Kinh nghiệm về chính sách thu hút FDI ở một số quốc gia

Một phần của tài liệu Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thành phố Hà Nội (Trang 26)

5. Cấu trúc luận văn

1.3.1 Kinh nghiệm về chính sách thu hút FDI ở một số quốc gia

1.3.1.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trong các nƣớc đang phát triển thì Trung Quốc là nƣớc có môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn thứ hai sau Singapore [44]. Mặc dù trong những năm gần đây kinh tế thế giới trải qua nhiều biến động bất lợi, tuy nhiên lƣợng FDI vào Trung Quốc vẫn ở mức kỷ lục bình quân hơn 100 tỷ USD mỗi năm (Bảng 1.1).

Bảng 1.1 Dòng vốn FDI vào Trung Quốc năm 2008-2013

(Đơn vị tính: Tỷ USD)

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng vốn đầu

108,312 95 114,734 123,985 121,080 123,911

Nguồn: UNCTAD, World Investment Report 2014, Investing in SDGs: an Action plan, p.206

Chính sách thu hút FDI của Trung Quốc bao gồm các chính sách cơ bản sau:

- Hoàn thiện cơ sở pháp lý đối với FDI:

Năm 1979, Luật liên doanh cổ phần giữa nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và Trung Quốc và Luật liên doanh hợp đồng hợp tác kinh doanh đƣợc thông qua, đánh dấu bƣớc chuyển hƣớng cơ bản từ chính sách đóng cửa sang cải cách, mở cửa nền kinh tế, đặt nền móng cho quá trình hình thành khuôn khổ pháp lý đối với FDI ở Trung Quốc. Năm 1986 Trung Quốc ban hành Luật doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài, quy định về khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài với 22 điều khoản, đơn giản hóa thủ tục liên doanh. Tháng 4 năm 1986 ba luật trên đƣợc hợp nhất và sửa đổi thành Luật các doanh nghiệp sử dụng vốn FDI. Năm 1991 Luật thu nhập thống nhất đối với các doanh nghiệp FDI chấm dứt tình trạng phân biệt đối xử đối với các hình thức FDI khác nhau. Cuối năm 1992 thông qua chính sách mới cho phép các công ty nƣớc ngoài đầu tƣ vào

nhiều lĩnh vực trƣớc đó còn bị cấm hoặc hạn chế nhƣ: dịch vụ bán lẻ, bất động sản, vận tải, tài chính ngân hàng và đƣợc thành lập các công ty cổ phần. Từ năm 1993, một loạt các luật và quy định mới đƣợc thông qua nhƣ: Luật bản quyền, Quy định về bảo vệ phần mềm, Luật phát minh sáng chế sửa đổi, Luật nhãn hiệu, Luật công ty, Luật chứng khoán, Luật ngân hàng và quy định về kiểm soát ngoại hối. Việc ban hành các văn bản pháp luật này thể hiện nỗ lực của Trung Quốc nhằm đạt đƣợc sự tƣơng đồng giữa khuôn khổ pháp lý đối với môi trƣờng thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc với các chuẩn mực quốc tế. Khi gia nhập WTO, nhà nƣớc Trung Quốc đã ban hành Luật đầu tƣ sửa đổi, văn bản hƣớng dẫn ĐTNN, trong đó có nhiều quy định mở rộng hơn nữa các lĩnh vực khuyến khích ĐTNN (371 lĩnh vực), giảm danh mục các ngành nghề hạn chế ĐTNN từ 112 xuống còn 75 ngành nghề.

- Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng là một trong những ƣu tiên của Trung Quốc nhằm tạo môi trƣờng thuận lợi để thu hút FDI. Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2001-2005, Trung Quốc đã xây dựng 350.000 km đƣờng bộ, trong đó có 24.000 km đƣờng cao tốc, 126 sân bay dân dụng và 1.143 tuyến bay trong và ngoài nƣớc, mạng lƣới thông tin liên lạc phát triển với tốc độ cao (tính đến hết năm 2012 số ngƣời sử dụng Internet tại Trung Quốc là 565 triệu) [44].

- Chính sách phát triển ngành sản xuất: Trong từng giai đoạn, Chính phủ Trung Quốc ban hành những quy định hƣớng dẫn đầu tƣ đối với thƣơng nhân nƣớc ngoài và danh mục hƣớng dẫn về ngành sản xuất để thu hút FDI.

- Chính sách phát triển vùng lãnh thổ: Chính phủ Trung Quốc chủ yếu thông qua các biện pháp nhƣ thành lập các khu kinh tế đặc biệt (SEZs), khu phát triển khoa học kỹ thuật và mở cửa các thành phố ven biển, tạo điều kiện thuận lợi và tập trung thu hút FDI vào đó.

+ Chính sách thuế: Thực hiện chính sách thuế đối với các doanh nghiệp FDI theo định hƣớng thu hút nguồn vốn này đến Trung Quốc với nhiều ƣu đãi nhƣ thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế doanh thu, thuế quan, thuế đất, thuế tài nguyên, thuế bất động sản. Theo đó, thuế thu nhập cho các doanh nghiệp có vốn FDI là 33%; đối với các SEZs và các vùng công nghệ cao, các khu kỹ thuật cấp quốc gia thì mức thuế giảm xuống chỉ còn 15%; với các tỉnh, thành phố ven biển mức thuế là 24%. Ƣu đãi trong thuế thu nhập doanh nghiệp FDI thể hiện ở việc không thu thuế trong 2 năm đầu kinh doanh, giảm ½ trong 3 năm tiếp theo. Đối với doanh nghiệp FDI đầu tƣ vào các tỉnh miền Tây thì đƣợc miễn thuế trong 5 năm và giảm ½ trong 3 năm tiếp theo [44].

Chính sách thuế của Trung Quốc liên tục đƣợc điều chỉnh, bổ sung theo hƣớng tăng nhiều ƣu đãi cho các doanh nghiệp FDI nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của Trung Quốc.

+ Chính sách tiền tệ: Trung Quốc chủ trƣơng sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm đảm bảo sự ổn định cho hệ thống tài chính tiền tệ của Trung Quốc, hạn chế nghiêm ngặt việc sử dụng đồng ngoại tệ nhƣ đô la Mỹ trong nội địa, duy trì một tỷ giá đồng Nhân dân tệ yếu so với đồng đô la Mỹ. Chính sách này phù hợp với định hƣớng chiến lƣợc phát triển kinh tế của Trung Quốc là đẩy mạnh xuất khẩu đồng thời ngăn chặn nguy cơ của khủng hoảng tài chính tiền tệ.

1.3.1.2 Kinh nghiệm của Thái Lan

Mô hình phát triển quốc gia của Thái Lan đƣợc xác định bằng 4 lĩnh vực nền tảng từ thấp lên cao: (1) phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại, sản phẩm có giá trị gia tăng cao; (2) phát triển công nghiệp nhẹ, gia công cho nƣớc ngoài và đầu tƣ ra nƣớc ngoài; (3) đầu tƣ công nghiệp nặng nhƣ xe hơi, lọc hóa dầu và gia tăng hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) tại các

xƣởng sản xuất để tạo ra những sản phẩm tầm cỡ quốc tế; (4) phát triển kinh tế tri thức và kinh tế dịch vụ.

Để thực hiện các mục tiêu trên, Thái Lan đã đề ra chính sách ƣu đãi đầu tƣ, đặc biệt là đối với FDI. Thái Lan đã luôn tiến hành sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách thu hút FDI phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Luật đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc ban hành vào năm 1970 và đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 1986. Luật xúc tiến đầu tƣ ban hành năm 1977, đƣợc sửa đổi bổ sung năm 1991. Theo pháp luật Thái Lan, chính phủ đảm bảo với các nhà ĐTNN không quốc hữu hóa tƣ liệu sản xuất của họ trong bất kỳ hoàn cảnh nào, đảm bảo quyền cạnh tranh bình đẳng nhƣ các doanh nghiệp trong nƣớc, không hạn chế đối với việc chuyển đổi ngoại tệ và chuyển lợi nhuận cũng nhƣ vốn đầu tƣ ra bên ngoài…

Để nâng cao sức cạnh tranh thu hút ĐTNN, chính phủ Thái Lan miễn thuế nhập khẩu thiết bị đối với 61 hoạt động, miễn thuế lợi tức 8 năm đối với 19 ngành công nghiệp phụ trợ, miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu hoặc thuế lợi tức đối với một số dự án tại các vùng khuyến khích đầu tƣ, ký hiệp định bảo hộ đầu tƣ và tránh đánh thuế trùng với rất nhiều nƣớc.

Chính sách về bất động sản đƣợc sửa đổi theo hƣớng tăng cƣờng sức hấp dẫn: cho phép nhà ĐTNN đƣợc mua và sở hữu đất, thời gian thuê đất tới 99 năm (quy định trƣớc đây chỉ cho phép thời gia thuê đất là 30 năm)

Thái Lan có cơ quan chuyên trách về ƣu đãi đầu tƣ là Cục Đầu tƣ Thái Lan (BOI) chuyên xem xét ƣu đãi cho từng dự án và phân loại dự án đầu tƣ theo tác động của dự án đó đến nền kinh tế cả nƣớc, chứ không phải chỉ một vùng miền nào đó.

Việc ƣu đãi đầu tƣ đƣợc phân thành 2 nhóm: nhóm A (các lĩnh vực đƣợc hƣởng ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp) và nhóm B (các lĩnh vực

không đƣợc hƣởng ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, nhƣng có thể đƣợc hƣởng các ƣu đãi khác [53].

Để tăng cƣờng ƣu thế của ngành điện tử gia dụng, duy trì sức cạnh tranh quốc tế, tăng cƣờng hơn nữa nền tảng để duy trì vai trò đứng đầu ngành sản xuất thiết bị điện tử gia dụng trong khu vực Đông Nam Á, Chính phủ Thái Lan đã áp dụng và tích cực triển khai nhiều biện pháp ƣu đãi, nhằm tăng cƣờng sức cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất.

Trong quá trình đàm phán FTA Trung Quốc – ASEAN, Thái Lan đã xếp các đồ điện tử gia dụng quan trọng nhƣ tủ lạnh, máy giặt và các thiết bị điện tử vào nhóm các mặt hàng nhạy cảm, và duy trì mức thuế suất thuế nhập khẩu là 20% đến năm 2012, tiếp tục chính sách bảo hộ ngành công nghiệp điện – điện tử trong nƣớc.

Từ ngày 03/3/2006, miễn thuế nhập khẩu đánh vào nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất các thiết bị điện tử (tủ lạnh, máy giặt) và sản xuất linh kiện của chúng. Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp từ 5 đến 8 năm cho những doanh nghiệp đầu tƣ vào ngành công nghiệp điện – điện tử , nhằm khuyến khích ngành này phát triển [63,64].

1.3.2 Kinh nghiệm về chính sách thu hút FDI ở một số địa phương của Việt Nam.

1.3.2.1 Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò là đầu tầu, là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là điểm sáng trong thu hút và quản lý vốn FDI. Đặc biệt đây cũng là nơi đƣợc cho phép áp dụng nhiều sáng kiến đột phá, với nhiều chủ trƣơng, chính sách mang tính chất thí điểm trƣớc khi nhân rộng trên cả nƣớc. Từ khi có Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam năm 1987, Thành phố Hồ Chí Minh luôn nằm trong tốp địa phƣơng dẫn đầu về thu hút FDI.

Tính đến 31/12/2014, Thành phố Hồ Chí Minh có 5.310 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tƣ kể cả cấp mới và tăng vốn là 36,28 tỷ USD. Riêng năm 2014, vốn FDI vào Thành phố có sự tăng trƣởng mạnh mẽ, tổng số dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc cấp mới Giấy chứng nhận đầu tƣ là 457 dự án với tổng vốn đăng ký là 2,88 tỷ USD, tăng 2,7 lần so với năm 2013. Ngoài ra, còn có 138 dự án đầu tƣ điều chỉnh tăng vốn với số vốn đăng ký tăng thêm là 383,41 triệu USD. Tính chung, các dự án cấp mới và điều chỉnh tăng vốn, Thành phố đã tiếp nhận 3,26 tỷ USD vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, tăng 56,6% so cùng kỳ năm 2013. Vốn FDI thực hiện trên địa bàn năm 2014 khoảng 2,5 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2013 [47].

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Thành phố Hồ Chí Minh, Để đạt đƣợc những thành tựu trên, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp nhƣ sau:

- Hoàn thành quy hoạch về đất đai, hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch, đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu. Thực hiện thống nhất các quy định mới của Luật Đầu tƣ trong công tác quy hoạch, đảm bảo việc xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực phù hợp với các cam kết quốc tế. Tăng cƣờng quản lý sau cấp phép.

- Ban hành các văn bản hƣớng dẫn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và doanh nghiệp về lộ trình cam kết mở cửa đầu tƣ nƣớc ngoài là cơ sở xem xét, cấp phép đầu tƣ. Nghiên cứu, ban hành các giải pháp cụ thể để thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài cho các lĩnh vực ƣu tiên nhƣ giáo dục đào tạo, y tế, quy hoạch đô thị; ban hành văn bản hƣớng dẫn nhằm tăng cƣờng công tác phối hợp đồng bộ các chính sách đất đai - đầu tƣ - tài chính - tín dụng để khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài. Nghiên cứu đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tƣ đối với các tập đoàn đa quốc gia cũng nhƣ có chính sách riêng đối với từng tập đoàn.

Theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tƣ và doanh nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý các vƣớng mắc phát sinh.

- Nghiên cứu, bổ sung chính sách khuyến khích đầu tƣ, đổi mới công tác xúc tiến đầu tƣ. Ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan xúc tiến đầu tƣ, thƣơng mại, du lịch tại Thành phố. Chủ động tiếp cận và hỗ trợ các nhà đầu tƣ tiềm năng có nhu cầu đầu tƣ vào Thành phố.

- Ƣu tiên, tạo thuận lợi thu hút vốn đầu tƣ trong lĩnh vực hạ tầng song hành với phát triển nhanh cơ sở hạ tầng. Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tƣ phát triển hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách, ƣu tiên các dự án cấp – thoát nƣớc, vệ sinh môi trƣờng, đƣờng cao tốc, đƣờng vành đai và đƣờng sắt nội đô.

- Đầu tƣ, nâng cấp hệ thống các trƣờng đào tạo nghề hiện có, phát triển các trƣờng dạy nghề mới. Nghiên cứu, điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Kiến nghị cải cách hành chính sách về lao động, tiền lƣơng phù hợp trong tình hình mới.

- Đơn giản và công khai hóa các quy trình, thủ tục hành chính đối với đầu tƣ nƣớc ngoài. Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, ngăn chặn sự tùy tiện, nhũng nhiễu do các văn bản luật còn nhiều bất cập. Triển khai thực hiện tốt Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng…Tăng cƣờng cơ chế phối hợp quản lý đầu tƣ nƣớc ngoài giữa Trung ƣơng và địa phƣơng và giữa các bộ, sở, ngành, UBND các quận, huyện có liên quan.

1.3.2.2 Kinh nghiệm của Tỉnh Bình Dương

Bình Dƣơng, một tỉnh miền Đông Nam bộ không có cảng, không có sân bay, không có cửa khẩu, lại không phải là một tỉnh trung tâm của đất nƣớc, đã trở thành địa phƣơng dẫn đầu cả nƣớc trong lĩnh vực thu hút vốn FDI. Trƣớc năm 1995, thu hút FDI của Bình Dƣơng không đáng kể, chỉ có

382 triệu USD. Giai đoạn 1996-2006, thu hút vốn đầu tƣ tại Bình Dƣơng tăng vọt lên 1,6 tỷ USD. Tính đến hết năm 2010 Bình Dƣơng thu hút đƣợc 1.966 dự án, với số vốn 13,5 tỷ USD và lũy kế đến 16/9/2014, toàn tỉnh đã có 2.344 dự án đầu tƣ FDI với tổng số vốn đầu tƣ là 20,204 tỷ đô la Mỹ [48]. Theo ông Lê Thanh Cung, chủ tịch UBND tỉnh Bình Dƣơng, trong năm 2014, lƣợng FDI đầu tƣ vào địa phƣơng dự kiến đạt khoảng 1,6 - 1,7 tỷ đô la Mỹ [52].

Tỉnh Bình Dƣơng là một điển hình về sự phát triển không dựa vào những lợi thế “tĩnh” nêu trên mà Bình Dƣơng đã sáng tạo xây dựng cho mình những lợi thế “động” rất riêng và rất phù hợp với tiến trình phát triển và hội nhập của địa phƣơng.

Nổi bật trong quá trình xây dựng và hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ đó chính là việc Bình Dƣơng đã “trải chiếu hoa; trải thảm đỏ” mời gọi đầu tƣ, đón rƣớc nhân tài. Chính quyền tỉnh Bình Dƣơng đã có thái độ thực sự trọng thị trong chính sách thu hút đầu tƣ, khát khao mời gọi các nhà đầu tƣ, đặc biệt là đối với các nhà ĐTNN. Nhờ có sự nhất trí đồng lòng từ trên xuống dƣới nên rất nhiều các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc kéo về đồng tâm hiệp lực với Bình Dƣơng. Lãnh đạo tỉnh hàng tháng đều có chƣơng trình cùng với cán bộ đầu ngành của tỉnh xuống doanh nghiệp để tìm hiểu tâm tƣ, nguyện vọng của các nhà đầu tƣ, giải quyết những thắc mắc, tháo gỡ những khó khăn cho hoạt động đầu tƣ của các nhà đầu tƣ. Thái độ tích cực và trọng thị đó đã tạo niềm tin tƣởng của các nhà đầu tƣ đối với chính quyền.

Việc từng bƣớc cải thiện cơ sở hạ tầng cũng là một bài học đáng đƣợc quan tâm của tỉnh. Là một tỉnh nhỏ, năng lực tài chính có hạn nên Bình Dƣơng chủ trƣơng “ăn chắc, mặc bền”, không dùng ngân sách nhà nƣớc hay huy động vốn ngân hàng để làm cơ sở hạ tầng khu công nghiệp. Trọng trách huy động vốn đƣợc giao cho chủ đầu tƣ hạ tầng các khu công nghiệp và phối

Một phần của tài liệu Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thành phố Hà Nội (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)