Phân tích thực trạng chính sách thu hút FDIcủa Thành phố Hà Nội gia

Một phần của tài liệu Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thành phố Hà Nội (Trang 64)

5. Cấu trúc luận văn

3.2.2Phân tích thực trạng chính sách thu hút FDIcủa Thành phố Hà Nội gia

giai đoạn 2001-2013

3.2.2.1 Định hướng chính sách thu hút FDI

Trong những năm qua, Hà Nội đã xây dựng chiến lƣợc phát triển và quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Trong đó, lồng ghép chiến lƣợc, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội với thu hút, phân bổ và sử dụng FDI. Các chiến lƣợc, quy hoạch và Thành phố Hà Nội đã xây dựng trong thời gian qua nhƣ: Chiến lƣợc phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2001- 2010; Chiến lƣợc phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001 - 2010); Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030. Thông qua các chiến lƣợc, quy hoạch nêu trên, chiến lƣợc thu hút, phân bổ và sử dụng FDI đƣợc xây dựng và thực hiện trên các phƣơng diện sau:

* Chiến lƣợc huy động vốn FDI chú trọng vào các đối tác đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc và các nƣớc thuộc khối EU, Đông Âu và Hoa kỳ. Đồng thời Hà Nội cũng xác định FDI trên thế giới chủ yếu là vốn của các Công ty, Tập đoàn đa quốc gia (TNCs); hoạt động của các công ty này có tác động quan trọng đối với những nƣớc tiếp nhận vốn FDI. Do đó việc thu hút các TNCs đƣợc khuyến khích cả hai hƣớng: Thực hiện những dự án lớn, công nghệ cao hƣớng vào xuất khẩu; tạo điều kiện để một số TNCs xây dựng các Trung tâm nghiên cứu, phát triển, vƣờn ƣơm công nghệ gắn với đào tạo nguồn nhân lực. Trong thời gian tới, Hà Nội cần tập trung xúc tiến đầu tƣ, thu hút FDI của Nhật vào Khu công nghệ cao Hòa Lạc theo thỏa thuận của hai Chính phủ trong chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tƣớng Chính phủ Việt Nam và một số KCN theo quy hoạch để phát triển công nghiệp phụ trợ. Mới đây, ngày 20/9/2013, UBND Thành phố Hà Nội đã ký Quyết định số 5669/QĐ-UBND phê duyệt "Đề án Đẩy mạnh thu hút đầu tƣ trực tiếp từ Nhật Bản trên địa bàn Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2013-2015 và những năm tiếp theo”. Theo đó mục tiêu của đề án nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Hà Nội và thu hút làn sóng đầu tƣ mới từ Nhật Bản, góp phần thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015, Chiến lƣợc phát triển KT-XH thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và mục tiêu, nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đô thông qua việc xác định đƣợc định hƣớng thu hút đầu tƣ và giải pháp, kế hoạch hành động cụ thể nhằm thu hút đầu tƣ trực tiếp từ Nhật Bản.

* Về ngành kinh tế, việc thu hút, phân bổ và sử dụng FDI đƣợc định hƣớng vào phát triển các ngành, lĩnh vực có tác động lớn trên các phƣơng diện để thúc đẩy chuyển giao công nghệ nhất là công nghệ cao, công nghệ nguồn; gia tăng xuất khẩu; tạo việc làm; phát triển công nghiệp phụ trợ; các

dự án sản xuất các sản phẩm, dịch vụ có sức cạnh tranh; các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng (Hộp 3.1).

Hộp 3.1. Chiến lƣợc thu hút, phân bổ, sử dụng FDI theo lĩnh vực kinh tế của Hà Nội

Đối với ngành Công nghiệp-Xây dựng: đặc biệt khuyến khích đầu tƣ gồm công nghệ thông tin, điện tử, vi điện tử, công nghệ sinh học, công nghệ cao và chú trọng công nghệ nguồn từ các nƣớc công nghiệp phát triển nhƣ Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản; phải coi trọng việc thu hút FDI các lĩnh vực trên gắn với nghiên cứu chuyển giao, phát triển và làm chủ công nghệ. Với định hƣớng xây dựng thủ đô văn minh hiện đại và phát triển bền vững, Hà Nội đã và đang khuyến khích thu hút các dự án đầu tƣ phát triển hoàn thiện hệ thống giao thông đô thị, hệ thống vận tải hành khách công cộng, hệ thống vận tải đƣờng sắt đô thị (đi ngầm và trên cao); hiện đại hóa mạng lƣới bƣu chính viễn thông, hệ thống cấp, thoát nƣớc, xử lý chất thải và gắn chặt với bảo vệ môi trƣờng; phát triển các khu đô thị mới sinh thái xanh hiện đại, khách sạn văn phòng cao cấp 5-6 sao, các khu trung tâm thƣơng mại hiện đại, khu vui chơi giải trí tiêu chuẩn quốc tế...góp phần tạo diện mạo mới cho Thủ đô.

Đối với ngành Thƣơng mại – Dịch vụ: xây dựng chính sách tạo động lực thúc đẩy các ngành thƣơng mại dịch vụ phát triển góp phần quan trọng trong nâng cao tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Thủ đô nhƣ: dịch vụ ngân hàng, tài chính; dịch vụ vận tải, bƣu chính-viễn thông, y tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo và các lĩnh vực dịch vụ khác.Khuyến khích mạnh vốn FDI vào các ngành y tế, giáo dục-đào tạo chất lƣợng cao, du lịch nghỉ dƣỡng cao cấp gắn với chăm sóc sức khoẻ, y tế cho khu vực và thế giới. Thu hút có chọn lọc các dự án trong lĩnh vực dịch vụ nhƣ ngân hàng, tài chính, vận tải, viễn thông, bán buôn và bán lẻ và văn hoá.

Khuyến khích các dự án đầu tƣ về công nghệ sinh học, sản xuất nông nghiệp kĩ thuật cao, nghiên cứu sản xuất, chế biến các loại giống cây trồng, nông sản chất lƣợng cao (rau củ quả, hoa..), sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, phát huy nghề truyền thống với yêu cầu bảo vệ môi trƣờng, đáp ứng nhu cầu trong nƣớc ngày càng cao và đẩy mạnh xuất khẩu.

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020 và định hướng tới năm 2030 – Sở kế hoạch Đầu từ Tp. Hà Nội,2011).

* Định hƣớng thu hút FDI vào các khu công nghiệp, xây dựng các trung tâm thƣơng mại, khu đô thị: Thông qua việc hoạch định chiến lƣợc thu hút, phân bổ, sử dụng FDI, đến nay Thành phố Hà Nội đã có 38 Khu, cụm công nghiệp ở trung tâm và ngoại ô thành phố (Hộp 3.2).

Hộp 3.2. Một số khu công nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Hà Nội

1. Khu Công nghiệp, công nghệ cao sinh học (tại Xã Tây Tựu - Liên Mạc - Thụy Phƣơng - huyện Từ Liêm - Hà Nội; Quy mô : 200 ha; Chủ đầu tƣ : Pacific Land ltd và Cty CP Tƣ vấn Đầu tƣ Xây dựng & Ứng dụng Công nghệ mới Vinaconex R&D);

2. KCN Sài Đồng A (tại thị trấn Sài Đồng; Quy mô: 420 ha; Chủ đầu tƣ : Deawoo and Ha Noi Electronics Joint Venture);

3. KCN Sài Đồng B (tại huyện Gia Lâm; Quy mô : 97, 11 ha);

4. KCN Bắc Thăng Long (tại xã Hải Bối - huyện Đông Anh; Quy mô : 302 ha; Chủ đầu tƣ : Dong Anh Co. & Sumitomo Corp. Joint Venture);

5. KCN Bắc Thƣờng Tín (tại huyện Thƣờng Tín; quy mô : 112 ha); 6. KCN Phú Nghĩa (tại huyện Chƣơng Mỹ; quy mô: 670 ha);

7. Khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc (tại huyện Thạch Thất; quy mô: 1586 ha)

(Nguồn:Báo cáo tổng hợp: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020 và định hướng tới năm 2030 – Sở kế hoạch Đầu tư Tp. Hà Nội,2011).

Các trung tâm thƣơng mại lớn có vốn FDI đã đi vào hoạt động nhƣ: Trung tâm thƣơng mại Big C Thăng Long (đƣờng Trần Duy Hƣng); Metro Thăng Long (đƣờng Phạm Văn Đồng); Mê Linh plaza (Đƣờng cao tốc nối Hà Nội - Nội Bài); Trung tâm thƣơng mại Tràng Tiền Plaza (phố Tràng Tiền); Trung tâm thƣơng mại - giải trí Vincom (phố Bà Triệu), ...Bên cạnh đó, một loạt các khu, vùng đô thị mọc lên góp phần tạo diện mạo mới, văn minh, hiện đại cho Thủ đô nhƣ: Khu đô thị Ciputra; Keangnam Landmark, Lotte Centre…

3.2.2.2 Chính sách về tạo lập môi trường đầu tư

* Môi trƣờng pháp lý

Chủ trƣơng mở cửa thu hút vốn FDI đƣợc xem là một bƣớc đột phá quan trọng trong quá trình thực hiện đƣờng lối Đổi mới, đƣợc khởi xƣớng từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng. Tƣ tƣởng cơ bản của Đảng, Nhà nƣớc ta trong thu hút FDI là vốn đầu tƣ trong nƣớc giữ vai trò quyết định, vốn đầu tƣ nƣớc ngoài FDI có vai trò quan trọng trong đầu tƣ phát triển kinh tế xã hội nƣớc ta. Việc khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài phải đặt trong chiến lƣợc phát triển và cơ chế quản lý đồng bộ, bảo đảm chủ quyền, khả năng kiểm soát và định hƣớng của nhà nƣớc đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội. Xây dựng cơ chế quản lý nhà nƣớc đối với việc thực hiện các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài và các công trình hoàn thành xây dựng đi vào hoạt động. Đi đôi với việc mở rộng nhiều hình thức đầu tƣ cần tăng dần tỷ trọng của phía Việt Nam vào các công trình hợp tác liên doanh (Văn kiện Đại hội Đảng VII). Việc ban hành Luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam năm 1987 đƣợc coi là một bƣớc ngoặt quan trọng trong quá trình chuyển đổi mô hình quản lý kinh

tế của nƣớc ta. Sự ra đời của đạo luật này thể hiện quan điểm đổi mới cũng nhƣ sự kỳ vọng của Đảng và Nhà nƣớc trong việc huy động nguồn ngoại lực phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển đất nƣớc. Cùng với sự ra đời của Luật đầu tƣ nƣớc ngoài năm 1987, Luật Đầu tƣ năm 2005, các văn bản dƣới luật cũng đƣợc ban hành: Nghị quyết số 13/NQ-CP của Chính phủ ngày 17/4/2009 Về định hƣớng, giải pháp thu hút và quản lý vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trong thời gian tới; Chỉ thị 1617/CT-TTg ngày 19/9/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc tăng cƣờng thực hiện và chấn chỉnh công tác đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trong thời gian tới; Nghị quyết 103/NQ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ về định hƣớng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trong thời gian tới.

Quán triệt thực hiện các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc, trong những năm qua Thành phố Hà Nội đã ban hành một số văn bản pháp quy nhằm tạo lập môi trƣờng pháp lý thu hút và tạo điều kiện để các nhà đầu tƣ yên tâm bỏ vốn đầu tƣ vào phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô nhƣ: Quy định về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội (ban hành tại Quyết định số 15/2006/QĐ - UB ngày 23 tháng 01 năm 2007) để giúp các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có điều kiện, khả năng thực tế tiếp cận cơ hội đầu tƣ và nguồn lực đất đai trong một môi trƣờng đƣợc công khai hóa, minh bạch hóa, bình đẳng hóa giữa các nhà đầu tƣ (trong nƣớc, nƣớc ngoài), Quy định về quản lý các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội (ban hành tại Quyết định số 22/2006/QĐ –UB ngày 09 tháng 02 năm 2007) và gần đây nhất là Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 12/5/2012 về quản lý dự án đầu tƣ trên địa bàn thành phố Hà Nội để đảm bảo các dự án FDI cũng đƣợc quản lý trên và bằng cùng một khung khổ pháp lý nhƣ dự án đầu tƣ của các thành phần kinh tế khác theo nguyên tắc “đối xử quốc gia” của WTO; Quy

định về thực hiện Cơ chế một của liên thông đối với các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội (ban hành tại Quyết định số 217/2006/QĐ-UB ngày 06 tháng 12 năm 2006) để góp phần tiết kiệm thời gian cho các nhà đầu tƣ phải bỏ ra trong việc thực hiện các quy định của nhà nƣớc.

* Môi trƣờng chính trị-xã hội

Tạo lập môi trƣờng xã hội ổn định luôn là mục tiêu quan trọng mà Thành phố Hà Nội hƣớng tới. Trong nhiều thập kỷ qua, đặc biệt là từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, thành phố Hà Nội luôn đƣợc giữ trong trạng thái ổn định, trật tự, an toàn, hòa bình và hiếu khách nhất là đối với bạn bè quốc tế và các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Nhờ vậy, Hà Nội đã đƣợc UNESCO phong tặng danh hiệu là “thành phố vì hòa bình”.

Bên cạnh việc tạo lập môi trƣờng xã hội ổn định, Hà Nội còn đặc biệt chú trọng đến phát triển, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn lao động, thời gian qua, Hà Nội đã triển khai nhiều chƣơng trình, giải pháp nhƣ thực hiện xã hội hóa công tác dạy nghề; tăng cƣờng đầu tƣ trang thiết bị dạy và học nghề; nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên; xây dựng - đổi mới giáo trình, chƣơng trình dạy nghề cho học sinh... Báo cáo đến hết năm 2012 của Sở Lao động thƣơng binh và xã hội cho thấy, chất lƣợng đào tạo nghề đƣợc nâng cao, tỷ lệ học viên học nghề tốt nghiệp trên 95%, tỷ lệ học viên có việc làm sau tốt nghiệp đạt trên 70%, nhiều trƣờng dạy nghề đạt 100% [30].

Để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp FDI nói riêng, bên cạnh việc phát triển hệ thống đào tạo nghề, theo Chƣơng trình giải quyết việc làm giai đoạn 2011-2015, Hà Nội đang ƣu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao, nâng cao năng suất lao động, chất lƣợng việc làm và giá trị lao động. Đây đƣợc coi là điểm mấu chốt để giải bài toán thiếu lao động chất lƣợng cao của các doanh nghiệp FDI tại Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với mục đích phát triển thị trƣờng lao động Hà Nội theo hƣớng mở, một loạt biện pháp kích cầu lao động đã đƣợc đƣa ra. Theo đó, kinh tế sẽ đƣợc chuyển dịch mạnh mẽ theo hƣớng sản xuất hàng hóa, phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, đẩy mạnh dịch vụ chất lƣợng cao, có giá trị gia tăng lớn nhƣ dịch vụ viễn thông, ngân hàng; khôi phục và phát triển các làng nghề, phố nghề.

* Môi trƣờng kết cấu hạ tầng kỹ thuật để thu hút FDI.

Trong thời gian qua, mạng lƣới giao thông đa dạng của Thành phố về cơ bản đã đƣợc quy hoạch để phục vụ dài hạn việc phát triển kinh tế nói chung và thu hút FDI nói riêng. Trên cơ sở đó, nhiều công trình trọng điểm, nhiều tuyến giao thông quan trọng nhƣ hệ thống tàu điện ngầm, tàu điện trên cao, đƣờng vành đai …. đã đƣợc khởi công, đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành. Thành phố đã tích cực phối kết hợp với Bộ Giao thông - Vận tải, các tỉnh lân cận đẩy nhanh các tuyến đƣờng giao thông kết nối với vùng Thủ Đô và thế giới nhƣ: đƣờng cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đƣờng Quốc lộ 5 kéo dài, đƣờng cao tốc Hà Nội - Lào Cai, đƣờng cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đƣờng cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, đƣờng cao tốc Nhật Tân - Nội Bài, mở rộng và xây dựng Nhà ga T2 sân bay Quốc tế Nội Bài. Mạng lƣới đƣờng giao thông, vận tải hành khách công cộng, bƣu chính – viễn thông … kết nối với các khu công nghiệp hiện hữu và các khu vực dự kiến xây dựng các khu công nghiệp đã đƣợc quan tâm nhƣ: Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Khu công nghiệp Phú Nghĩa, Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Khu chế xuất Nội Bài, Khu công nghiệp hỗ trợ phía Nam Hà Nội.

Quy hoạch mạng lƣới cấp điện, nƣớc, xử lý nƣớc thải, thoát nƣớc của toàn Thành phố đã đƣợc xác lập và có định hƣớng quan tâm đến mục tiêu cải thiện môi trƣờng thu hút FDI. Trên cơ sở đó, nhiều công trình cấp điện, nƣớc đã đƣợc triển khai khá tích cực và hoàn thành mang lại nhiều cải thiện quan

trọng. Ví dụ nhƣ hệ thống cấp nƣớc sạch quy mô lớn từ Sông Đà, một số hệ thống đƣờng dây cấp điện 110, 220 và 500 KV cho các khu công nghiệp, khu đô thị lớn và trung tâm Thành phố.

Nhờ lợi thế là một thành phố Thủ đô nên Hà Nội luôn có hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật thông tin, viễn thông nhƣ: các mạng điện thoại, internet, báo chí, phát thanh - truyền hình …. luôn tốt nhất toàn quốc. Hệ thống dịch

Một phần của tài liệu Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thành phố Hà Nội (Trang 64)