phong trào thi đua
Trƣớc hết là tạo ra bƣớc đột phá trong công tác tƣ tƣởng, quán triệt giáo dục, phổ biến cho cán bộ Đảng viên, các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp, nhận thức đầy đủ về nghĩa to lớn của việc thực hiện chƣơng trình xây dựng NTM, đây là chính sách có tính chiến lƣợc quốc gia cần phải đƣợc quan tâm thực hiện có hiệu quả. Từ đó phát huy vai trò của hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện chƣơng trình ở cơ sở.
Tăng cƣờng hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng với nhiều hình thức tới ngƣời dân, nhất là 3 xã trực tiếp xây dựng NTM, để ngƣời dân hiểu đƣợc xây dựng NTM là đem lại thành quả mà dân là ngƣời hƣởng lợi gắn với việc thực hiện tốt quy chế dân chủ, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc tạo động lực cho phong trào thi đua trong xây dựng nông thôn mới. Phƣơng châm của tuyên truyền bằng hình thức “trên trƣớc, dƣới sau; trong trƣớc, ngoài sau”. Tăng cƣờng truyền thông bằng báo, đài để giới thiệu, thông tin thƣờng xuyên về những việc làm tốt, cách làm hay và những gƣơng điển hình trong xây dựng nông thôn mới.
Thƣờng xuyên tổ chức các hội nghị chuyên đề, tọa đàm, hội thảo để thu thập ý kiến của các tầng lớp nhân dân, các nhà quản lý, nhà khoa học về xây dựng nông thôn mới, để tuyên truyền và tạo phong trào hành động cách mạng rộng khắp trong cán bộ, Đảng viên và các tầng lớp nhân dân thi đua xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới phải có sự tham gia của ngƣời dân, ngay từ khâu quy hoạch, xây dựng đề án, tiếp đến là giám sát thực hiện và đóng góp xây dựng nông thôn mới bằng cả công sức và tiền của. Do đó, cần quan tâm xây dựng con ngƣời nông thôn mới, để phát huy
67
tính dân chủ và thực hiện tốt phƣơng châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hƣởng thụ”.
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng sâu rộng, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, nhất là cấp xã phải có trách nhiệm tuyên truyền vận động thật sát thực tế để mọi ngƣời dân trong xã hiểu và cùng tham gia đóng góp và thực hiện. Yếu tố đồng thuận cao sẽ góp phần quan trọng đối với xây dựng thành công nông thôn mới, tránh trông chờ, ỷ lại mà Ủy ban nhân dân xã phải chủ động, sáng tạo chọn ra những tiêu chí nào cần phải làm trƣớc nhƣ: xây dựng mô hình phát triển sản xuất, tiêu chí không cần hay cần ít kinh phí, tiêu chí nào cần phải có sự phấn đấu lâu dài. Nhất là trong huy động các nguồn nội lực để thực hiện mới đem lại kết quả và duy trì đƣợc tiến độ theo mục tiêu đặt ra.
Cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên phải gƣơng mẫu tham gia các phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phƣơng, đoàn thể mình, đồng thời tích cực vận động mọi ngƣời cùng tham gia. Đảng viên ở xã phải tham gia phụ trách các mảng công tác; mỗi đoàn thể chủ trì thực hiện một số nhiệm vụ trong đề án xây dựng nông thôn mới.
Khối dân vận, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể thực hiện tốt quy chế vận động, để tạo ra phong trào quần chúng mạnh mẽ, rộng khắp, tích cực tham gia vào các chƣơng trình, dự án xây dựng nông thôn mới. Củng cố, phát huy vai trò và hiệu quả hoạt động của tổ nhân dân tự quản để vận động nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình tham gia công việc chung của cộng đồng. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, nhất là Hội nông dân phải không ngừng đổi mới nội dung và phƣơng thức hoạt động theo hƣớng gần dân, sát cơ sở để hƣớng dẫn nông dân thực hiện các chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới, tham gia thực hiện các chủ trƣơng về kinh tế hợp tác, các dự án, chƣơng trình phát triển sản xuất nông nghiệp tại địa phƣơng.
Ủy ban nhân dân cấp xã cần tiếp phát động các phong trào thi đua nhƣ “chung sức xây dựng nông thôn mới” trên địa xã; tổ chức ký kết giao ƣớc thi đua
68
giữa các thôn xây dựng nông thôn mới, nhằm tạo khí thế thi đua sôi nổi trong toàn xã, đồng thời phát huy tính năng động, sáng tạo của chính quyền, đoàn thể ở cơ sở trong tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của địa phƣơng.