Phân tích ABC danh mục thuốc tiêu thụ năm 2010 đánh giá thuốc (biệt dược) được sử dụng trong năm có thích hợp với nhu cầu điều trị.
3.2.2.2.1 Phân loại các nhóm thuốc ABC
Phân hạng sản phẩm như sau:
+ Hạng A :gồm các thuốc có giá trị tích lũy từ 0 đến 75%
+ Hạng B: gồm các thuốc có giá trị tích lũy từ 75-90% + Hạng C: gồm các thuốc có giá trị tích lũy trên 90%
Áp dụng phương pháp phân tích ABC, đ ề tài thu được kết quả thể hiện:
Bảng 3.10. Cơ cấu nhóm thuốc ABC của Danh mục thuốc tiêu thụ năm 2010 Số mặt hàng Giá trị tiêu thụ Hạng SLDM % Giá trị (tỷ đồng) % A 77 11,06 53,6 70,25 B 88 12,64 15,3 20,05 C 531 76,29 7,4 9,70 Tổng 696 100,00 76,3 100,00
Hai biểu đồ dưới đây biểu diễn cơ cấu SLDM và giá trị theo phân loại
Hình 3.6. Biểu đồ cơ cấu số lượng danh mục của các nhóm ABC
Nhận xét:
Nhóm thuốc A có 77 SLDM (biệt dược) chiếm 11,06%, nhóm thuốc B có
88 SLDM chiếm 12,64%, nhóm thuốc C có 531 SLDM chiếm 76,29%.
Hình 3.7. Biểu đồ cơ cấu giá trị của các nhóm ABC
Nhận xét: Nhóm A có giá trị lớn 53,6 tỷ đồng (70%), nhóm B có giá trị 15,3 tỷ đồng (20%), nhóm C có giá trị thấp 7,4 tỷ đồng (10%). 11,06 12,64 76,29
Cơ cấu SLDM theo phân loại ABC
Nhóm A Nhóm B Nhóm C
Phân tích ABC cho thấy nhóm thuốc A chỉ có 77 khoản mục thuốc (biệt dược) chiếm 11% mà giá trị sử dụng chiếm 70% (53,6 tỷ đồng). Cần tiến hành phân tích sâu nhóm thuốc A để đánh giá tình hình sử dụng thuốc năm 2010.
3.2.2.2.2 Khoản mục thuốc trong nhóm A
Nhóm thuốc A là tập hợp các thuốc có giá trị sử dụng cao nhất. Tiến hành phân tích sâu hơn nhóm thuốc A, ta có các số liệu sau:
a. Danh sách 10 thuốc có giá trị sử dụng cao nhất:
Bảng 3.11. Danh sách 10 thuốc có giá trị sử dụng cao nhất năm 2010
STT Tên thuốc Thành tiền Tỷ lệ %
1 Cefofast 1g ( Cefotaxime ) LD - CND 4.613.176.630 23,69 2 Pronivel 2000 UI - Argentina 2.323.636.704 11,93 3 Natriclorid 9%o BĐ 2.316.014.457 11,89 4 Metronidazol 0,5g CNĐ ( Trichogyl 500mg /100ml ) 1.801.095.201 9,25 5 Eritina 2000 UI HQ 1.721.951.000 8,84 6 Ciploxacin 200mg/100ml TQ 1.611.504.000 8,27 7 Sulo- Fadrol 40mg TQ 1.446.039.000 7,42 8 Piracetam 1g TH 1.225.421.800 6,29 9 Unigance 500mg HQ 1.212.705.200 6,23 10 Xenetix 300mg 50ml Pháp 1.205.453.335 6,19 Tổng 19.476.997.327 100,00
Nhận xét:
Trong mười khoản mục thuốc được sử dụng nhiều nhất thì có 3 thuốc là
kháng sinh trong đó 1 thu ốc kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ III
(cefotaxim, cefuroxim), 1 thuốc kháng sinh nhóm fluoroquinolon (Ciploxacin), 1 thuốc thuộc nhóm 5-nitro- imidazol (Metronidazol). 2 thuốc điều trị thiếu máu
(Pronivel, Eritina), 1 thuốc corticoid(Sulo- Fadrol ), 1 thuốc đường tiêu hóa (Unigance ), 1 thuốc cản quang (Xenetix ), 2 thuốc còn lại là dung dịch điện giải
NaCl, và piracetam (thuốc tim mạch).
Trong khi chương bệnh nhiễm trùng –ký sinh trùng chỉ đứng thứ sáu trong
mô hình bệnh tật mà các thuốc thuộc nhóm điều trị ký sinh trùng và chống
nhiễm khuẩn lại sử dụng nhiều nhất. Bệnh vi ện nên tiến hành phân tích đánh giá
sử dụng các thuốc trên theo phân tích VEN. Phân tích này sẽ chỉ ra thuốc được
sử dụng có phù hợp không.
b. Phân tích VEN cho các thuốc nhóm A
Sử dụng phân tích VEN đối với các thuốc nhóm A để phân loại ra đ ược
các thuốc có giá trị tiêu thụ lớn nhưng lại không cần thiết.
Một thuốc điển hình là Vitaplex chai 500ml, nhập khẩu từ Đài Loan; với
số lượng tiêu thụ trong năm gần 11 nghìn chai chiếm hơn 335 triệu đồng.
Đây là một vitamin tổng hợp và là thuốc không thiết yếu cho điều trị bệnh
tại bệnh viện. Nhưng giá trị tiêu thụ trong năm 2010 của thuốc l à tương đối lớn,
do vậy vấn đề sử dụng thuốc còn chưa hợp lý.
c. Cơ cấu nguồn gốc xuất xứ các thuốc nhóm A
Bảng 3.12. Cơ cấu thuốc nhóm thuốc A về xuất xứ TT Chỉ tiêu SL DM Tỷ lệ % SL tiêu thụ Tỷ lệ % Trị giá (tỷ đồng) Tỷ lệ % 1 Thuốc nội 14 18,18 125.874 37,94 11,3 21,08 2 Thuốc nhập từ các
nước đang phát triển 25 32,47 18.393 5,54 11,9 22,20
3 Thuốc của các nước
phát triển 38 49,35 187.502 56,52
30,4
56,72
Tổng 77 100,00 331.769 100,00 53,6 100,00
Nhận xét:
Các số liệu trên cho thấy, trong số các thuốc thuộc nhóm A chủ y ếu là thuốc ngoại nhập (chiếm 78,92%). Số lượng tiêu thụ của thuốc nội chiếm tới
37,94% nhưng về giá trị nó cũng chỉ chiếm 21,08%, điều này chỉ rõ giá của
thuốc ngoại cao hơn thuốc nội rất nhiều. Mặt khác, trong số các thuốc nhập
ngoại, chủ yếu được nhập từ các nước phát triển và về giá trị nó chiếm hơn một
nửa. Điều đó chứng tỏ các thu ốc nhập từ các nước phát triển được sử dụng nhiều
trong bệnh viện.