Tác động một số hiện tƣợng thiên tai tới sinh kế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động một số hiện tượng thiên tai khí tượng thủy văn tới sản xuất nông nghiệp và sinh kế của cộng đồng dân cư tại cụm xã phía nam huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 60)

Thiên tai làm thay đổi sinh kế của các hộ, sinh kế các hộ gia đình tại xã Vân Đồn, Minh Phú chủ yếu phụ thuộc vào ngành SXNN, trong đó quan trọng nhất là trồng trọt. Mà sản xuất lúa chiếm trên 50% tổng thu nhập từ trồng trọt.

Hộp 4 : Phỏng vấn người dân

Ở xã tôi, người dân chủ yếu sống nhờ vào nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa, vì thế thời tiết quan trọng lắm. Lũ lụt quá cũng chết, hạn hán quá cũng khổ. Trước đây, thời tiết ổn định không thất thường, chúng tôi chỉ việc cấy lúa để đấy rồi đi làm việc khác để kiếm thêm thu nhập. Chứ bây giờ thì làm lúa vất lắm, phải bơm nước, tháo nước liên tục, đôi khi nghe đài bào mưa bão lại phải gặt chạy nước lũ. Thời tiết mà khắc nghiệt thì thường mất mùa kép, không chỉ lúa mà cả các cây trồng khác nữa. Chăn nuôi cũng chẳng có gì mà cho gà, lợn ăn.

Bà Nguyễn Thị Duyên – Thôn 6, xã Minh Phú

Sản xuất lúa tại địa phƣơng đang chịu tác động ngày càng mạnh mẽ của lũ lụt, hạn hán trong bối cảnh BĐKH. Chúng tôi đánh giá tác động của thiên tai đến sinh kế của các hộ dân trồng lúa, thông qua việc đánh giá tác động của thiên tai qua 5 nguồn vốn sinh kế của các hộ dân. Chúng tôi đã thảo luận về những thành phần quan trọng nhất của từng nguồn vốn sinh kế đối với sản xuất nông nghiệp của hộ trồng lúa tại địa phƣơng, kết quả thống nhất nhƣ sau:

Bảng 3.7: Bảng tóm lược thành phần quan trọng nhất

trong vốn sinh kế của các hộ trồng lúa tại xã Minh Phú, xã Vân Đồn

Nguồn vốn Thành phần quan trọng nhất

Nhân lực

- Kinh nghiệm về thiên tai của các hộ dân; - Trình độ sản xuất nông nghiệp của các hộ dân; - Tổ chức, lực lƣợng ứng phó thiên tai tại địa phƣơng.

Tài chính

- Tiền dự trữ trong các hộ gia đình; - Tiền huy động từ các tổ chức tín dụng; - Tiền huy động từ ngƣời thân quen.

Xã hội - Quan hệ trao đổi, mua bán hàng hóa.

Tự nhiên

- Đất canh tác;

- Giống cây trồng, vật nuôi.

Vật chất

- Máy bơm nƣớc của các hộ dân; - Truồng trại trăn nuôi;

- Điện lƣới quốc gia.

(Nguồn: Số liệu tác giả điều tra, năm 2013)

Chúng tôi đã tiến hành thảo luận cụ thể về 5 nguồn vốn sinh kế, phân tích những mặt mạnh và yếu của từng nguồn vốn sinh kế tác động đến SXNN hiện nay tại địa phƣơng để tiến hành xếp hạng. Dựa trên tiêu chí để xếp hạng các nguồn vốn là khả năng ảnh hƣởng của nguồn vốn đó đến việc SXNN, đặc biệt là việc sản xuất lúa. Mục đích xếp hạng ƣu tiên nguồn vốn để tiến hành phân tích, đánh giá những ƣu điểm và khuyết điểm; phục vụ việc đề ra giải pháp ứng phó thiên tai, thích ứng với BĐKH.

Bảng 3.8: Bảng xếp hạng nguồn vốn chi phối thu nhập

Nguồn vốn Xếp hạng Nhân lực 1 Vật chất 2 Tự nhiên 3 Tài chính 4 Xã hội 5

(Nguồn: Số liệu tác giả điều tra, năm 2013)

Trong đó:

1: Quan trọng nhất 4: Quan trọng thứ 4

2: Quan trọng thứ 2 5: Quan trọng thứ 5

3: Quan trọng thứ 3

Thảo luận đã đƣa ra vị trí quan trọng nhất quyết định thành quả của SXNN là vốn nhân lực (Bảng 3.8). Cộng đồng địa phƣơng tự đánh giá năng lực, trình độ của chính mình trong ứng phó thiên tai, thích ứng với BĐKH. Vì giới hạn thời gian trong luận văn, chúng tôi chỉ đánh giá tác động của thiên tai đến sinh kế thông qua những thành phần quan trọng nhất của từng nguồn vốn của cộng đồng.

Qua điều tra thực tế, đƣợc biết xã Vân Đồn, Minh Phú là vùng nông thôn, phần lớn các gia đình tập trung nhiều thế hệ, ngƣời chủ hộ thƣờng là ngƣời đàn ông trụ cột, có vai vế cao nhất trong gia đình. Chủ hộ thƣờng là ngƣời quyết định các công việc liên quan đến sản xuất nông nghiệp, đầu tƣ và chi tiêu của các hộ gia đình. Chủ hộ có vai trò quyết định các biện pháp để ứng phó thiên tai, thích ứng BĐKH ở cấp độ hộ gia đình.

Nhƣ đã biết, tại Vân Đồn, Minh Phú có đến 25/30 chủ hộ:

- Có tuổi trung bình là 48,3 tuổi, 26/30 các chủ hộ sống ở địa phƣơng trên 30 năm, thời gian đủ dài để chứng kiến những tác động của thiên tai và có kinh nghiệm để ứng phó thiên tai, thích ứng với BĐKH tại địa phƣơng;

- Trình độ học vấn của chủ hộ thấp, với 25/30 có trình độ từ Trung học cơ sở trở xuống, trình độ ảnh hƣởng rất lớn khả năng đƣa ra các giải pháp để ứng phó thiên tai, và thích ứng với BĐKH;

- Tỷ lệ chủ hộ là nam giới chiếm 28/30, các giải pháp để ứng phó thiên tai, và thích ứng BĐKH đƣợc xây dựng trên nền tảng sức khỏe, tâm lý của nam giới. Để đánh giá tác động của thiên tai, chúng tôi đã thảo luận với các hộ dân về các thành phần của vốn nhân lực, đề xuất tầm quan trọng của mỗi thành phần trong vốn nhân lực ảnh hƣởng đến quá trình SXNN tại địa phƣơng, tiêu chí để xếp hạng là sự ảnh hƣởng của thành phần đó đến thành quả lao động, thu nhập của hộ dân. Kết quả thảo luận tại Bảng 3.9:

Bảng 3.9: Xếp hạng tầm quan trọng các thành phần

trong vốn nhân lực của các hộ dân tại xã Minh Phú, xã Vân Đồn.

Ngành Xếp hạng

Kinh nghiệm về thiên tai 1

Trình độ sản xuất 2

Tổ chức, lực lƣợng 3

Sức khỏe 4

(Nguồn: Số liệu tác giả điều tra, năm 2013)

Trong đó:

Bảng 3.10: Tác động của thiên tai tới sinh kế thông qua

các nguồn vốn sinh kế của các hộ dân tại xã Minh Phú, xã Vân Đồn

Các hiện tƣợng thời tiết Các tác động cụ thể Mức độ tác động Lũ lụt

- Làm cho hiểu biết, kinh nghiệm về lũ lụt của các hộ dân không còn đúng;

- Làm cho trình độ sản xuất nông nghiệp của các hộ dân không phù hợp;

- Tổ chức, lực lƣợng ứng phó thiên tai trình độ lạc hậu;

- Giảm diện tích, chất lƣợng đất canh tác;

- Làm cho vật nuôi, cây trồng không còn phù hợp;

- Làm mất điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt;

- Giảm nguồn tài chính dự trữ của các hộ dân.

Cao

1: Quan trọng nhất 3: Quan trọng thứ 3

Bão, lốc

- Làm cho hiểu biết, kinh nghiệm về bão, lốc của các hộ dân không còn đúng;

- Phá hủy các truồng trại chăn nuôi của các hộ dân.

Trung bình

Hạn hán

- Làm cho hiểu biết, kinh nghiệm về hạn hán của các hộ dân không còn đúng ;

- Làm cho trình độ sản xuất của các hộ dân không phù hợp.

- Tổ chức, lực lƣợng thích ứng thiên tai chƣa đáp ứng trình độ.

- Giảm diện tích, chất lƣợng đất canh tác.

- Làm cho vật nuôi, cây trồng không còn phù hợp;

- Làm mất điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt;

- Giảm nguồn tài chính dự trữ của các hộ dân.

Cao

Nắng nóng

- Làm cho trình độ sản xuất không phù hợp; - Làm cho vật nuôi, cây trồng không còn phù hợp.

-

Thấp

Rét hại

- Làm cho hiểu biết, kinh nghiệm về lũ lụt của các hộ dân không còn đúng;

- Làm cho trình độ sản xuất nông nghiệp của các hộ dân không phù hợp.

Trung bình

(Nguồn: Số liệu tác giả điều tra, năm 2013)

Chúng tôi đã thống nhất với các hộ dân, lãnh đạo các xã về mức độ tác động của thiên tai tới sinh kế tại địa phƣơng, nhƣ sau:

- Mức tác động cao: Tác động đến các nguồn vốn sinh kế làm cho thành quả sản xuất nông nghiệp giảm 20% trở lên;

- Mức độ tác động trung bình: Tác động đến các nguồn vốn sinh kế làm cho thành quả sản xuất nông nghiệp giảm từ 5-20%;

- Mức độ tác động thấp: Tác động đến các nguồn vốn sinh kế làm cho thành quả sản xuất nông nghiệp giảm 5% trở xuống.

Qua bảng 3.10, ta thấy rằng hạn hán và lũ lụt là hai hiện tƣợng thiên tai tác động lớn nhất tới sinh kế các hộ dân SXNN thông qua các nguồn vốn sinh kế, cụ thể nhƣ sau:

- Hạ hán, lũ lụt làm tổng thu nhập giảm đi tối thiểu 20% so với không xảy ra;

- Bão, lốc, rét hại làm tổng thu nhập giảm đi từ 5- 20% so với không xảy ra; - Nắng nóng làm tổng thu nhập giảm đi tối đa 5% so với không xảy ra; Thiên tai tác động tiêu cực đến kinh nghiệm, trình độ của các hộ gia đình trong sản xuất; làm giảm diện tích đất canh tác, giống cây trồng vật nuôi. Thiên tai còn tác động đến trình độ cán bộ làm công tác khuyến nông, làm nhận thức của họ về thiên tai, về sản xuất không còn chính xác và phù hợp, Ban Khuyến nông các xã không còn đảm bảo đƣợc chức năng hƣớng dẫn cộng đồng trong SXNN.

Qua điều tra, thảo luận về xu hƣớng tác động của thiên tai đến sinh kế, 100% ý kiến đƣợc hỏi cho rằng thiên tai tác động ngày càng mạnh mẽ đến sinh kế nông nghiệp tại xã Minh Phú, Vân Đồn.

Năm nay, thời tiết thất thƣờng, lũ lụt, hạn hán, bão lốc làm năng suất tất cả cây trồng đều giảm, kinh nghiệm mùa vụ không còn phù hợp. Thu nhập của các hộ dân thấp đi, có hộ còn thiếu ăn, tình trạng tái nghèo gia tăng [28].

Xã Minh Phú y = -511.33x + 27024 R2 = 0.4511 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Thời gian (năm)

Th u nh ập (tr iệ u đồ ng )

Hình 3.13: Xu thế biến đổi thu nhập từ lúa giai đoạn 1998-2013 tại xã Minh Phú (tính theo giá năm 2013)

(Nguồn: Số liệu thống kê từ UBND Minh Phú)

Xã Vân Đồn y = -562.26x + 28390 R2 = 0.4366 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Thời gian (năm)

Th u nh ập (t ri ệu đồ ng )

Hình 3.14: Xu thế biến đổi thu nhập từ lúa giai đoạn 1998-2013 tại xã Vân Đồn (tính theo giá năm 2013)

(Nguồn: Số liệu thống kê từ UBND xã Vân Đồn)

Nhƣ ta đã biết, lũ lụt và hạn hán làm giảm năng suất và diện tích lúa. Những năm 2006, 2008, 2013 là những năm ở địa phƣơng xảy ra hạn hán và nhiều đợt lũ lụt làm thu nhập từ lúa giảm. Năm 2009, không xảy ra lũ lụt và hạn hán làm thu nhập từ lúa tăng nhanh so với năm 2008 (Hình 3.13 và Hình 3.14).

Năm 2008, lũ lụt và hạn hán làm năng suất lúa giảm 10 tạ/ha so với năm 2007, giảm trên 20% thu nhập của các hộ dân, tỷ lệ đói nghèo tăng 8%. Năm 2009, thời tiết phù hợp với sản xuất lúa, năng suất lúa cao nhất trong nhiều năm trở lại đây, thu nhập từ trồng lúa lên 40%, tỷ lệ hộ đói nghèo tại xã giảm 10% so với năm 2008 [28].

Sinh kế nông nghiệp của các hộ dân tại xã Vân Đồn, Minh Phú phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, đặc biệt lũ lụt và hạn hán làm thu nhập có họ giảm tối thiểu 20% so với không xảy ra.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động một số hiện tượng thiên tai khí tượng thủy văn tới sản xuất nông nghiệp và sinh kế của cộng đồng dân cư tại cụm xã phía nam huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 60)