Thực trạng chính sách thu hút FDIcủa Thành phố Hà Nội giai đoạn 2001-

Một phần của tài liệu Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thành phố Hà Nội (Trang 47)

5. Cấu trúc luận văn

3.2 Thực trạng chính sách thu hút FDIcủa Thành phố Hà Nội giai đoạn 2001-

2001-2013

3.2.1 Khái quát tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2001-2014.

3.2.1.1 Tình hình thu hút FDI ở Hà Nội

a. Tình hình thu hút FDI theo quy mô và số dự án:

Theo số liệu thống kê của Bộ KH&ĐT, trong 10 tháng đầu năm 2014, Việt Nam thu hút 13,7 tỷ USD vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI), giảm 29,8% so cùng kỳ 2013. Trong đó: Vốn đăng ký cấp mới: có 1.306 dự án mới đƣợc cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 9,95 tỷ USD, giảm 23,9% so với cùng kỳ năm 2013. Vốn tăng thêm: có 469 lƣợt dự án đăng ký tăng vốn đầu tƣ với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 3,74 tỷ USD, giảm 39,1% so với cùng kỳ 2013. Nhƣ vậy, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đã giảm mạnh đầu tƣ vào thị trƣờng Việt Nam trong suốt 10 tháng năm 2014. Trong khi đó đầu tƣ nƣớc

ngoài 10 tháng năm 2014 vào Hà Nội tiếp tục có xu hƣớng tăng đạt 954,26 triệu USD tăng 26,28% so với cùng kỳ năm 2013 đạt 755,65% [66].

Trong giai đoạn từ 2001 đến 2014 Hà Nội thu hút đƣợc 2.747 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài với số vốn đăng ký đạt 17.472 triệu USD với vốn thực hiện đạt 9.006 triệu USD (Bảng 3.1).

Năm 2014 Hà Nội đã thu hút đƣợc 313 dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài với tổng số vốn đăng ký 651,2 triệu USD. Cũng trong năm 2014, có 105 dự án FDI điều chỉnh tăng vốn, với giá trị vốn tăng là 746 triệu USD, số vốn đầu tƣ thực hiện ƣớc đạt 1.017 triệu USD [59].

Bảng 3.1: Tình hình thu hút vốn FDI vào Hà Nội, giai đoạn 2001 - 2014

(ĐVT: dự án, triệu USD) Năm Số dự án đƣợc cấp phép mới Tổng số vốn đầu tƣ đăng ký Tổng số vốn đầu tƣ thực hiện (triệu USD)

2001 44 200 85 2002 60 362 175 2003 66 162 200 2004 74 293 270 2005 110 1.585 350 2006 148 1.106 350 2007 309 2.540 550 2008 269 5.091 1.456 2009 287 521,7 869 2010 310 854,5 860,3 2011 285 1.414 926 2012 211 899 900 2013 261 1074 998 2014 313 1.397 1.017 Tổng cộng 2.747 17.472 9.006

Từ bảng 3.1 ta thấy, trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2014 trung bình thu hút vốn đăng ký khoảng 1,25 tỷ USD/1 năm và đỉnh cao năm 2008 thu hút vốn đăng ký đạt hơn 5 tỷ USD (chiếm hơn 28.6% của cả giai đoạn).

Giai đoạn 2001-2014, tổng vốn đầu tƣ thực hiện trung bình đạt 643,28 triệu USD/năm. Trong đó, năm 2008 là năm có số vốn FDI giải ngân cao nhất (đạt 1.456 triệu USD, chiếm 16,16% tổng vốn thực hiện của cả giai đoạn) do một loạt các dự án lớn đƣợc đẩy mạnh triển khai nhƣ: Dự án mạng viễn thông di động toàn cầu GTEL, Tổ hợp Khách sạn – Văn phòng – Căn hộ Keangnam Landmark Tower, Hanoi Grand Plaza, …

b. Tình hình thu hút FDI theo đối tác đầu tƣ

Cũng nhƣ Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dƣơng và một số tỉnh thành khác, đối tác đầu tƣ vào Hà Nội chủ yếu là từ châu Á, nhiều nhất là Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore…các nƣớc thuộc Liên minh Châu Âu, Châu Mỹ vẫn còn rất hạn chế.

Theo con số thống kê tính đến tháng 2 /2015, trên địa bàn Thủ đô đã có 67 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đầu tƣ với 3087 dự án có tổng vốn đầu tƣ đăng ký lũy kế đạt 23,85 tỷ USD. Hàn Quốc là quốc gia dẫn đầu với 885 dự án và 5,31 tỷ USD vốn đăng ký ( chiếm 28,67% về số dự án và 22,26% về vốn); Nhật Bản đứng thứ hai với 636 dự án và 4,08 tỷ USD vốn đăng ký (chiếm khoảng 17,1% tổng vốn). Singapore là nƣớc đứng thứ ba với 226 dự án và 4,17 tỷ USD vốn đăng ký, Trung Quốc là nƣớc đứng thứ tƣ với 216 dự án và 3,17 tỷ USD vốn đăng ký, tiếp theo là các quốc gia nhƣ Đài Loan 122 dự án, Hồng Kông 111 dự án, Pháp 88 dự án, Mỹ 85 dự án và Malaysia 83 dự án (Bảng 3.2).

Bảng 3.2: Tình hình thu hút FDI theo đối tác đầu tƣ trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 1988 – tháng 2/2015

TT Đối tác Số dự án Tổng vốn đầu tƣ (tỷ USD) 1 Hàn Quốc 885 5,31 2 Nhật Bản 636 4,08 3 Singapore 226 4,17 4 Trung Quốc 216 3,17 5 Đài Loan 122 3,6 6 Hồng Kông 111 0,96 7 Pháp 88 0,38 8 Mỹ 85 0,22 9 Malaysia 83 2,68

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT.

Qua số liệu trên cho thấy quốc gia đầu tƣ nhiều nhất vào Hà Nội cả về số dự án và vốn đầu tƣ đăng ký là Hàn Quốc. Nhƣ vậy, các đối tác đầu tƣ trực tiếp vào thành phố Hà Nội chủ yếu vẫn là các quốc gia thuộc khu vực Châu Á vì nhờ có các điều kiện thuận lợi mang tính quốc gia về: khoảng cách địa lý; sự tƣơng đồng về văn hóa.

c. Tình hình thu hút FDI theo lĩnh vực đầu tƣ:

Từ bảng 3.3 cho thấy sau 25 năm Hà Nội thu hút đƣợc 23,85 tỷ USD vào 18 ngành. Lĩnh vực thu hút FDI nhiều nhất là bán buôn , bán lẻ; sửa chữa với 369 dự án tƣơng ứng số vốn đăng ký là 8,2 tỷ USD chiếm 34.3%. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản gồm có 92 dự án với số vốn 8 tỷ USD chiếm

33,5%. Tiếp theo là các ngành Công nghiệp chế biến,chế tạo, Hoạt động chuyên môn, Khoa học công nghệ, Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.

Bảng 3.3: Tình hình thu hút FDI theo lĩnh vực đầu tƣ trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 1988 – tháng 2/2015

TT Chuyên ngành Số dự án Tổng vốn đầu tƣ (USD) Vốn điều lệ (USD)

1 Kinh doanh bất động sản 92 7.936.982.553 1.734.116.502

2 Công nghiệp chế

biến,chế tạo 695 6.183.285.103 1.900.340.872 3 Xây dựng 522 2.014.997.454 1.304.522.537

4 Thông tin và truyền

thông 320 1.686.168.105 826.900.206 5 Dịch vụ lƣu trú và ăn uống 121 1.653.906.677 587.981.469 6 Cấp nƣớc;xử lý chất thải 13 1.181.855.770 267.599.990 7 Bán buôn,bán lẻ; sửa chữa 369 819.901.142 498.767.827

8 Hoạt động chuyên môn,

Khoa học công nghệ 603 481.230.964 246.618.982 9 Tài chính,ngân hàng,bảo

hiểm 35 434.382.070 388.462.070

10 Y tế và trợ giúp xã hội 20 400.640.767 137.583.622

11 Giáo dục và đào tạo 70 322.656.997 78.066.783

12 Vận tải kho bãi 68 250.136.142 87.733.712

13 Nghệ thuật và giải trí 23 203.558.587 90.432.765 14 Nông,lâm nghiệp;thủy sản 20 107.351.748 58.053.679 15 Hành chính và dịch vụ hỗ trợ 41 70.386.443 24.810.963 16 Dịch vụ khác 53 66.068.674 29.589.203 17 Khai khoáng 3 28.800.000 28.530.000 18 Sản xuất,phân phối điện,khí,nƣớc,điều hòa 19 8.655.641 5.015.641 Tổng cộng 3.087 23.850.964.837 8.295.126.823

d. Tình hình thu hút FDI theo hình thức đầu tƣ:

Bảng 3.4: Tình hình thu hút FDI theo hình thức đầu tƣ trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 1988 – tháng 2/2015

TT Hình thức đầu tƣ Số dự án Tổng vốn đầu tƣ (USD) Vốn điều lệ (USD) 1 100% vốn nƣớc ngoài 2.323 14.571.346.729 4.843.626.840 2 Liên doanh 680 7.980.798.648 2.611.237.451 3 Hợp đồng hợp tác KD 27 1.088.359.588 691.978.624 4 Công ty cổ phần 56 112.451.872 65.325.908 5 Công ty mẹ con 1 98.008.000 82.958.000 Tổng cộng 3.087 23.850.964.837 8.295.126.823

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT.

Số liệu trong bảng 3.4 cho thấy hình thức đầu tƣ 100% vốn nƣớc ngoài có 2323 dự án với số vốn đăng ký 14,6 tỷ USD chiếm 61% tổng nguồn vốn đăng ký, tiếp theo là hình thức liên doanh với 680 dự án chiếm 33,5%, còn lại là theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh, công ty cổ phần và công ty mẹ con.

3.2.1.2 Những kết quả chủ yếu và những vấn đề đặt ra với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội

* Những kết quả chủ yếu đạt đƣợc:

Khu vực kinh tế có vốn FDI ngày càng phát triển và đã có những đóng góp quan trọng, từng bƣớc trở thành một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế Thủ đô, ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, là khu vực có tốc độ phát triển năng động nhất. Ngoài những tác động và đóng góp trực tiếp, FDI có vai trò

cầu nối giữa khu vực nội địa và nền kinh tế thế giới, còn có tác động thu hẹp khoảng cách phát triển về trình độ công nghệ, trình độ quản lý, trình độ tay nghề lao động giữa Việt Nam và quốc tế.

Kinh tế khu vực có vốn FDI với ƣu thế tiềm lực về vốn, công nghệ đã góp phần đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội thời gian qua của Thủ đô Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung; cụ thể:

Một là: Là kênh thu hút vốn quan trọng cho tổng đầu tƣ xã hội

Trong giai đoạn 2001-2014 nguồn vốn ĐTNN (thực hiện) tăng trƣởng và chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng đầu tƣ xã hội Hà Nội, với đỉnh điểm là năm 2007 đạt 18,7% tổng vốn đầu tƣ xã hô ̣i và đến năm 2011 đã có sƣ̣ tăng trƣởng trở lại đa ̣t khoảng 15% tổng vốn đầu tƣ toàn xã hô ̣i [29].

Nguồn vốn FDI đã có ảnh hƣởng nhiều đến tốc độ tăng trƣởng GDP giai đoạn 2001-2011 do trong giai đoạn này FDI chiếm một tỷ trọng đáng kể (khoảng 15%) trong tổng vốn đầu tƣ xã hội tại Hà Nội. Giai đoạn 2001-2011, với sự đóng góp quan trọng của khu vực kinh tế có vốn FDI, tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) Thành phố Hà Nội tăng bình quân 10%/năm, trong đó chỉ số phát triển tổng sản phẩm nội địa liên tục tăng trƣởng qua các năm: Năm 2009 đạt 7,37%, năm 2010 đạt 11,07% và năm 2011 đạt 10,14% (bảng 3.5).

Hai là: FDI góp phần thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô Nhờ tác động của FDI cùng các yếu tố khác, cơ cấu kinh tế Hà Nội theo GDP đã thay đổi từ công nghiệp-xây dựng 36,4%, thƣơng mại-dịch vụ 53,2%, nông lâm nghiệp, thuỷ sản 10,4% trong năm 2001 sang tƣơng ứng 41,5%, 54%, và 4,5% trong năm 2014 [bảng 3.5; 55]

Ba là: FDI góp phần gia tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nƣớc của Thành phố.

Một trong những kết quả quan trọng của hoạt động FDI đối với phát triển kinh tế-xã hội Thành phố là tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nƣớc

Thành phố thông qua các loại thuế. Trong những năm qua, các dự án FDI đã có sự đóng góp cho ngân sách Thành phố tăng dần đều qua các năm, năm sau cao hơn năm trƣớc, cụ thể: năm 2009 là 7.409 tỷ, năm 2010 là 10.962 tỷ, năm 2011 là 14.401 tỷ đồng [4, tr.218].

Bảng 3.5: Một số chỉ tiêu tăng trƣởng Kinh tế - Xã hội Hà Nội

Stt Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2011 2012 2013

1 Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá cố định 1994

Tỷ

đồng 66.175 73.478 81.175 87.719 94.81 2 Tổng sản phẩm

trên địa bàn theo giá hiện hành Tỷ đồng 206.505 243.210 291.750 326.470 373.000 - Dịch vụ 108.002 128.804 152.723 171.754 197.988 - Công nghiệp và xây dựng 85.700 102.761 121.704 136.301 155.018 - Nông, lâm nghiệp, thủy sản 12.803 14.322 17.323 18.415 19.994 3 Tăng tổng sản phẩm trên địa bàn % 7,37 11,04 10,13 8,1 8,08 - Dịch vụ 7,1 11,11 10,80 9,3 9,42 - Công nghiệp và xây dựng 8,9 11,72 10,21 7,7 7,57 - Nông, lâm nghiệp, thủy sản 0,1 6,44 4,29 0,4 2,46 4 GDP/ngƣời Triệu đồng 31,92 36,79 43,0 46,9 52,3 5 Thu NSNN trên địa bàn Tỷ đồng 85.448 108.301 121.919 131.407 117.500 6 Dân số trung bình Triệu

ngƣời 6 7 7 7 7

Bốn là: Thông qua FDI, Thành phố Hà Nội đã tiếp nhận công nghệ tiên tiến và thiết bị hiện đại vào phát triển sản xuất - kinh doanh.

Trình độ công nghệ, mức độ tiên tiến thiết bị của các doanh nghiệp có vốn FDI cao hơn hẳn so với các doanh nghiệp trong nƣớc, đặc biệt các công nghệ hiện đại, trong khi tỷ lệ công nghệ lạc hậu trong các doanh nghiệp Việt Nam nói chung vẫn chiếm ở mức khá cao khoảng 52% [29].

Thông qua các hoạt động hợp tác đầu tƣ với nƣớc ngoài của các dự án FDI, thời gian qua Hà Nội đã tiếp nhận đƣợc một số công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong nhiều ngành kinh tế quan trọng nhƣ viễn thông, điện tử, công nghiệp sản xuất phụ tùng và lắp ráp sản xuất ôtô, hóa chất, xây dựng quản lý khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế, y tế giáo dục chất lƣợng cao, sản xuất hàng tiêu dùng chế biến thực phẩm chất lƣợng cao ... Đặc biệt một số công nghệ viễn thông, sản xuất thiết bị điện tử, dịch vụ khách sạn đã vƣơn lên ở mức tiên tiến so các nƣớc phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Năm là: FDI thúc đẩy gia tăng kim ngạch và sản phẩm xuất khẩu của Thành phố Hà Nội

Về Xuất khẩu: Các doanh nghiệp FDI đã góp phần quyết định nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong một số lĩnh vực, góp phần đẩy nhanh tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu của Thành phố . Giá trị kim ngạch xuất khẩu khu vực có vốn FDI không ngừng tăng lên qua các năm, nếu nhƣ năm 2001 xuất khẩu chỉ đạt 185 triệu USD, chiếm tỷ trọng 13% trong tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn thì đến năm 2005 xuất khẩu đạt 910 triệu USD, chiếm tỷ trọng 31,9%. Năm 2010, lần đầu tiên khối doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu (43,3%). Năm 2011 đạt 4,06 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 39,4%. Năm 2014 đạt 5 360 triệu USD chiếm tỷ trọng (48,4%).

Về Nhập khẩu: Hoạt động nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI tại Hà Nội cũng có sự tăng trƣởng tƣơng đối đều đặn, tƣơng đƣơng với sự tăng trƣởng xuất khẩu, đạt tốc độ bình quân 36%/năm trong giai đoạn 2001-2013. Năm 2001, kim ngạch nhập khẩu của khối này đạt 286,195 triệu USD; năm 2007 khi kim ngạch xuất khẩu đạt mức bằng 10 lần xuất khẩu năm 2001 thì kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI cũng tăng lên mức bằng 10 lần kim ngạch nhập khẩu năm 2001. Năm 2009 và 2010 do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, kim ngạch nhập khẩu của khối FDI giảm, nhƣng đã tăng trở lại từ năm 2011 và đạt 5.169 triệu USD. Nhập khẩu của khối FDI cũng tăng dần tỷ trọng qua từng năm, nếu năm 2001 chỉ chiếm 7% thì năm 2014 đã chiếm tới 21,1% [29].

Sáu là: Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực FDI chiếm tỷ trọng cao trong giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp

Với lợi thế về thiết bị và kỹ thuật khá hiện đại, có thị trƣờng ổn định, lại đƣợc khuyến khích bằng các cơ chế, chính sách ngày càng thông thoáng, khối công nghiệp FDI có xu hƣớng tăng trƣởng nhanh so với các khối công nghiệp khác. Bắt đầu từ năm 2006, khối công nghiệp FDI vƣợt qua khối doanh nghiệp Nhà nƣớc và dân doanh trở thành khối doanh nghiệp dẫn đầu về giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp Hà Nội. Hết năm 2010, cơ cấu công nghiệp Hà Nội theo ba khối FDI-Dân doanh-Nhà nƣớc với tỷ trọng lần lƣợt là 43,6%-33,6%-22,8%. Trong tổng số 38 doanh nghiệp công nghiệp Hà Nội có quy mô doanh thu trên nghìn tỷ đồng thì đã có 15 doanh nghiệp FDI đạt quy mô này. Trong đó, các doanh nghiệp quy mô hàng chục nghìn tỷ đồng có thể kể đến gồm: Canon, Yamaha, Sam Sung…

Bảy là: FDI thúc đẩy thu hút lao động, đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, trình độ kỹ thuật tay nghề

Bảng 3.6: Cơ cấu lao động khu vực có vốn FDI phân theo các ngành kinh tế

Stt Tên lĩnh vực Số lao động (ngƣời)

2005 2008 2009 2010 2011

1 Nông nghiệp 142 137 135 137 137 2

Công nghiệp, xây

dựng 51.554 105.801 118.810 137.826 139.914 3 Dịch vụ lƣu trú và ăn uống 5.285 8.474 8.014 8.766 10.170 4 Ngành khác 19.840 24.906 23.546 46.273 46.781 Tổng 76.821 39.318 153.505 186.314 193.510

Nguồn: Quy hoạch phát triển nhân lực thành phố Hà Nội giai đoạn 2011- 2020.

Trong tổng số lao động tại khu vực ĐTNN thì lao động nữ có 139.239

Một phần của tài liệu Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thành phố Hà Nội (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)