5. Cấu trúc luận văn
3.2.3 Đánh giá chung về chính sách thu hút FDI thành phố Hà Nội
3.2.3.1Kết quả đạt được.
Chính sách thu hút FDI của Hà Nội đã đạt đƣợc một số kết quả sau: - Đã xây dựng đƣợc Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001 - 2010) và Quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố mà mới đây nhất là Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch xây dựng chung Hà Nội đã đƣợc phê duyệt; các Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2001 – 2005, 2006 - 2010, 2011-2015) và Chiến lƣợc phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 cũng đƣợc phê duyệt và đƣa vào triển khai thực hiện. Việc xây dựng đƣợc các Quy hoạch, Chiến lƣợc và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là cơ sở rất quan trọng cho việc định hƣớng thu hút đầu tƣ và đề ra các quyết sách quản lý FDI của Thành phố. Từ đây, Thành phố xác định đƣợc mục tiêu, nhu cầu về vốn, xác định đƣợc các ngành, lĩnh vực, khu vực cần ƣu tiên, khuyến khích đầu tƣ, xác định đƣợc các thị trƣờng cần xúc tiến đầu tƣ, xác định đƣợc các bƣớc đi, các công việc cần làm để thu hút đầu tƣ trên cơ sở đó cung cấp các thông tin hữu ích cho các nhà đầu tƣ dể kêu gọi đầu tƣ theo đúng mục tiêu quản lý của Thành phố.
- Việc tạo lập môi trƣờng đầu tƣ: môi trƣờng pháp lý, chính trị-xã hội, kinh tế - kỹ thuật, ... nhằm thu hút, sử dụng hiệu quả vốn FDI cũng đƣợc chính quyền Thành phố quan tâm thực hiện. Đã ban hành cơ chế chính sách khuyến khích, ƣu đãi đầu tƣ đối với FDI theo đúng pháp luật, phù hợp với điều kiện cụ thể của Thành phố, có sức hấp dẫn. Để tạo môi trƣờng hấp dẫn nhà đầu tƣ trên cơ sở các quy định của Nhà nƣớc, Thành phố đã chủ động và sớm ban hành các chính sách khuyến khích đầu tƣ. Hệ thống chính sách ƣu đãi khá cụ thể, chi tiết đối với từng vùng, từng lĩnh vực hoạt động. Các chính sách này là các đòn bẩy kích thích, khuyến khích nhà đầu tƣ đến Hà Nội. Việc hoàn
thiện môi trƣờng hạ tầng kinh tế, kỹ thuật và thông tin cũng đƣợc quan tâm thực hiện nhằm tạo môi trƣờng đầu tƣ tốt nhất cho các nhà đầu tƣ đến với Hà Nội.
- Năng lực quản lý FDI của Hà Nội cũng có những bƣớc tiến rõ rệt trong chỉ đạo và điều hành, đã ban hành các chính sách phù hợp với quy định chung, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tƣ. Các nội dung về quản lý đƣợc quan tâm đầy đủ có hiệu quả từ việc ban hành chính sách, quy hoạch tới hoạt động xúc tiến đầu tƣ, các hoạt động cấp phép, theo dõi, giám sát kiểm tra đã tạo điều kiện để FDI hoạt động theo đúng mục tiêu đề ra. Trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của cán bộ cũng ngày càng đƣợc nâng cao. Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong quản lý FDI đã cụ thể hơn và giảm đƣợc phần nào sự chồng chéo.
- Thủ tục hành chính trong hoạt động FDI đƣợc cải tiến tích cực. Thời gian và thủ tục đã đƣợc giảm thiểu, nâng cao tính minh bạch, công khai và tăng cƣờng tính giám sát Doanh nghiệp trong thủ tục hành chính liên quan đến FDI. Chất lƣợng đội ngũ cán bộ trực tiếp giải quyết công việc cũng dần đƣợc nâng cao. Tình trạng cửa quyền, sách nhiễu, vòi vĩnh doanh nghiệp của đội ngũ cán bộ công chức từng bƣớc đƣợc đẩy lùi.
3.2.3.2 Những mặt hạn chế.
Trong những năm qua, môi trƣờng đầu tƣ của Hà Nội đƣợc cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên, nếu so sánh với yêu cầu và mục tiêu của nhà đầu tƣ thì Hà Nội phải tiếp tục cải thiện môi trƣờng đầu tƣ. Đó là các tiện ích về cung cấp điện nƣớc ở Hà Nội chƣa đƣợc ổn định và chất lƣợng còn nhiều hạn chế, còn hay mất điện về mùa khô. Hệ thống giao thông đã đƣợc cải thiện nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của nhà đầu tƣ làm cho chi phí và thời gian vận chuyển tăng. Các ngành công nghiệp phụ trợ kém phát triển, tình trạng không sẵn có các linh kiện và nguyên vật liệu trong nƣớc dẫn đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp cao và giảm lợi thế cạnh tranh. Tiếp đến là, mặc dù Hà Nội có chi phí lao động thấp nhƣng chất lƣợng lao động
chƣa cao, tác phong và kỷ luật của công nhân còn kém, chƣa chuyên nghiệp, thiếu nguồn lao động chất lƣợng cao.
Công tác quy hoạch phát triển KT-XH trong đó có FDI còn mang tính kế hoạch hóa tập trung, thiếu các dự báo khoa học, việc quy hoạch ít nhiều còn dựa trên ý chí chủ quan, chƣa thực sự phù hợp với sự vận động và diễn biến thực tiễn của FDI. Còn tình trạng thiếu đồng bộ, chƣa nhất quán giữa các quy định của pháp luật chung về đầu tƣ, kinh doanh và pháp luật chuyên ngành; công tác quy hoạch lãnh thổ, ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm còn yếu và thiếu. Có những dự án quy hoạch đƣợc duyệt nhƣng chƣa triển khai thực hiện đƣợc, nhiều quy hoạch không thể tiến hành đầu tƣ dẫn đến quy hoạch treo.
Hoạt động xúc tiến đầu tƣ còn hạn chế: Mặc dù hoạt động xúc tiến đầu tƣ của Thành phố Hà Nội trong những năm qua đã đƣợc triển khai khá đồng bộ, có kết quả tích cực, tác động nhất định đến tốc độ tăng trƣởng kinh tế - xã hội của Thành phố; giúp cải thiện môi trƣờng, thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH Thủ đô. Tuy nhiên, công tác xúc tiến đầu tƣ còn dàn trải, phân tán nguồn lực, chƣa thực sự tập trung vào đối tác, lĩnh vực trọng điểm. Hoạt động xúc tiến còn thiếu tính chuyên nghiệp, nội dung và hình thức chƣa phong phú, còn chồng chéo, gây lãng phí nguồn lực. Trình độ, năng lực của đơn vị xúc tiến đầu tƣ còn khoảng cách khá xa so với trình độ của các nƣớc khu vực và trên thế giới. Công tác xúc tiến đầu tƣ của Hà Nội chƣa đƣợc chuẩn hóa cả nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ, khả năng phân tích, tiếp cận thị trƣờng
Luật và các văn bản pháp luật nhà nƣớc cũng nhƣ các chủ trƣơng và quyết định của UBND Thành phố chỉ tập trung tiến hành đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tƣ trong giai đoạn kêu gọi đầu tƣ. Sau khi đƣợc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ coi nhƣ công tác xúc tiến đầu tƣ chấm dứt, trong khi đó nhà đầu tƣ vẫn rất cần sự hỗ trợ xuyên suốt sau khi đƣợc thành lập. Bên cạnh đó, công
tác xúc tiến đầu tƣ còn bị vƣớng bởi cơ chế. Thành phố khuyến khích kêu gọi đầu tƣ vào một số dự án theo lĩnh vực ƣu tiên nhƣ đầu tƣ cơ sở hạ tầng, công nghệ cao, tài chính ngân hàng, y tế, giáo dục chất lƣợng cao... nhƣng chƣa có ƣu đãi cụ thể nào cho nhà đầu tƣ trong các ngành này ngoài những ƣu đãi chung của Chính phủ. Cụ thể là thiếu chính sách ƣu đãi về tiền thuê đất, tiền sử dụng đất đối với các dự án y tế, giáo dục và các dự án nghiên cứu và phát triển, thiếu hỗ trợ về nguồn nhân lực cho các nhà đầu tƣ trong lĩnh vực sản xuất công nghệ cao và sản xuất phần mềm. Việc lựa chọn nhà đầu tƣ thực hiện dự án kêu gọi qua đấu thầu theo quy định cũng là nguyên nhân hạn chế khi mời gọi các Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài lớn, có tầm cỡ khu vực và quốc tế. Ngoài ra, hoạt động Xúc tiến đầu tƣ của Thành phố còn ít quan tâm tới các tập đoàn đa quốc gia, các hình thức vận động xúc tiến chƣa đa dạng, chƣa quan tâm đến việc sử dụng các chuyên gia, các cá nhân có vai trò ảnh hƣởng trong vận động hành lang. Thông tin trình bày trong các tài liệu về xúc tiến đầu tƣ chƣa bao quát đƣợc hết các nhu cầu cần thiết nhƣ: khả năng tiếp cận một thị trƣờng tiềm năng, các điều kiện phụ trợ cho phát triển các dự án, các chi phí về lao động, v.v…Chất lƣợng trang thông tin điện tử còn chƣa đáp ứng yêu cầu, các thông tin chƣa đƣợc cập nhật đầy đủ, thƣờng xuyên và nhanh chóng. Một số hội thảo còn mang tính hình thức, mang tính tuyên truyền tiềm năng và thế mạnh của Thành phố, chƣa hƣớng đƣợc tới nhà đầu tƣ tiềm năng và tính thuyết phục nhà đầu tƣ chƣa cao
Thủ tục hành chính phức tạp: Thủ tục hành chính liên quan đến FDI còn khá phức tạp từ khâu thẩm định cấp giấy chứng nhận đầu tƣ tới triển khai dự án đầu tƣ. Sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc tham gia quản lý về FDI còn chƣa thống nhất, thiếu đồng bộ; Thiếu quy chế thống nhất trong việc phối hợp giữa các cơ quan Bộ, ngành Trung ƣơng trong việc thẩm tra dự án đầu tƣ cũng là một trở ngại lớn dẫn tới thời gian cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ thƣờng không đảm bảo đúng hạn quy định (chủ yếu là do các cơ quan đƣợc
hỏi ý kiến thẩm tra hồ sơ thƣờng trả lời quá thời hạn Luật định hoặc trả lời nhƣng không đúng vấn đề đƣợc hỏi...) làm giảm tính minh bạch, kéo dài thời gian giải quyết thủ tục hành chính gây lãng phí, phiền hà cho Nhà đầu tƣ và làm giảm chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
Mặc dù thời gian cấp GCN đầu tƣ đã đƣợc cải thiện đáng kể tại Thành phố Hà Nội nhƣng việc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ còn khá phức tạp, phải qua nhiều bƣớc, mất nhiều thời gian và công sức. Việc đóng góp ý kiến thẩm định mặc dù đã có quy định về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn nhƣng thƣờng khi lấy ý kiến thẩm định thì các cơ quan này ngoài việc cho ý kiến về lĩnh vực mình phụ trách thƣờng đóng góp cả ý kiến không thuộc chuyên môn, chức năng, nhiệm vụ của mình. Điều này đôi khi làm khó cho cơ quan chủ trì, tổng hợp.
Thiếu quy chế thống nhất trong việc phối hợp giữa các cơ quan Bộ, ngành Trung ƣơng trong việc thẩm tra dự án đầu tƣ cũng là một trở ngại lớn dẫn tới thời gian cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ thƣờng không đảm bảo đúng hạn quy định (chủ yếu là do các cơ quan đƣợc hỏi ý kiến thẩm tra hồ sơ thƣờng trả lời quá thời hạn Luật định hoặc trả lời nhƣng không đúng vấn đề đƣợc hỏi...) làm giảm tính minh bạch, kéo dài thời gian giải quyết thủ tục hành chính gây lãng phí, phiền hà cho Nhà đầu tƣ và làm giảm chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Việc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài còn phức tạp hơn so với việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp trong nƣớc; cụ thể nhƣ về thời gian, đối với việc đăng ký dự án hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và các ngành nghề có điều kiện (thời gian đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ từ 15 đến 45 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ so với cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chỉ có 5 ngày làm việc).
Xét về mặt bản chất việc QLNN đối với FDI vào KCN, KCX và KCNC là cơ bản giống nhau. Do vậy, việc có tới 02 Ban quản lý các dự án FDI cho các khu này là không cần thiết lắm, thậm chí thừa và không hiệu quả về mặt quản lý. Về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, phạm vi ủy quyền cho 02 Ban quản lý còn thiếu và không phù hợp với yêu cầu của thực tế. Mặc dù là cơ quan đƣợc sử dụng con dấu Quốc huy nhƣng 02 Ban nói trên vẫn chƣa đƣợc ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ rất cần thiết nhƣ: cấp Giấy phép lao động cho ngƣời nƣớc ngoài, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ... Thực tiễn trên đang làm giảm hiệu quả QLNN đối với FDI trong các KCN, KCX, KCNC trên địa bàn Thành phố và đi ngƣợc so với mong muốn của các nhà đầu tƣ FDI. Việc chƣa giao cho Ban quản lý các KCN, KCX nhiệm vụ quản lý FDI trong các cụm công nghiệp cũng là một hạn chế đang tồn tại. Đối với đội ngũ cán bộ, so với yêu cầu QLNN đối với FDI thì hiện nay ở cả 3 cơ quan đang thiếu cả về lƣợng và chất. Ví dụ 12 cán bộ tại Phòng FDI của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Hà Nội phải quản lý khoảng 1700 dự án. Mặt khác, số lƣợng cán bộ thực sự có trình độ thông thạo về ngoại ngữ, pháp luật, quản trị doanh nghiệp, kinh tế vĩ mô để tham mƣu, đề xuất và thực thi các sáng kiến liên tục cải thiện QLNN đối với FDI ở cả 03 cơ quan còn rất hạn chế. Hơn thế nữa, sự năng động, tinh thần và văn hóa làm việc tận tâm, trách nhiệm, kỷ cƣơng, minh bạch, liêm khiết của đội ngũ cán bộ còn chƣa đáp ứng đƣợc mong đợi của các nhà đầu tƣ FDI và yêu cầu của công cuộc cải cách.
Nhận thức chung về FDI đều thống nhất nhƣ các chủ trƣơng, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc là coi FDI là một bộ phận cấu thành hữu cơ của nền kinh tế, đƣợc khuyến khích phát triển lâu dài, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Tuy nhiên, thực tế xử lý các vấn đề cụ thể tại các cấp chính quyền vẫn còn phân biệt khác nhau giữa đầu tƣ trong nƣớc và đầu tƣ nƣớc
ngoài, chƣa thực sự coi đầu tƣ nƣớc ngoài là một thành phần kinh tế của Việt Nam.
3.2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế trong chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố Hà Nội.
* Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất: Do tình hình suy thoái, khủng hoảng kinh tế khu vực và thế giới nhất là từ năm 2011 đến nay.
Thứ hai: Do hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách về đầu tƣ của Nhà nƣớc nói chung và đầu tƣ nƣớc ngoài nói riêng còn nhiều bất cập.
Thứ ba: Do việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội trong ngắn hạn đã tạo cho công tác quản lý nhà nƣớc về FDI của Thành phố một số khó khăn nhất định.
* Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất là: trong một thời gian dài tƣ tƣởng, nhận thức và ý thức của cán bộ, công chức về tầm quan trọng của công tác thu hút vốn FDI còn hạn chế.
Thứ hai là: Thành phố chậm nghiên cứu, ban hành các nghị quyết, chƣơng trình, kế hoạch, đề án… chuyên đề tổng thể về thu hút vốn FDI.
Thứ ba là: Có nhiều các quy định, cơ chế, chính sách… cụ thể của Thành phố liên quan đến những nội dung thu hút vốn FDI vẫn ở trong tình trạng chậm về tiến độ, không đủ về số lƣợng, chƣa đáp ứng các yêu cầu về thông thoáng, minh bạch, đồng bộ và hiệu quả cho tất cả các bên có liên quan. Thứ tƣ là: kết cấu hạ tầng của Thành phố còn thiếu đồng bộ, các ngành công nghiệp phụ trợ hầu nhƣ mới hình thành là trở ngại lớn đối với sự hấp dẫn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Mặt khác, do tốc độ đô thị hóa, phải thu hồi nhiều đất đai nên việc giải phóng mặt bằng, cấp đất cho các doanh nghiệp FDI
còn gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là nguyên nhân làm nản lòng các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
Thứ năm là: về mặt vĩ mô thì pháp luật Việt Nam về phạm vi và nội dung thu hút FDI ít đƣợc đề cập cụ thể trong Luật. Pháp luật và các chính sách thu hút FDI thƣờng hay thay đổi, do đó có sự lúng túng, không chủ động của các cơ quan thực thi. Hơn thế nữa, pháp luật và chính sách về FDI đôi khi còn chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu đồng bộ, chƣa nhất quán về chủ trƣơng, thậm chí có những vấn đề còn bị bỏ ngỏ nhƣ xử lý giá trị quyền sử dụng đất