tăng cường lựa chọn thuốc mang tên gốc vào DMT đặc biệt là những thuốc thông thường không thuộc chuyên khoa: các vitamin và khoáng chất, thuốc bổ, thuốc hạ sốt chống viêm, thuốc chống loét dạ dày tá tràng….
Kết quả phân tích ABC cho thấy 70% ngân sách được phân bổ cho 11% của tổng nhu cầu thuốc ( nhóm A), 20% ngân sách phân bổ cho 13% tổng nhu
cầu thuốc (nhóm B), còn lại 76% số thuốc chỉ chiếm tỷ lệ ngân sách 10% (nhóm
C). Như vậy, ngân sách sử dụng chỉ tập trung vào một số thuốc có giá cao và sử
dụng với số lượng lớn. Những thuốc thuộc nhóm C được sử dụng rất ít và có nhiều thuốc thuộc nhóm C không được sử dụng trong năm 2010.
Trong các thuốc thuộc nhóm A chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là các thuốc kháng sinh và chống ký sinh trùng. So vớiđặc điểm của bệnh viện, tỷ lệ tiêu thụ
các thuốc nhóm A là phù hợp. Tuy nhiên, theo phân tich VEN, vẫn còn một số
thuốc tronng nhóm A là thuốc không thực sự cần thiết, ví dụ như các thuốc bổ,
vitamin…Điều này gây lãng phí cho ngân sách điều trị của bệnh viện, do đó cần
được điều chỉnh để đảm bảo ngân sách được sử dụng hiệu quả nhất.
Tại BVĐK Thanh Hóa năm 2010, tỷ lệ các thuốc được mua ngoài danh mục là rất thấp 1,32%. Vì vậy ,có thể nói, danh mục thuốc của bệnh viện đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu khám và điều trị cho bệnh nhân. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nhân đặc biệt phải dùng thuốc ngoài DMT bệnh viện (bệnh
nhân sau khi được hội chẩn ở các chuyên khoa khác….). đã tự nguyện xin được mua thuốc bên ngoài. Nguyên nhân là do các thuốc được kê đơn cho những bệnh nhân này thường không có sẵnở khoa Dược và đôi khi do thủ tục mua bán,
khoa Dược không thể cung ứng kịp thời các thuốc trên. Một nguyên nhân nữa có thể do các bác sĩ ngại làm thủ tục yêu cầu sử dụng thuốc ngoài danh mục….Điều này là trái với quy định của Bộ y tế (không để bệnh nhân nội trú và bệnh nhân có thẻ BHYT đến khám và điều trị tại bệnh viện phải mua thuốc ngoài bệnh viện). Việc để cho bệnh nhân mua thuốc ngoài sẽ không quản lý
được chất lượng, giá cả và có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Vì vậy DTC của bệnh viện nên chú ý xem xét các trường hợp này để kịp thời chấn chỉnh.
Nhìn chung chi phí mua thuốc của bệnh viện là chưa hợp lý với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chi phí dành cho thuốc trung bình chỉ nên
ở mức 30-40% so với tổng chi phí điều trị [14]. Tổng số tiền thuốc/ tổng chi phí của BVĐK Thanh Hóa năm 2010 là 54%. Bệnh viện cần có kế hoạch tài chính
cụ thể và chính sách cắt giảm chi phí mua thuốc cho phù hợp để tập trung ngân sách nâng cao chất lượng điều trị.
Tỷ lệ thuốc trong Danh mục thuốc đã sử dụng của BVĐK Thanh Hóa năm
2010 thuộc Danh mục thuốc chủ yếu cao, chiếm tới 94,4%. Như vậy Danh mục
thuốc Bệnh viện phù hợp và được xây dựng chủ yếu trên Danh mục thuốc chủ
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Kết luận
Hoạt động xây dựng danh mục thuốc của HĐT&ĐT Bệnh vi ện Đa Khoa tỉnh
Thanh Hóa :
- Thu thập thông tin cần thiết cho phân tích mô hình sử dụng thuốc của
bệnh viện (mô hình bệnh tật, danh mục thuốc tiêu thụ, báo cáo ADR )
- Tiến hành các phân tích cơ b ản mô hình bệnh tật, danh mục thuốc tiêu thụ
của bệnh viện trong nă m 2010, cơ cấu nguồn tài chính của bệnh viện trong năm 2010
- Dự thảo Danh mục thuốc: Danh mục thuốc gồm 25 nhóm thuốc, 696
thuốc (đơn chất, hợp chất)
- Phê chuẩn danh mục thuốc trong toàn thể bệnh viện
Phân tích danh mục thuốc 2010 cho kết quả sau:
- Danh mục thuốc năm 2010 phù hợp với danh mục thuốc chủ yếu do Bộ y
tế ban hành 2008. Tuy nhiên việc sử dụng nhóm thuốc kháng sinh vẫn
còn phải bàn luận, trong năm 2010 giá trị sử dụng của nhóm cao (20 tỷ đồng, chiếm 26,6%) nhưng nhóm bệnh nhiễm trùng- nhiễm ký sinh trùng
đang ngày càng giảm hơn. Phân tích ABC và VEN chỉ ra việc lạm dụng
thuốc đường tiêu hóa và các thuốc vitamin (Fortec A 200mg, Theginin 200mg, Fortec L 500 mg), giá trị sử dụng cao (4,5 tỷ đồng). Nhóm thuốc
tim mạch dùng phù hợp với mô hình bệnh tật(13,5% giá trị).Sử dụng lạm
dụng nhóm thuốc khoáng chất và vitamin (3,2 tỷ đồng- 4,3%)
- Danh mục thuốc của bệnh viện có tỷ lệ các thuốc thuộc danh mục thuốc
chủ yếu do Bộ Y Tế ban hành năm 2008 cao (94,4%)
- Danh mục thuốc 2010 đáp ứng nhu cầ u điều trị. Trong năm 2010 có 27
tỷ đồng). Tuy nhiên danh mục thuốc năm 2010 có 70 thuốc không đ ược
sử dụng trong năm.
- Danh mục thuốc tiêu thụ trong năm 2010 có tổng giá trị lớn (76,3 tỷ đồng- 54% ngân sách bệnh viện)
Đề xuất
- Bệnh viện (HĐT&ĐT) nên tiến hành thêm phân tích ABC, phân tích hiệu
quả-chi phí…
- Bệnh viện nên tiến hành đánh giá loại bỏ các thuốc không được sử dụng
- Bệnh viện nên có mẫu đơn yêu cầu và loại bỏ một thuốc ra khỏi danh mục
thuốc.
- Bệnh viện cần cập nhật thêm các nguồn thông tin như cuốn tài liệu
Martindale, tham khảo thêm các nguồn thông tin cấp 1 trên PubMed…