Ở cấp huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn huyện, chủ yếu thực hiện nhiệm vụ ứng phó các sự kiện thiên tai cụ thể nhƣ kiến cố hóa hệ thống bờ đê 2 bờ sông Lô, sông Chảy; tổ chức di tán ngƣời và tài sản khi bão lũ xảy ra. Chƣa có các biện pháp thích ứng với thiên tai trong sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.
Thực hiện Kế hoạch ứng phó với BĐKH năm 2012-2013, nhiệm vụ năm 2015 của UBND tỉnh Phú Thọ, các giải pháp chính nhƣ sau [26]:
- Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trƣơng, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về BĐKH; phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức về BĐKH;
- Xây dựng hệ thống tổ chức và các thể chế phù hợp để quản lý, điều hành triển khai Kế hoạch từ tỉnh tới huyện, thành, thị; cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành và bộ máy quản lý thực hiện;
- Triển khai lồng ghép việc ứng phó với BĐKH vào chiến lƣợc, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội;
- Tăng cƣờng công tác quản lý, sử dụng các nguồn vốn đầu tƣ đặt hiệu quả cao; ƣu tiên đầu tƣ cho các dự án cấp bách, không thể trì hoãn
- Tận dụng tối đa sự hỗ trợ quốc tế về tài chính, chuyển giao công nghệ, trao đổi thông tin và đào tạo nguồn nhân lực trong các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ BĐKH;
- Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ mới, đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý thực hiện kế hoạch hành động;
- Huy động cộng đồng tham gia tích cực xây dựng, vận hành và quản lý các công trình ứng phó với BĐKH, nhân rộng và phổ biến kinh nghiệm các mô hình ứng phó với BĐKH;
- Khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội – nghề nghiệp, các đoàn thể quần chúng tích tích cực tham gia thực hiện.
- Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức phi chính phủ thực hiện các hoạt động ứng phó với BĐKH ở cộng đồng; tuyên truyền, nâng cao nhận thức về BĐKH;
- Khuyến khích khối doanh nghiệp đầu tƣ vào các dự án thích ứng và giảm nhẹ BĐKH.
UBND huyện Đoan Hùng tiến hành các hoạt động triển khai thực hiện kế hoạch ứng phó với BĐKH, giải pháp chủ yếu nhƣ sau:
- Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trƣơng, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về BĐKH; phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức về BĐKH;
- Quy hoạch hệ thống hạ tầng nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là hệ thống suối và các hồ nƣớc trên địa bàn huyện; nghiên cứu biến động tài nguyên nƣớc, khai thác triệt để khả năng trữ nƣớc để mở rộng diện tích tƣới tiêu;
- Xây dựng hệ thống đê, phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn, góp phần giảm thiểu thiệt hại của thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan.
- Hƣớng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái của từng khu vực, theo hƣớng nông nghiệp bền vững, đảm bảo năng suất, sản lƣợng cây trồng, thay đổi kỹ thuật canh tác, lịch sản xuất;
- Dự báo, cảnh báo ảnh hƣởng của thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan đối với các ngành kinh tế và các lĩnh vực liên quan theo từng giai đoạn: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp
- Triển khai ngay một chiến dịch giáo dục thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức về thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan, huy động tất cả
mọi cộng đồng dân cƣ của huyện thực hiện một cách tích cực, có trách nhiệm và hiệu quả cho mục tiêu ứng phó với thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan, bảo đảm phát triển bền vững.
Hộp 4 : Phỏng vấn Trưởng phòng NN&PTNT huyện Đoan Hùng
Để làm tốt công tác phòng chống thiên tai phải chủ động thực hiện các công cụ thể, thiết thực như thông tin liên tục, kịp thời đến nhân dân về tình hình thời tiết, thủy văn trên sông; xây dựng hồ chưa để tiếu tiêu về mùa hạn hán, khai thông dòng chảy các con suối về mùa lũ; thay đổi cơ cấu, giống vật nuôi, cây trồng cho phù hợp điều kiện mới.
Ông Nguyễn Hoàng Minh - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Đoan Hùng
(Nguồn: Tác giả, năm 2013)