Đánh giá tác động của thiên tai tới sản xuất lúa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động một số hiện tượng thiên tai khí tượng thủy văn tới sản xuất nông nghiệp và sinh kế của cộng đồng dân cư tại cụm xã phía nam huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 52)

a. Tác động đến diện tích và năng suất lúa

1: Quan trọng nhất; 4: Quan trọng thứ 4;

2: Quan trọng thứ 2; 5: Quan trọng thứ 5.

Sản xuất lúa chịu ảnh hƣởng rất lớn vào thời tiết, theo đặc tính sinh trƣởng của cây lúa thì khoảng thời gian từ lúc cây lúa phân hóa đòng đến hết thời kỳ chín sữa quyết định đến năng suất lúa. Để đạt năng suất cao, ngƣời dân phải hiểu biết đƣợc đặc điểm khí hậu địa phƣơng, chọn thời điểm gieo trồng phù hợp sao cho cây lúa nhận đƣợc tối ƣu các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng, lƣợng nƣớc trong giai đoạn quyết định từ lúc cây lúa phân hóa đòngđến hết thời kỳ chín sữa.

Phỏng vấn trực tiếp kết hợp với thảo luận các hộ, cán bộ khuyến nông về mức độ tác động của các hiện tƣợng thiên tai tới hoạt động sản xuất lúa, kết quả đƣợc thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.5: Đánh giá mức độ tác động của các hiện tượng thiên tai tới sản xuất lúa tại xã Vân Đồn, Minh Phú

Thiên tai Các tác động cụ thể tác động Mức độ

Lũ lụt

- Làm giảm năng suất lúa;

- Làm mất trắng;

- Giảm diện tích gieo trồng.

Cao

Bão, lốc - Làm giảm năng suất lúa;

- Làm mất trắng. Thấp

Mƣa đá - Năng suất lúa giảm. Thấp

Hạn hán

- Giảm diện tích gieo trồng; - Giảm năng suất;

- Sâu bệnh tăng;

- Tăng chi phí sản xuất.

Cao

Nắng nóng - Sâu bệnh tăng. Thấp

Rét hại

- Chết mạ;

- Tăng chi phí. Trung bình

Thông qua cuộc họp với các hộ dân, chúng tôi đã thống nhất trên địa bàn nghiên cứu các tiêu chí đánh giá tác động của các hiện tƣợng thiên tai với 100% số ngƣời đồng ý, cụ thể nhƣ sau:

- Mức độ tác động cao là mức làm mất trắng từ 3 sào/năm/hộ trở lên, tƣơng đƣơng giảm diện tích, giảm năng suất từ 20% trở lên;

- Mức độ tác động trung bình là mức làm mất trắng từ 1- 2 sào/năm/hộ, tƣơng đƣơng giảm diện tích, giảm năng suất từ 5 - 20%;

- Mức độ tác động thấp là mức làm mất trắng dƣới 1 sào/năm/hộ, giảm diện tích, giảm năng suất dƣới 5%.

Qua Bảng 3.8, ta thấy:

- Lũ lụt, hạn hán là 2 hiện tƣợng thiên tai tác động lớn nhất tới sản xuất lúa của các hộ dân tại xã Minh Phú, Vân Đồn.

- Nắng nóng, rét hại ít tác động: Qua lịch thời vụ, đƣợc biết việc sản xuất lúa tại xã Vân Đồn và Minh Phú, ngƣời dân làm 02 vụ lúa mỗi năm: Vụ Đông –

Xuân (từ cuối tháng 1 đến tháng 6), vụ Hè Thu (từ tháng 7 đến tháng 10). Giai

đoạn từ lúc cây lúa phân hóa đòng đến hết thời kỳ chín sữa của vụ Đông - Xuân

vào khoảng cuối tháng 4 và tháng 5; vụ Hè - Thu vào khoảng cuối tháng 8 và tháng 9. Các tháng 4,5,8,9 là khoảng thời gian tại địa phƣơng đang là mùa nóng, nhiệt độ trung bình khoảng từ 200C đến dƣới 300C, lƣợng bức xạ mặt trời cao. Theo Nguyễn Ngọc Đệ, trong phạm vi giới hạn (20-300C) là nhiệt độ tối hảo cho cây lúa sinh trƣởng và cho năng suất tối đa [8], phù hợp với nhiệt độ, ánh sáng ở địa phƣơng. Ngoài các yếu tố các chất nuôi cây, giống lúa, kỹ thuật canh tác, sâu bệnh…; chúng tôi hiểu yếu tố nhiệt độ, ánh sáng không phải là nhân tố quyết định đến năng suất lúa, mà chính chế độ nước là yếu tố quyết định đến năng suất lúa ở xã Vân Đồn, Minh Phú. Nhiệt độ, ánh sáng liên quan đến nắng nóng và rét hại. Mƣa và hệ thống thủy lợi có vai trò quyết định đối với năng suất lúa, mƣa là yếu tố khí tƣợng trực tiếp liên quan đến các dạng thiên tai là lũ lụt, hạn hán ở địa phƣơng.

Theo ý kiến tại buổi thảo luận, kết hợp với ý kiến tại các phiếu điều tra, với 100% số ngƣời đƣợc hỏi nhất trí về thiệt hại do thiên tai gây ra đối với sản xuất lúa ngày càng nhiều hơn, về giá trị nhƣ sau:

- Lũ lụt làm giảm tối thiểu 20% năng suất lúa, diện tích lúa so với lũ lụt không xảy ra;

- Hạn hán làm giảm tối thiểu 20% năng suất lúa, diện tích lúa so với hạn hán không xảy ra;

- Rét hại làm giảm tối đa 20% năng suất lúa, diện tích lúa so với rét hại không xảy ra.

Theo số liệu thống kê từ năm 1998-2013:

Năng suất lúa ở xã Minh Phú cũng có xu hƣớng giảm, với mức độ khoảng 9 tạ/ha (Hình 3.9). Năng suất lúa ở xã Vân Đồn có xu hƣớng giảm trong giai đoạn từ năm 1998-2013, với mức độ khoảng 8 tạ/ha (Hình 3.10).

So sánh Hình 3.9 và Hình 3.10, nhận thấy năng suất lúa tại xã Vân Đồn và Minh Phú có độ lớn và chiều hƣớng gần nhƣ nhau, khi năng suất lúa ở xã Vân Đồn cao thì năng suất lúa ở xã Minh Phú cũng cao, và ngƣợc lại. Điều này chứng tỏ sản xuất lúa ở 2 xã này chịu tác động của các hiện tƣợng thiên tai nhƣ nhau, và cùng một thời điểm.

Xã Minh Phú y = -0.0929x + 5.6525 R2 = 0.3663 0 1 2 3 4 5 6 7 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Thời gian (năm)

N ăng s uấ t l úa (t ấn/ ha )

Hình 3.9: Xu thế biến đổi năng suất lúa giai đoạn 1998-2013 tại xã Minh Phú (Nguồn: Số liệu thống kê từ UBND Minh Phú)

Xã Vân Đồn y = -0.0787x + 5.35 R2 = 0.2782 0 1 2 3 4 5 6 7 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012

Thời gian (năm)

N ăng s uấ t lúa (tấ n/ha )

Hình 3.10: Xu thế biến đổi năng suất lúa giai đoạn 1998-2013 tại xã Vân Đồn (Nguồn: Số liệu thống kê từ UBND xã Vân Đồn)

So sánh Hình 3.9 và Hình 3.10 với Hình 3.8, thấy năng suất lúa tỷ lệ nghịch với lũ lụt và hạ hán, những năm có sự xuất hiện của lũ lụt và hạn hán nhiều thì năng suất lúa thấp nhất. Năm 2006, 2008, 2013 là những năm xảy ra nhiều lũ lụt, hán hán nhất trong các năm từ 1998-2013 và cũng là những năm năng suất lúa thấp nhất. Năm 2009, tại địa phƣơng không xảy ra lũ lụt, hạn hán nên năng suất lúa cao nhất trong hơn 15 năm qua. Từ năm 1998 – 2013, diện tích lúa tại xã Minh Phú, có xu hƣớng giảm hơn 4 ha/năm; các năm 2003, 2007, 2009 là những năm diện tích lúa giảm nhanh nhất so với năm liền trƣớc trƣớc (Hình 3.11). Diện tích lúa tại xã Vân Đồn, có xu hƣớng giảm hơn 5 ha/năm; cũng nhƣ Minh Phú các năm 2003, 2007, 2009 là những năm diện tích lúa giảm nhanh so với năm liền trƣớc (Hình 3.12).

Xã Minh Phú y = -4.1324x + 547.63 R2 = 0.7536 440 460 480 500 520 540 560 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012

Thời gian (năm)

D iệ n t íc h l úa( ha)

(Nguồn: Số liệu thống kê từ UBND Minh Phú) Xã Vân Đồn y = -5.2588x + 592.7 R2 = 0.8193 460 480 500 520 540 560 580 600 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012

Thời gian (năm)

D iện ch a( ha)

Hình 3.12: Xu thế biến đổi diện tích lúa giai đoạn 1998-2013 tại xã Vân Đồn (Nguồn: Số liệu thống kê từ UBND xã Vân Đồn)

So sánh Hình 3.11 và Hình 3.9, Hình 3.12 và Hình 3.10 ta thấy, những năm năng suất lúa giảm mạnh thì năm kế sau năm diện tích giảm mạnh, nhƣ năm 2006 là năng suất lúa thấp, năm 2007 diện tích lúa giảm mạnh. Năm 2009 năng suất lúa cao, năm 2010 diện tích lúa tăng lên, điều này chứng tỏ các hộ thấy năng suất lúa cao thì mở rộng diện tích gieo trồng và ngƣợc lại. Qua khảo sát đƣợc biết năm 2003, diện tích lúa ở xã Vân Đồn giảm mạnh bởi vì năm 2002 , xã Vân Đồn thực hiện mở tuyến đƣờng liên xã, đã san lấp ruộng để mở rộng mặt đƣờng giao thông.

Diện tích lúa giảm có thể do các nguyên nhân chính sau đây:

- Hạn hán kéo dài không có nƣớc để trồng lúa trên các diện tích ruộng có độ cao vốn dĩ mất nƣớc rất nhanh;

- Lũ lụt thƣờng xuyên gây ngập úng trồng lúa trên các diện tích ruộng có độ cao thấp rất dễ bị ngập úng;

- Chi phí trồng lúa cao vì vật giá nông nghiệp tăng khi sâu bệnh nhiều, chất lƣợng đất ngày một xấu, nên năng suất giảm. Nên bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu sản xuất sang trồng cây khác phù hợp hơn;

- Sau mỗi năm sản xuất lúa đạt năng suất thấp, sang năm sau ngƣời dân không trồng lúa có thể do tâm lý bỏ ruộng hoang để làm công việc khác hoặc chuyển sang trồng cây trồng khác, hay đào ao nuôi cá;

- Do nguồn thu nhập từ trồng lúa thấp, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhiều lao động bỏ ruộng đi ra thành phố làm thuê.

Nhƣ vậy qua số liệu thống kê biết đƣợc sản suất lúa tại xã Vân Đồn, Minh Phú chịu ảnh hƣởng rất lớn từ lũ lụt và hạn hán, nếu các hiện tƣợng thiên tai này tăng lên thì năng suất giảm và diện tích lúa giảm theo. Điều này phù hợp với ý kiến của các hộ dân khi tiến hành thảo luận.

Hộp3: Phỏng vấn chủ tịch xã

Sản xuất nông nghiệp ở xã tôi giờ khó khăn hơn trước, lũ lụt, hạn hán làm năng suất lúa ngày càng thấp hơn. Sản xuất lúa đối với chúng tôi là thế mạnh, thực tế mỗi năm tổng số diện tích lúa bị chuyển đổi cơ cấu kinh tế khoảng 0,2%, trong đó có nhiều nguyên nhân, nhưng thiên tai là một vấn đề chính.

Ông Đinh Trung Kiên – Chủ tịch UBND xã Vân Đồn, Đoan Hùng, Phú Thọ

(Nguồn: Tác giả, năm 2013)

Thiên tai thông qua hiện tƣợng lũ lụt, hạn hán ngày càng gia tăng về cƣờng độ và tần suất xuất hiện đã ảnh hƣởng một cách tổng hợp đến năng suất và diện tích lúa thiệt hại từ 20% cho đến mất trắng. Kết quả nghiên cứu ở xã Minh Phú, Vân Đồn cho thấy tác động của thiên tai có thể làm giảm năng suất và diện tích lúa, gây đói nghèo cho cộng đồng dân cƣ ở xã Minh Phú, Vân Đồn.

Năm 2013, cả nƣớc có 7.899.400 ha lúa [45], thiệt hại do thiên tai gây ra là 122.449 ha [3], chiếm 1,6%, số thiệt hại này thấp hơn nhiều so với thiệt hại tại xã Minh Phú, Vân Đồn.

b. Tác động đến lịch mùa vụ

Để đánh giá tác động của thiên tai đến lịch thời vụ, tại buổi thảo luận, chúng tôi đã thống nhất với các hộ dân các tiêu chí đánh giá tác động của các

hiện tƣợng thiên tai đến lịch thời vụ trồng lúa với 100% số ngƣời đồng ý, cụ thể nhƣ sau:

- Mức độ tác động cao là mức làm dịch chuyển thời gian gieo trồng hoặc thời gian thu hoạch từ 20 ngày trở lên;

- Mức độ tác động trung bình là mức làm dịch chuyển thời gian gieo trồng hoặc thời gian thu hoạch từ 10 – 20 ngày.

- Mức độ tác động thấp là mức làm dịch chuyển thời gian gieo trồng hoặc thời gian thu hoạch từ nhiều nhất 10 ngày.

Bảng 3.6: Mức độ tác động của các hiện tượng thiên tai tới lịch mùa vụ sản xuất lúa tại xã Vân Đồn, Minh Phú.

Thiên tai Các tác động cụ thể tác động Mức độ

Lũ lụt

- Làm việc gieo trồng lúa bị chậm lại;

- Thu hoạch lúa không đúng thời hạn. Cao

Bão, lốc

Phải thu hoạch lúa sớm lên. Thấp

Mƣa đá Tác động không đáng kể

Hạn hán - Làm việc gieo trồng lúa bị chậm lại;

- Kéo dài thời hạn thu hoạch. Trung bình

Nắng nóng Tác động không đáng kể

Rét hại

Làm việc gieo trồng lúa bị chậm lại. Thấp

(Nguồn: Số liệu tác giả điều tra, năm 2013)

Kết quả tại Bảng 3.6, cho thấy hạn hán và lũ lụt là 2 hiện tƣợng thiên tai gây dịch chuyển lịch thời vụ:

- Lũ lụt buộc phải thu hoạch trƣớc thời điểm thu hoạch; lùi thời điểm gieo trồng vụ Hè - Thu. Trong quá trình sinh trƣởng, cây lúa gặp ngập úng, làm chột quá trình phát triển và kéo dài thời điểm thu hoạch;

- Hạn hán làm lùi lại thời điểm gieo trồng trên 20 ngày đối với vụ Đông - Xuân. Trong quá trình sinh trƣởng, cây lúa thiếu nƣớc làm chậm quá trình phát triển và kéo dài thời điểm thu hoạch;

- Rét hại làm chậm thời gian gieo trồng lúa. Trong quá trình sinh trƣởng, cây lúa gặp rét hại, làm chậm quá trình phát triển và kéo dài thời điểm thu hoạch.

Sau khi xem xét số liệu từ các báo cáo của UBND xã Vân Đồn, Minh Phú và các ý kiến tại buổi thảo luận với các hộ dân, đã thống nhất 100% ý kiến cho rằng với lũ lụt, hạn hán ngày càng làm thay đổi nhiều đến lịch mùa vụ sản xuất lúa, nhƣ: gieo trồng muộn, thu hoạch sớm. Sự dịch chuyển mùa vụ là rất bất lợi cho cây trồng đặc biệt là cây lúa, nó làm giảm năng suất, gia tăng sâu bệnh. Ảnh hƣởng đến đời sống ngƣời dân trồng lúa.

Vụ Hè – Thu, thu hoạch lúa chạy lũ trƣớc 20 ngày theo kế hoạch đã làm năng suất lúa giảm 20% so với kế hoạch, ngành trồng lúa cả xã thiệt hại ƣớc tính trên 5 tỷ đồng [27]. Hạn hán không có nƣớc để gieo trồng lúa vụ Đông – Xuân, chậm theo dự kiến trên 20 ngày, lúa không đƣợc gieo trồng đúng thời vụ đây cũng là nguyên nhân dẫn tới sâu bệnh gây hại ngày càng nhiều (dịch Rầy gây hại lúa, bệnh sâu cuốn lá lúa 2006) [28].

Thiên tai thông qua hiện tƣợng lũ lụt, hạn hán có thể làm dịch chuyển lịch mùa vụ sản xuất lúa trên 20 ngày ở xã Minh Phú, Vân Đồn, làm thiệt hại đến năng suất lúa gây đói nghèo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động một số hiện tượng thiên tai khí tượng thủy văn tới sản xuất nông nghiệp và sinh kế của cộng đồng dân cư tại cụm xã phía nam huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)