mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, cơ sở.
Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, xã hội, lợi thế của từng xã, phải xây dựng và hoàn thiện qui hoạch tổng thể về phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2010- 2015 tầm nhìn đến 2020, gắn với chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội, QP-AN của thành phố; từng bƣớc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng phát triển thƣơng mại, dịch vụ - du lịch, giảm dần tỷ trọng nông lâm nghiệp.
Tập trung đầu tƣ xây dựng hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng du lịch văn hóa, đẩy mạnh chuyển đổi kinh tế nông lâm nghiệp gắn với xây dựng vành đai thực phẩm vệ tinh cho thành phố, đặc biệt là khai thác tiềm năng du lịch; du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Xây dựng 14 thôn của 3 xã làm các điểm du lịch gắn với nét văn hóa dân tộc bản địa phục vụ khách du lịch trong nƣớc và khách du lịch nƣớc ngoài.
Tiềm năng, lợi thế lớn nhất của cả 3 xã chính là đất đai, kinh tế và môi trƣờng rừng, đặc biệt là nét văn hóa dân tộc.
Quan điểm, phƣơng châm là biến lợi thế tạo ra giá trị từ sự khác biệt đó; diện tích đất đai khá lớn liền kề đô thị, để qui hoạch phát triển kinh tế, mặt bằng kinh doanh, bán đấu giá quyền sử dụng đất thu tài chính quay lại tái đầu tƣ cơ sở hạ tầng...bảo vệ rừng đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ, nhƣng đồng thời cũng là nơi có nhiều hang động, sông suối, với môi trƣờng sinh thái cảnh quan đẹp, cấp nƣớc, sản xuất, sinh hoạt cho ngƣời dân và phục vụ cho du lịch khám phá của du khách. Nét văn hóa phi vật thể độc đáo của từng dân tộc gắn với văn hóa nhà sàn gỗ, gần trung tâm đô thị là lợi thế riêng có của đồng bào cần đƣợc bảo tồn, phát huy, cần có qui hoạch phù hợp, có tổ chức để khai thác, kinh doanh dịch vụ du lịch, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho ngƣời dân bản địa.
69
Trong tổ chức sản xuất nông thôn: trƣớc hết là xóa tƣ tƣởng, cách làm ăn, thói quen tự cấp, tự túc khép kín, trông chờ, ỷ nại.
Thông qua các chƣơng trình, dự án, công tác tuyên truyền nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cây con, giống mới, năng xuất hiệu quả vào sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhƣỡng gắn với từng vùng, tiều vùng trong 3 xã có 8 thôn có rừng đầu nguồn và rừng đặc dụng tăng cƣờng cây thảo quả, cây dƣợc liệu quí có giá trị kinh tế cao, trên 200 ha đất có độ dốc nhất định phù hợp với cây chè truyền thống với thƣơng hiệu “Chè San tuyết” cần phải chú trọng biện pháp kĩ thuật nâng sản lƣợng; đối với các khu đất trũng, thấp phải có qui hoạch chi tiết và chuyển đổi phù hợp.
Cải tạo 238 ha vƣờn tạp gắn với áp dụng mô hình VACR và phát triển kinh tế trang trại gia đình với nhiều sản phẩm đa dạng phong phú, bổ sung hỗ trợ tạo ra những giá trị hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu những rủi do trong sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp và nông thôn.
Phát triển làng nghề gắn với làng văn hóa và kinh doanh dịch vụ, du lịch:
Trƣớc hết là củng cố mở rộng 4 làng nghề hiện có: Chè thôn Nà Thác với mô hình HTX gồm các hộ gia đình trong thôn Nà Thác, Khuổi Mi, Lùng Vài tự nguyện, liên doanh, liên kết doanh nghiệp đầu tƣ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy sao chè mini và bao tiêu sản phẩm xuất khẩu chè sạch.
Ba mô hình 3 thôn: Hạ Thành, Thôn Tha của xã Phƣơng Độ; Thôn Châng, Thôn Tiến Thắng của Xã Phƣơng Thiện là những thôn có lợi thế gần các địa điểm hang động, suối, có truyền thống với sản phẩm truyền thống dệt thổ cẩm, nhiều ao phát triển nuôi cá bỗng, lợn đen; tại các thôn, bản này cơ bản vẫn giữ đƣợc những nét văn hóa dân tộc, có nhiều điệu hát, múa truyền thống, các thiết chế văn hóa dân tộc, phong tục tập quán nhà sàn vì vậy cần quy hoạch, xây dựng các đề án cụ thể và có chính sách hỗ trợ để khôi phục, củng cố và phát triển. Các mô hình này phát triển tốt sẽ tạo đƣợc nhiều việc làm tại chỗ cho ngƣời dân, thu hút nhiều khách du lịch trong nƣớc và du khách nƣớc ngoài.
70
Thực hiện mô hình vành đai thực phẩm:
Qua khảo sát, hiện tại khả năng tự cung ứng thực phẩm trên địa bàn thành phố chỉ đáp ứng đƣợc khoảng 40% tổng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trên địa bàn (trong
đó cung ứng rau đậu các loại khoảng 40%; thịt, cá các loại cung ứng được khoảng 45%), khoảng 60% lƣợng thực phẩm còn lại do thị trƣờng điều tiết từ các tỉnh khác
hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc.
Vì vậy việc xây dựng mô hình: “Vành đai thực phẩm hàng hóa an toàn, chất
lượng sạch” nhằm kiểm soát đƣợc chất lƣợng sản phẩm, nâng cao giá trị sản xuất
của ngành nông nghiệp, cung cấp thực phẩm sạch cho xã hội là việc làm cần thiết.
+ Hướng thực hiện:
- Xây dựng vùng trồng rau chuyên canh tập trung với quy mô 50 ha tập trung tại xã Ngọc Đƣờng và phƣờng Ngọc Hà, tƣơng ứng với sản lƣợng đến năm 2015 đạt khoảng 3.000 tấn, quy hoạch thành khu liền vùng, liền khoảnh. Trong đó, xã Ngọc Đƣờng 36 ha tập trung tại thôn Sơn Hà, Thái Hà, Tà Vải, Bản Cƣởm I, Bản Cƣởm II, Đoàn Kết và Bản Tùy. Phƣờng Ngọc Hà 14 ha, tập trung tại khu vực tổ 7, 8, 9 (trồng
chuyên canh theo hướng VietGAP).
- Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy cầm trên địa bàn 2 xã Phƣơng Thiện và Phƣơng Độ theo hƣớng lấy thịt, sản lƣợng thịt các loại xuất chuồng đến năm 2015 đạt khoảng 300 tấn (chăn nuôi theo hình thức trang trại, tổ hợp tác chăn nuôi
sạch theo hướng VietGAP).
- Thực phẩm cung cấp ra thị trƣờng phải đảm bảo tiêu chí sản xuất rau và sản phẩm chăn nuôi an toàn.