2015 -2020
4.2.2. Mục tiêu ngắn hạn và các chiến lược chức năng
4.2.2.2. Các mục tiêu ngắn hạn
- Từ 2010 đến 2012, Xây dựng và hoàn thiện các chương trình đào tạo Đại học đã được phê duyệt, hiệu chỉnh chương trình Cao đẳng đã đào tạo đảm bảo chất lượng, khoa học, phù hợp tình hình thực tế. Cử các Giảng viên giảng dạy các môn chuyên ngành đi nghiên cứu sinh và thị sát thực tế tại các doanh nghiệp, đầu tư cơ sở vật chất và đưa cơ sở 2 đi vào giảng dạy, tìm kiếm nhà đầu tư hiện đại hóa phòng thí nghiệm.
- Từ 2013 – 2015, Mở thêm một số chuyên ngành bậc Đại Học, hoàn thành cơ sở 2, hiệu chỉnh chương trình Đại học lần 1 đào tạo năm học 2010 -2011, hiện đại hóa phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, tìm kiếm chọn lọc các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước có uy tín chất lượng tham gia liên kết đào tạo.
- Từ 2016 – 2018, Mở thêm một số chuyên ngành bậc Đại Học, hiệu chỉnh chương trình Đại học lần 1 các chuyên ngành đào tạo mới mở thêm giai đoạn 2013 – 2015, thực hiện liên kết đào tạo vơi các cơ sở đào tạo.
- Từ 2018 – 2020, Khảo sát đánh giá chất lượng đào tạo Đại học.
- Từ 2010 trở đi, hàng năm đều cử Giảng viên đi học Cao học, đi nghiên cứu sinh trong và ngoài nước, thị sát thực tế tại các doanh nghiệp, khảo sát chất lượng đào tạo.
Tất cả các công việc trên đều nhằm mục tiêu tăng quy mô đào tạo nhà trường hàng năm trên 10%, phấn đấu đến năm 2020 tổng số Học sinh – Sinh viên nhà trường lên trên 45.000.
95
4.2.2.3. Các chiến lược chức năng
a. Chiến lược về phát triển nguồn nhân lực * Mục tiêu
Xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp, chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu đào tạo.
* Giải pháp
- Đảm bảo số lượng và cơ cấu giảng viên hợp lý theo từng thời kỳ như đã đề cập trong phần mục tiêu. Bằng các biện pháp như xác định nhu cầu, nâng cao chất lượng công tác tuyển mộ tuyển chọn,…
- Đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên bằng các biện pháp như: Tạo điều kiện thuận lợi cho các giảng viên là thạc sỹ đi làm nghiên cứu sinh, các giảng viên có trình độ đại học có thể đi học thạc sỹ. Bên cạnh đó cử các giảng viên đào tạo chuyên ngành đi thực tế tại các doanh nghiệp, đào tạo nghiệp vụ phương pháp giảng dạy Đại học cho tất cả các giảng viên trong trường.
- Tạo môi trường làm việc hiện đại, trang bị đầy đủ, đạt tiêu chuẩn quốc tế, đổi mới công tác quản lý, đánh giá cán bộ, tạo cơ hội thăng tiến minh bạch và bình đẳng cho mọi người.
- Thu hút các nhà khoa học có trình độ cao từ các cơ sở khác trong và ngoài nước đến giảng dạy và nghiên cứu.
- Hoàn thiện cơ chế quản lý để sử dụng hiệu quả nguồn lực hiện có. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản về quản lý theo hướng phân công, phân cấp rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn của cá nhân và tập thể.
- Cải tiến chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ, thực hiện chính sách thù lao theo năng lực và kết quả thực hiện công việc đối với giảng viên và nhân viên nhằm nâng cao thu nhập, tạo động lực thu hút cán bộ giỏi từ nơi khác về trường, động viên đội ngũ giảng viên vầ cán bộ quản lý hiện có hăng say làm việc, toàn tâm toàn ý với nhiệm vụ được giao.
96
- Giảm bớt các thủ tục quy trình không cần thiết, để giảm tải các công việc không liên quan tới công tác giảng dạy cho giảng viên. Bên cạnh đó đầu tư cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng. Nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng nghiên cứu chuyên sâu phục vụ công tác đào tạo.
- Tạo điều kiện về vật chất và thời gian để giảng viên: Nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo đảm bảo khoa học và tính thực tiễn, nghiên cứu và đổi mới phương pháp giảng dạy, tham gia nghiên cứu khoa học,… nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo.
b. Chiến lược đầu tư cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học * Mục tiêu
Tập trung đầu tư những công trình trọng điểm bao gồm: thư viện, phòng thí nghiệm, các xưởng thực hành, các công trình dịch vụ cho sinh viên, hệ thống công nghệ thông tin. Hiện đại hoá các giảng đường, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản hoàn thành nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất phục vụ nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học của Trường.
* Giải pháp
- Đầu tư xây dựng hệ thống thí nghiệm, thực hành với các trang thiết bị hiện đại đạt trình độ khu vực và quốc tế.
- Xây dựng hệ thống các phòng dạy - học ứng dụng công nghệ thông tin.
- Tìm kiếm các nguồn đầu tư và các nguồn lực bên trong, xây dựng các xưởng thực hành đảm bảo hiện đại, phù hợp với thực tế tình hình sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp.
- Xây dựng các giảng đường hiện đại, có tầm nhìn tư duy chiến lược, đảm bảo hiện đại, phù hợp với các cấp đào tạo, số lượng người học.
- Huy động các nguồn lực (Ngân sách nhà nước, học phí, các dự án hỗ trợ trong và ngoài nước, các nguồn thu khác…) để đáp ứng yêu cầu về tài chính thực hiện chiến lược phát triển cơ sở vật chất.
- Khẩn chương trình đề án xin thêm 35 ha đất liền kề cơ sở 2 để đáp ứng quy mô đào tạo nhà trường đến năm 2020.
97
- Làm các đề án trình các cơ quan hữu quan xin mở thêm các cơ sở đào tạo tại các Thành phố - Trung tâm lớn như tại Hà Nội hoặc tại các tỉnh có số lượng học sinh phổ thông lớn.
- Tập trung nguồn lực đầu tư cho đội ngũ giảng viên để có thể tham gia giảng dậy trong chương trình liên kết đào tạo.
c. Chiến lược tài chính * Mục tiêu
Huy động mọi nguồn cung ứng tài chính, nhằm tạo nguồn tài chính dồi dào, đủ để đảm bảo chủ động thực hiện các dự án phát triển nhà trường.
* Các giải pháp
- Khoản thu:
+ Đề nghị nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công thương tăng cường đầu tư cho các trường trực thuộc Bộ công thương.
+ Đề nghị nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đảm bảo suất đầu tư cho học sinh, sinh viên.
+ Với nguồn thu từ học phí các chương trình học: hướng tới việc tự chủ tài chính, có thể quy định lại các mức học phí cho các chương trình đào tạo khác nhau với các chuyên ngành khác nhau, thu theo mức thu phù hợp đảm bảo tính cạnh tranh.
+ Nguồn thu từ các chương trình liên kết với nước ngoài nên được chú trọng và phát huy tối đa với tốc độ nhanh hơn các nguồn thu khác.
+ Nguồn thu từ việc phát triển các dự án liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học với các trường, viện, doanh nghiệp,… trong nước và cả trên thế giới vẫn chưa cao do chưa có cơ chế khuyến khích tốt cho các hoạt động này. Cần có một cơ chế rõ ràng, chuyên nghiệp, kích thích sự hợp tác giao lưu của các cán bộ đầu ngành nhằm mang về các dự án liên kết lớn, có giá trị cao đối với trường, đẩy mạnh được nguồn thu dồi dào và tiềm năng này.
+ Nguồn thu từ tài trợ quốc tế rất thấp, vì vậy nhà trường cần có chính sách thích hợp để tăng cường thu hút các nguồn thu này trong thời gian tới bằng cách đẩy mạnh hơn nữa công tác hợp tác, giao lưu quốc tế,…
98
+ Có thể thực hiện liên doanh liên kết, kêu gọi đầu tư trong nước nhằm hiện đại hóa cơ sở vật chất phục vụ nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện, ở các lĩnh vực như ký túc xá, thư viện điện tử, các công ty cổ phần hoạt động trong các lĩnh vực cơ khí, ô tô, điện tử, may mặc, tư vấn doanh nghiệp về thuế,…
+ Cần lập các dự án kêu gọi đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào cơ sở vật chất. - Khoản chi:
+ Chi cho các hoạt động đầu tư Cơ sở vật chất cần quan tâm đến hiệu quả sử dụng Cơ sở vật chất và hiệu quả đầu tư.
+ Chi phí lương thưởng của cán bộ viên chức của trường: có chính sách nhằm đảm bảo nguồn thu nhập để thu hút nhân tài và nhằm khuyến khích mọi người toàn tâm toàn ý góp sức cho trường.
+ Về chính sách chi cho các hoạt động giảng dạy, NCKH cần có cơ chế thông thoáng hơn cũng như những quy định, trình tự, thủ tục rõ ràng hơn để có thể đẩy mạnh hoạt động NCKH.
- Công tác quản lý tài chính:
+ Có cơ chế linh hoạt trong hoạt động thu chi.
+ Hướng tới việc tự chủ về mặt tài chính, cần chuẩn bị cơ sở và nguồn lực để đáp ứng những yêu cầu mới.
+ Giao quyền tự chủ tài chính cho các khoa.
d. Chiến lược marketing * Mục tiêu
Không ngừng đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác quảng bá tuyển sinh, quảng bá hình ảnh và thương hiệu nhà trường, nghiên cứu nhu cầu đào tạo,… Nhằm mở rộng quy mô, Nâng cao chất lượng, liên doanh liên kết trong đào tạo góp phần xây dựng và phát triển nhà trường ngày càng lớn mạnh.
* Các giải pháp
- Xây dựng kế hoạch tuyển sinh cho các bậc học đảm bảo yêu cầu. Thời gian tuyển sinh, quy trình tuyển sinh cho từng bậc học, hệ đào tạo.
99
- Duy trì công tác quảng bá tuyển sinh trên các phương tiện thông tin đại chúng, đẩy mạnh công tác giao lưu tư vấn mùa thi với học sinh khối 12 ở các địa bàn truyền thống và mở rộng thêm địa bàn.
- Xác định đối tượng tuyển sinh phù hợp với sự phát triển của nhà trường trong từng thời kỳ.
- Tham mưu, phối hợp hành động trong việc phát hiện nhu cầu đào tạo các chuyên ngành mới.
- Tham mưu, phối hợp xác định mức thu học phí đảm bảo phù hợp và mang tính cạnh tranh với các trường bạn.
- Tham mưu, phối hợp hành động trong việc lập dự án xin mở thêm cơ sở đào tạo tại các địa bàn.
- Tiến hành tìm kiếm, tham mưu, phối hợp hành động trong việc lựa chọn cơ sở đào tạo có chất lượng để nhà trường tham gia liên kết đào tạo. Cũng như các nhà đầu tư để trường liên doanh liên kết.
- Nâng cao chất lượng đào tạo.
- Mở rộng địa bàn liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo tại các tỉnh.
- Tăng cường công tác giới thiệu việc làm cho Học sinh – Sinh viên sau khi tốt nghiệp có nhu cầu lao động trong và ngoài nước.
- Khảo sát, thăm dò Học sinh – Sinh viên đang theo học tại trường để biết được phương pháp quảng bá tuyển sinh nào có hiệu quả nhất.
e. Chiến lược công nghệ, công nghệ đào tạo * Mục tiêu
Mục tiêu của công nghệ đào tạo là đổi mới phương pháp dạy và học, dạy học lấy người học làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HSSV; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Để nâng cao chất lượng đào tạo như tính đồng đều về, tư duy, kiến thức, kỹ năng, thực hành, khẳ năng làm việc độc lập, làm theo nhóm được thị trường lao động chấp nhận và đánh giá cao.
100
Không ngừng tìm kiếm và các nguồn đầu tư lựa chọn, đổi mới công nghệ thông tin và công nghệ sản xuất (phục vụ đào tạo) nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, giải phóng các công việc sự vụ của giáo viên để họ có thời gian nghiên cứu tài liệu, phục vụ nâng cao chất lượng đào tạo.
* Các giải pháp
- Công nghệ đào tạo:
+ Mời các giảng viên Học viện quản lý giáo dục về tào tạo cho toàn bộ đội ngũ giảng viên nhà trường về đổi mới phương pháp dạy học, các lớp nghiệp vụ sư phạm, chứng chỉ giáo dục Đại học.
+ Tiến hành khảo sát chất lượng HSSV nhà trường để có thể phân thành các lớp có chất lượng đồng đều, tư vấn học tín chỉ vừa sức.
+ Tạo điều kiện về thời gian và giảm giờ tiêu chuẩn cho đội ngũ giảng viên để họ có nhiều thời gian thiết kế các bài giảng, nội dung giảng dạy cho phù hợp.
+ Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ đào tạo phục vụ đổi mới phương pháp dạy học.
+ Giáo dục thái độ, tinh thần, tích tịch cực, chủ động cho học tập cho HSSV nhà trường.
- Công nghệ thông tin và công nghệ phục vụ đào tạo:
+ Nhà trường cần thuê các công ty phần mềm viết chương trình như Quản lý thời khóa biểu, quản lý điểm, hỗ trợ sinh viên đăng ký tín chỉ,...
+ Đối với công nghệ sản xuất (phục vụ đào tạo) luôn thay đổi. Vì vậy nhà trường với tiềm lực tài chính còn yếu nên kêu gọi đầu tư, hoặc liên hệ với các doanh nghiệp có công nghệ tiên tiến để giảng viên và HSSV đến thực tập tốt nghiệp,...
101
TÓM TẮT CHƢƠNG 4
Để xác định hướng đi đúng đắn nhằm mục tiêu phát triển bền vững thì việc xây dựng chiến lược phát triển là hết sức cần thiết đối với Trường Đại Học Sao Đỏ. Thông qua đó nhà trường có thể thực hiện các giải pháp chiến lược nhằm phát huy các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu, né tránh các nguy cơ và tận dụng các cơ hội nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược đề ra.
Trên cơ sở phân tích các chiến lược đề tài đã lựa chọn được chiến lược phát triển trường Đại học Sao Đỏ giai đoạn 2015 – 2020.
Bên cạnh đó để các chiến lược đã được lựa chọn phát huy hiệu quả đề tài đã đưa ra chiến lược cấp bộ phận chức năng và các biện pháp hỗ trợ, chính sách như: giải pháp về hoạt động đào tạo, giải pháp về tài chính tiền lương, giải pháp về xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị và xây dựng cơ bản, giải pháp về khoa học công nghệ,...
102
KẾT LUẬN
Để phục vụ tốt cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội cơ cấu đội ngũ lao động không những cần cân đối ngành nghề, đủ về số lượng mà nền kinh tế nước ta đang rất cần đội ngũ kỹ thuật viên cao cấp nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
Bên cạnh những đội ngũ có trình độ đại học, sau đại học cần có một số lượng lớn các kỹ thuật viên, nhân viên kinh tế, kỹ thuật, công nhân ở trình độ cao đẳng, nghề, có lí luận cơ bản, tay nghề thành thạo, tiếp nhận công nghệ mới, chế độ chuẩn mực, làm việc trực tiếp tại các doanh nghiệp, công trường, nhà máy, khu công nghiệp.
Trong những năm gần đây , xu hướng hội nhập , đầu tư trong giáo dục đang phát triển mạnh mẽ. Trong năm gần, số lượng các trường Đại học, cao đẳng tăng lên đáng kể, và sự có mặt của các trường Quốc tế đã ngày càng trở nên phổ biến. Điều đó đặt giáo dục Việt Nam trong sự cạnh tranh gay gắt, giữa các trường trong nước với nhau và các trường trong nước với các trường quốc tế.
Xây dựng chiến lược phát triển cho mỗi trường Đa ̣i ho ̣c cao đẳng hiê ̣n nay là viê ̣c làm rất cần thiết . Điều đó giúp cho các trường Đa ̣i ho ̣c , Cao đẳng nâng cao đươ ̣c chất lượng đào tao khẳng đi ̣nh được uy tín thương hiê ̣u của nhà trường . Đồng